Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1544

Công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ THỊ THU HÀ

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Bình Định – Năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ THỊ THU HÀ

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Chính trị học

Mã số: 8310201

Người hướng dẫn: TS. Lê Xuân Hoa

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân

tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố

trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Bình Định, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hà

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận

được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo, cơ quan,

gia đình và bạn bè. Để tri ân sâu sắc tình cảm quý báu trên, tác giả luận văn

xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn; Lãnh đạo

Phòng Đào tạo Sau Đại học; Ban Chủ nhiệm Khoa Lý luận chính trị, Luật và

Quản lý Nhà nước cùng các thầy cô giáo Khoa Lý luận chính trị, Luật và

Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi, tận

tình giúp đỡ, góp ý về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ công chức Ban

Dân Huyện ủy Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã hỗ trợ, tạo điều kiện cung cấp

số liệu, tài liệu để tác giả hoàn thành luận văn của mình.

Đặc biệt, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, Tiến

sĩ Lê Xuân Hoa đã tận tình theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình

tác giả thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè

đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế và những

lý do khách quan khác nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và có

thể còn tồn tại những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét. Tác giả rất

mong muốn nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn

được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hà

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận văn ................................. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 8

7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ

THỐNG CHÍNH TRỊ..................................................................................... 9

1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................ 9

1.1.1. Khái niệm dân vận và công tác dân vận ........................................... 9

1.1.2. Khái niệm hệ thống chính trị .......................................................... 27

1.2. Phương thức công tác dân vận của hệ thống chính trị............................. 30

1.2.1. Đối với tổ chức Đảng...................................................................... 30

1.2.2. Đối với chính quyền Nhà nước....................................................... 35

1.2.3. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.......... 37

1.3. Những nội dung cơ bản của công tác dân vận ......................................... 39

1.4.1. Vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị........................... 39

1.4.2. Chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân

chủ, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân.................................. 40

1.4.3. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc................................. 41

1.4.4. Công tác vận động quần chúng trong tôn giáo ............................... 42

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 45

iv

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH

ĐỊNH .............................................................................................................. 46

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dân vận của hệ thống chính trị địa bàn

huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định .................................................................. 46

2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 46

2.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 47

2.1.3. Đặc biệt văn hóa - xã hội ................................................................ 48

2.2. Tình hình thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn

huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện nay ................................................... 52

2.2.1. Khái quát về hệ thống làm công tác dân vận trên địa bàn huyện Tuy

Phước, tỉnh Bình Định .............................................................................. 52

2.2.2 Tình hình thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị trênđịa

bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện nay....................................... 55

2.2.3. Đánh giá chung về công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa

bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện nay....................................... 74

2.2.4. Vấn đề đặt ra đối với công tác dân vận của hệ thống chính trị trên

địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện nay................................. 80

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 81

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH

ĐỊNH TRONG THỜI GIAN ĐẾN .............................................................. 83

3.1. Phương hướng .......................................................................................... 83

3.1.1. Đối với cấp ủy Đảng ....................................................................... 83

3.1.2. Đối với chính quyền Nhà nước....................................................... 84

3.1.3. Đối với Mặt trận và các hội đoàn thể.............................................. 85

v

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận của

hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong thời

gian đến ........................................................................................................... 86

3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ,

đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về công tác dân vận trong thời gian

đến ............................................................................................................. 86

3.2.2. Nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm

chất đạo đức cho người cán bộlàm công tác dân vận................................ 87

3.2.3. Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước

và chính quyền các cấp ............................................................................. 91

3.2.4. Tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp dân vận cho phù

hợp với tình hình thực tế của huyện.......................................................... 94

3.2.5. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện các phong

trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội của huyện ......................................................................... 98

3.2.6. Cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp đối với người cán bộ

làm công tác dân vận để tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ

................................................................................................................. 100

Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 103

KẾT LUẬN .................................................................................................. 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 108

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

GCCN: Giai cấp công nhân

HĐND: Hội đồng nhân dân

MTTQ: Mặt trận Tổ quốc

QCDC: Quy chế dân chủ

UBND: Ủy ban nhân dân

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

TQVN: Tổ quốc Việt Nam

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn khẳng

định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp

thu truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại quy

luật lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta đó là: bất cứ

một công cuộc kiến thiết nào, bất cứ một cuộc chiến tranh nào, bất cứ một

triều đại nào trong lịch sử lâu dài của dân tộc ta cũng chỉ có thể gặt hái được

thành công khi có mục đích hợp lòng dân, xuất phát từ lợi ích chung của dân,

được dân ủng hộ; không hợp lòng dân, đi ngược lại lợi ích của dân, không

được dân ủng hộ thì đều thất bại. Trong bài “Dân vận”, Chủ tịch Hồ Chí Minh

viết “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để

sót một người dân nào, góp phần thành lực lượng toàn dân, để thực hiện

những công việc nên làm, những công việc không nên làm, những công việc

Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”, [13, tr.698] “Dân vận kém thì việc gì

cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [13, tr.700].

Từ nền tảng tư tưởng này, Đảng ta luôn xác định: Dân vận và công tác

dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách

mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và

củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Trong mỗi

giai đoạn lịch sử cách mạng, công tác dân vận có phương thức, nội dung khác

nhau nhưng đều nhằm mục tiêu vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực

tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối

đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa

Đảng với Nhân dân.

2

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Tuy

Phước, tỉnh Bình Định đã rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức

thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng về công tác dân vận. Chính

quyền các cấp đã chú trọng hơn đến công tác dân vận; nhiều chủ trương,

chính sách phát triển kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân được

quan tâm thực hiện. Sự phối hợp hoạt động công tác dân vận giữa chính

quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng

gắn bó, chặt chẽ hơn, mang lại những kết quả thiết thực. Hệ thống tổ chức

làm công tác dân vận được củng cố, kiện toàn; có sự đổi mới nội dung,

phương thức hoạt động; tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, chăm lo

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, góp phần

giải quyết những bức xúc của Nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.

Tuy nhiên, công tác dân vận của hệ thống chính trị huyện Tuy Phước,

tỉnh Bình Định hiện nay còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém đó là: Một số cấp

uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, quan tâm sâu sát đến công tác

dân vận; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân vận

chậm đổi mới. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân thực hiện

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một số việc hiệu

quả chưa cao. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết một số nghị

quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa

cao; thiếu nhạy bén trong việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của

nhân dân để phản ánh kịp thời và đề xuất giải pháp chỉ đạo giải quyết hiệu

quả. Trách nhiệm của chính quyền trong thực hiện công tác dân vận còn nhiều

mặt hạn chế; trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm một số cán bộ làm công

tác dân vận chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Phương

pháp vận động, tập hợp quần chúng chưa phù hợp với từng đối tượng. Mặt

3

khác, trước yêu cầu phát triển hiện nay của tỉnh, của huyện đang trong quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đặt ra nhiều vấn

đề bức thiết đòi hỏi công tác dân vận của hệ thống chính trị ở huyện Tuy

Phước, tỉnh Bình Định phải được nâng lên một tầm cao mới để đáp ứng

nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác dân vận của hệ

thống chính trị trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” làm luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận văn

Những năm gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công

tác dân vận của Đảng. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học được

thể hiện trong các đề tài khoa học, các sách, luận án, luận văn và các bài viết

đăng trên tạp chí của Ban Dân vận Trung ương. Nhiều công trình liên quan

trực tiếp đến đề tài. Tiêu biểu là:

a) Công trình nghiên cứu:

- Công trình “Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

công tác dân vận”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014 đã tập hợp

các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các

cấp,…Công trình đã phân tích sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật cơ sở lý luận,

thực tiễn và những kinh nghiệm của công tác dân vận trong thời gian qua ở

đất nước ta.

- Trong công trình “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của

Đảng trong thời kỳ mới” của tác giả Hà Thị Khiết, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2015. Công trình đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về dân vận, về

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đổi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!