Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LỮ CẨM NHUNG
CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN
CỦA CÁC ĐƢƠNG SỰ Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
XÉT XỬ SƠ THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍNH MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN
CỦA CÁC ĐƢƠNG SỰ Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
XÉT XỬ SƠ THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số 8380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thanh Hoa
Học viên: Lữ Cẩm Nhung
Lớp: Cao học luật, Kiên Giang Khóa 3
TP. HỒ CHÍNH MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Thanh Hoa.
Những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa
từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên
cứu của mình.
Học viên
Lữ Cẩm Nhung
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt
BLDS năm 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005
BLDS năm 2015 Bộ luật Dân sự năm 2015
BLTTDS năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung năm 2011)
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ
sung bởi Luật số 65/2011/QH12 ngày 29-3-2011 của
Quốc hội, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng dân sự
BLTTDS năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định của Phần thứ
hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ
thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi,
bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Tố tụng dân sự
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC
ĐƢƠNG SỰ Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Sự tự nguyện thỏa thuận của các đƣơng sự ................................................7
1.1.1. Xác định nội hàm của “sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự”........7
1.1.2. Thực tiễn xác định “sự tự nguỵện của các đương sự” và kiến nghị hoàn
thiện.....................................................................................................................9
1.2. Nội dung thỏa thuận của các đƣơng sự không vi phạm điều cấm của
luật, trái đạo đức xã hội......................................................................................12
1.2.1. Nội dung thỏa thuận của các đương sự không vi phạm điều cấm của luật
...........................................................................................................................12
1.2.2. Nội dung thỏa thuận của các đương sự không trái đạo đức xã hội........16
1.3. Công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự làm ảnh hƣởng tới quyền,
lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.....................................................................20
1.3.1. Xác định nội hàm “sự thỏa thuận của các đương sự làm ảnh hưởng tới
quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác”.................................................20
1.3.2. Thực tiễn xác định “sự thỏa thuận của các đương sự làm ảnh hưởng tới
quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác” và kiến nghị hoàn thiện .........20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................23
CHƢƠNG 2. THỦ TỤC CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC
ĐƢƠNG SỰ Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1. Lập biên bản hòa giải thành khi các đƣơng sự thỏa thuận về nội dung
giải quyết tranh chấp..........................................................................................25
2.1.1. Trình tự lập biên bản hòa giải thành ......................................................24
2.1.2. Bất cập khi áp dụng quy định lập biên bản hòa giải thành trong trường
hợp có đương sự vắng mặt và kiến nghị hoàn thiện .........................................25
2.2. Thủ tục ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng
sự...........................................................................................................................30
2.2.1. Điều kiện ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự .......................................................................................................................30
2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thời hạn ban hành Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và kiến nghị hoàn thiện ................31
2.3. Hiệu lực của Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự....33
2.3.1. Quy định pháp luật về hiệu lực của Quyết định công nhận sự thủa thuận
của các đương sự...............................................................................................33
2.3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền kháng nghị tái thẩm đối
với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và kiến nghị hoàn
thiện...................................................................................................................35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................40
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đương sự thỏa thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai
đoạn tố tụng luôn được Nhà nước khuyến khích. Bởi, khi các đương sự đã thỏa
thuận được với nhau, việc công nhận sẽ có ý nghĩa tiết kiệm thời gian, tài chính của
đương sự và của Nhà nước, giúp đương sự hàn gắn rạn nứt qua đó góp phần củng cố
khối đoàn kết toàn dân, tạo thuận lợi cho việc giải quyết vụ án dân sự và thi hành án
dân sự hiệu quả hơn.
Trên tinh thần đó, những quy định pháp luật tố tụng dân sự về công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự đã được quy định trong trong Bộ luật tố tụng dân sự
(BLTTDS) năm 2004 và sửa đổi, bổ sung năm 2011. Gần đây nhất, Quốc hội đã
thông qua Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nhiều thay đổi theo hướng công khai,
minh bạch, dân chủ, bảo đảm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết vụ việc dân
sự được nhanh chóng kịp thời. Trong đó, chế định hòa giải và công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự là cơ sở để Tòa án tiến hành hòa giải đồng thời góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên cơ sở tôn trọng
quyền tự định đoạt của các đương sự.
Trong bối cảnh hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và những quy
định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự đặc biệt là
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đã bộc lộ những hạn chế bất cập trong quy định
pháp luật như:
Thứ nhất, sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử hiện nay còn nhiều bất cập hạn chế và có nhiều quan điểm khác nhau trong
quá trình giải quyết vụ án cụ thể trường hợp biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn
và hòa giải thành và biên bản hòa giải hiện nay một số ý kiến cho rằng cần phải gửi
cho đương sự vắng mặt một số ý kiến khác lại không. Do đó, không thống nhất
trong quá trình áp dụng pháp luật
Thứ hai, bất cập của luật về nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của
luật, trái đạo đức xã hội và thực trạng hiện nay có những vụ án Tòa án vẫn tiến hành
hòa giải và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi nội dung thỏa thuận vi
phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.