Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm quy định về hình thức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ụ
Ƣ Ọ Ồ
HỒ THỊ HẢI
CÔNG NH N HIỆU LỰC CỦA HỢ ỒNG
CHUYỂ ƢỢNG QUYỀN SỬ DỤ ẤT
VI PH Q Y ỊNH VỀ HÌNH THỨC
LU Ă SĨ
CHUYÊN NGÀNH LU T DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ Ă 2018
Ụ
Ƣ Ọ Ồ
CÔNG NH N HIỆU LỰC CỦA HỢ ỒNG
CHUYỂ ƢỢNG QUYỀN SỬ DỤ ẤT
VI PH Q Y ỊNH VỀ HÌNH THỨC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Minh Hùng
Học viên: Hồ Thị Hải
Khóa: 4 – Khánh Hòa
TP. HỒ , Ă 2018
L I A A
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn “Công nhận hiệu lực của hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm quy định về hình thức” là kết
quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS. Lê Minh Hùng. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong
luận văn đã được nêu rõ trong phần trích dẫn tài liệu tham khảo; các bản án, thông
tin được nêu trong luận văn là trung thực và hoàn toàn chính xác, đúng sự thật.
gƣời cam đoan
Hồ Thị Hải
A Ụ Ữ Ế Ắ
1 Bộ luật Dân sự BLDS
2 Giấy chứng nhận GCN
3 Giao dịch dân sự GDDS
4 Hợp đồng chuyển nhượng HĐCN
5 Hội đồng thẩm phán HĐTP
6 Luật Đất đai LĐĐ
7
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Nghị định
181/2004/NĐ-CP
8
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
năm 2013.
Nghị định
43/2014/NĐ-CP
9
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị
định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Nghị định
01/2017/NĐ-CP
10
Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015
của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng
thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và
chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Nghị định
23/2015/NĐ-CP
13 Quyền sử dụng đất QSDĐ
14 Tòa án nhân dân TAND
MỤC LỤC
L Ó ẦU ...........................................................................................................1
ƢƠ 1. ỀU KIỆN CÔNG NH N HIỆU LỰC CỦA HỢ ỒNG
CHUYỂ ƢỢNG QUYỀN SỬ DỤ ẤT VI PH M HÌNH THỨC.........8
1.1. iều kiện công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử
dụng đất vi phạm hình thức khi đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ....................8
1.1.1. Điều kiện về hình thức để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi
phạm hình thức được công nhận hiệu lực ..............................................................8
1.1.2. Điều kiện một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất là hai phần ba nghĩa vụ
trong hợp đồng......................................................................................................15
1.2. iều kiện công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử
dụng đất vi phạm hình thức khi đã hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do vi phạm hình thức .....................................................................22
1.2.1. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất vi phạm hình thức vô hiệu ......................................................22
1.2.2. Những điều kiện cụ thể để công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất vi phạm hình thức trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện ...24
ƢƠ 2. H U QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CÔNG NH N HIỆU LỰC
CỦA HỢ ỒNG CHUYỂ ƢỢNG QUYỀN SỬ DỤ ẤT VI PH M
HÌNH THỨC ...........................................................................................................31
2.1. Xác nhận giá trị pháp lý của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất
vi phạm hình thức .................................................................................................31
2.1.1. Xác nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm hình thức
có hiệu lực pháp luật ............................................................................................31
2.1.2. Không xem xét hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu dù vi
phạm hình thức .....................................................................................................34
2.2. Thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử
dụng đất vi phạm quy định về hình thức khi đã đƣợc công nhận hiệu lực .......37
2.2.1. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán ...................................................................38
2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ giao tài sản .................................................................39
2.2.3. Thực hiện nghĩa vụ giao giấy tờ về quyền sử dụng đất và hoàn tất thủ tục
đăng ký chuyển quyền sử dụng đất.......................................................................40
KẾT LU N..............................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
L Ó ẦU
1. Lý do chọn đề tài
BLDS năm 2015 đã đạt mục tiêu xây dựng BLDS thực sự trở thành luật
chung của hệ thống pháp luật tư và tạo được cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận,
bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của các bên, nhất là
bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ pháp luật dân sự, hạn chế tối đa sự can
thiệp của cơ quan Nhà nước vào các quan hệ pháp luật dân sự trên cơ sở nguyên tắc
bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật dân sự.
Trên tinh thần ghi nhận, công nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng của bên thiện
chí trong quan hệ pháp luật dân sự và trên cơ sở tôn trọng thực tế thực hiện giao dịch,
chí đích thực của chủ thể trong giao dịch, bảo đảm sự ổn định của GDDS, các quan
hệ liên quan, BLDS năm 2015 quy định GDDS vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình
thức thì vô hiệu, trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch, các bên có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của
GDDS vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức. Bên cạnh đó, theo quy định của
BLDS năm 2015, GDDS vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức sẽ được công
nhận hiệu lực, nếu hết thời hạn 02 năm kể từ ngày xác lập giao dịch mà không có yêu
cầu tuyên bố GDDS vô hiệu. Những quy định trên đã khắc phục các hạn chế của các
BLDS trước đây trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người ngay tình khi tham gia
GDDS vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức. Tuy nhiên, các quy định trên có
một số vướng mắc khi triển khai áp dụng do BLDS năm 2015 không quy định rõ
phương pháp định lượng hai phần ba nghĩa vụ mà một bên hoặc các bên đã thực hiện
trong GDDS vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức, cũng như không có cơ chế
pháp l để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia GDDS khi GDDS vi phạm
điều kiện có hiệu lực về hình thức được công nhận do hết thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố GDDS vô hiệu do vi phạm hình thức và không có tranh chấp tại Tòa án.
Đối với các hợp đồng chuyển QSDĐ, trong đó có HĐCN QSDĐ, BLDS năm
2015 xem là một hợp đồng thông dụng trong giao lưu dân sự. Cũng như các GDDS
nói chung, việc công nhận hợp đồng chuyển QSDĐ trong đó có HĐCN QSDĐ vi
phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức theo quy định của BLDS năm 2015 gặp một
số khó khăn, vướng mắc. Hiện nay, vẫn còn nhiều trường hợp HĐCN QSDĐ vi phạm
điều kiện có hiệu lực về hình thức trong quan hệ pháp luật chuyển nhượng QSDĐ.
2
Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tập quán, thói quen, trình độ pháp luật
của người tham gia quan hệ chuyển nhượng QSDĐ. Từ đó, dẫn đến các tranh chấp
HĐCN QSDĐ vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức tại Tòa án ngày càng đa
dạng và phức tạp. Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp GDDS, trong đó có giao
dịch chuyển nhượng QSDĐ vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức theo quy định
của BLDS năm 2015 là những vấn đề mới, chưa có văn bản hướng dẫn để áp dụng
thống nhất. Từ đó, việc giải quyết tranh chấp của Tòa án các cấp còn gặp nhiều lúng
túng và không thống nhất giữa các cấp Tòa án, giữa các Tòa án cùng cấp ở các địa
phương khác nhau. Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Công nhận
hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm quy định về hình
thức” để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài “Công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất vi phạm quy định về hình thức” là một đề tài mới trong thực tiễn, chưa được
các nhà khoa học pháp lý nghiên cứu một cách khái quát và có hệ thống. Tuy nhiên,
cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, trong đó, nổi bật là
những giáo trình đại học, bài báo trên các tạp chí khoa học pháp lý, sách chuyên
khảo bình luận khoa học và các luận văn, luận án:
- Nhóm giáo trình đại học:
Giáo trình của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Những quy định
chung về Luật Dân sự (Tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam; trong giáo trình này, tác giả của luận văn tham khảo phân tích
quy định về GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức và thời hiệu yêu
cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
- Nhóm sách chuyên khảo bình luận khoa học:
Sách chuyên khảo do tác giả Đỗ Văn Đại làm chủ biên (2012), Giao dịch và
giải quyết tranh chấp giao dịch về QSDĐ, Nxb. Lao Động; Sách là tập hợp các bài
viết của nhiều tác giả về các nội dung có liên quan đến các giao dịch và giải quyết
tranh chấp giao dịch về QSDĐ. Trong đó, tác giả của luận văn tham khảo bài viết của
tác giả Sỹ Hồng Nam “Hình thức của HĐCN QSDĐ và việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên trong hợp đồng”, trong bài viết này, tác giả Sỹ Hồng Nam phân
tích quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức của HĐCN QSDĐ và hiệu lực của
HĐCN QSDĐ vi phạm hình thức theo quy định của BLDS năm 2005, tác giả của
3
luận văn tham khảo phân tích về tính khả thi của quy định công nhận hiệu lực của
HĐCN QSDĐ vi phạm hình thức theo quy định tại Điều 134 BLDS năm 2005.
Sách chuyên khảo do tác giả Đỗ Văn Đại làm chủ biên (2016), Bình luận
khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam; trong sách này, tác giả Đỗ Văn Đại trình bày những điểm mới của BLDS
năm 2015 so với các BLDS trước đây, so sánh, đối chiếu giữa các quy định, tổng
hợp quá trình phát triển của các quy định để đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các
quy định có sự thay đổi. Tác giả của luận văn tham khảo phân tích của tác giả Đỗ
Văn Đại về các trường hợp áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015, phân tích về tính
hiệu quả, khả thi của quy định về hiệu lực của GDDS vi phạm điều kiện bắt buộc có
hiệu lực về hình thức theo quy định của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005
và phân tích về việc thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ.
Sách chuyên khảo của tác giả Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam,
tập 2, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; trong sách này, tác giả Đỗ Văn Đại
phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hợp đồng dân
sự, bình luận các bản án do các cấp Tòa án xét xử trong lĩnh vực tranh chấp hợp
đồng dân sự và đối chiếu, so sánh với những quy định tương ứng của các nước trên
thế giới, quan điểm của tác giả đối với từng nội dung cụ thể. Tác giả của luận văn
tham khảo phân tích của tác giả về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa
án tuyên bố GDDS vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức.
Sách chuyên khảo của tác giả Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng,
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; trong sách này, tác giả Lê Minh Hùng
trình bày những lý luận chung về hiệu lực của hợp đồng bao gồm điều kiện có hiệu
lực, thời điểm có hiệu lực và hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, hiệu lực hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi. Tác giả của luận văn tham khảo phân tích khái niệm pháp lý
“hiệu lực hợp đồng” và phân tích về pháp luật nước ngoài khi xử lý giao dịch vi
phạm hình thức nhưng đã thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ.
Sách chuyên khảo do tác giả Lê Minh Hùng làm chủ biên (2015), Hình thức
của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; trong sách này, tác giả Lê
Minh Hùng trình bày những lý luận chung về hình thức của hợp đồng và những bất
cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng theo quy
định của BLDS năm 2005. Tác giả của luận văn tham khảo phân tích về vai trò của
hình thức hợp đồng đối với hiệu lực của hợp đồng; mối quan hệ giữa hình thức của
4
hợp đồng với hiệu lực pháp lý của hợp đồng; thời điểm xác định hết thời hiệu khởi
kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Sách chuyên khảo do tác giả Nguyễn Minh Tuấn làm chủ biên (2016), Bình
luận khoa học BLDS năm 2015, Nxb. Tư pháp; trong sách này, các tác giả đã bình
luận từng điều luật của BLDS năm 2015. Tác giả của luận văn tham khảo phân tích
về việc một bên hoặc các bên thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ khi GDDS vi
phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức.
- Nhóm các bài báo trên các tạp chí khoa học pháp lý:
Bài viết của tác giả Nguyễn Hải An (2018), “Nhận diện tập quán để áp dụng
trong công tác xét xử vụ việc hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 12; trong bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu các tập quán của
các cộng đồng người Việt, tác giả Nguyễn Hải An phân tích các cơ sở và nguyên tắc
để vận dụng các tập quán trong công tác xét xử vụ việc hôn nhân, gia đình và dân
sự. Tác giả của luận văn tham khảo phân tích về áp dụng tập quán trong quan hệ
hợp đồng dân sự và thực tế GDDS vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức trong
các cộng đồng người Việt, trong đó có HĐCN QSDĐ.
Bài viết của tác giả Bùi Đức Giang (2016), “Hình thức của hợp đồng – Nhiều
quy định chưa khả thi”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online; trong bài viết này, tác giả
Bùi Đức Giang tập trung phân tích những hạn chế trong quy định về hiệu lực của
GDDS vi phạm hình thức. Tác giả của luận văn tham khảo phương pháp xác định
một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch vi phạm
quy định hình thức.
Bài viết của nhóm tác giả Dương Anh Sơn và Lê Minh Hùng (2010), “Hình
thức bằng văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 18; trong bài viết này, nhóm các tác giả trình bày
vai trò, nghĩa của hình thức hợp đồng và mối liên hệ giữa hình thức hợp đồng
bằng văn bản có công chứng, chứng thực với hiệu lực của hợp đồng. Tác giả của
luận văn tham khảo đánh giá của nhóm các tác giả đối với vai trò của hình thức hợp
đồng và những hạn chế khi quá coi trọng hình thức của hợp đồng.
- Nhóm các luận văn, luận án:
Có một số luận văn, luận án nghiên cứu về HĐCN QSDĐ như: tác giả Nguyễn
Huy Cẩn (2014) với đề tài: “Giải quyết tranh chấp HĐCN QSDĐ theo thủ tục tố tụng
5
dân sự”, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; tác giả
Nguyễn Văn Hiến (2017) với đề tài: “Chuyển nhượng QSDĐ theo pháp luật Việt
Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học
xã hội Việt Nam; tác giả Lê Minh Hùng (2010) với đề tài: “Hiệu lực của hợp đồng
theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh; tác giả Nguyễn Thùy Trang (2017) với đề tài: “HĐCN
QSDĐ ở theo pháp luật hiện hành của Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội. Các đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản
và thực trạng áp dụng pháp luật về HĐCN QSDĐ, trên cơ sở đó, đề xuất định hướng
hoàn thiện pháp luật, đảm bảo phù hợp giữa lý luận và thực tiễn về HĐCN QSDĐ.
Do nghiên cứu đề tài theo định hướng ứng dụng, nên các luận văn, luận án này chỉ có
tính chất tham khảo cho tác giả về thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐCN QSDĐ nói
chung mà không khai thác để trích dẫn vào luận văn của mình.
Các công trình nghiên cứu trong giáo trình đại học, bài báo trên các tạp chí
khoa học pháp lý, sách chuyên khảo bình luận khoa học và các luận văn, luận án
nêu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến đề tài luận văn của tác giả; đó
là những tài liệu quan trọng có nghĩa định hướng nghiên cứu cho đề tài luận văn
của tác giả. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nghiên cứu
một cách độc lập, chuyên sâu, đánh giá toàn diện từ các quy định của pháp luật đến
thực tiễn áp dụng về nội dung “Công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất vi phạm quy định về hình thức”.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ những vấn đề pháp l cơ bản của việc công nhận hiệu lực HĐCN
QSDĐ vi phạm quy định về hình thức.
Phân tích những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật khi công nhận hiệu
lực của HĐCN QSDĐ vi phạm quy định về hình thức và hậu quả pháp lý của việc
công nhận hiệu lực HĐCN QSDĐ vi phạm quy định về hình thức. Thông qua phân
tích thực tiễn áp dụng làm rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập của pháp luật về
công nhận hiệu lực của HĐCN QSDĐ vi phạm hình thức và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện cụ thể các quy định này.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6
- Giới hạn nghiên cứu pháp luật: Tác giả chỉ nghiên cứu về hậu quả pháp lý
của việc công nhận hiệu lực HĐCN QSDĐ vi phạm quy định về hình thức khi
HĐCN QSDĐ đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ và HĐCN QSDĐ đã hết
thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại BLDS năm
2015. Tác giả có nghiên cứu quy định này trong hệ thống pháp luật dân sự Việt
Nam trước giai đoạn BLDS năm 2015 có hiệu lực và một số BLDS các nước khác,
nhưng chỉ nhằm mục đích so sánh, đối chiếu.
- Giới hạn thực tiễn áp dụng pháp luật: Tác giả bình luận các vụ việc về
HĐCN QSDĐ được giao kết trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực, nhưng được
Tòa án giải quyết sau ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và Tòa án đã áp dụng quy
định tại khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 để xác định HĐCN QSDĐ tuy đã được
xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực nhưng được áp dụng điều khoản
chuyển tiếp theo quy định tại BLDS năm 2015. Ngoài ra, tác giả có sử dụng một số
bản án tranh chấp HĐCN QSDĐ vi phạm hình thức được Tòa án giải quyết theo
quy định của BLDS năm 2005 khi phân tích vấn đề công nhận hiệu lực của HĐCN
QSDĐ vi phạm hình thức do hết thời hiệu khởi kiện.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận án.
- Phương pháp so sánh, tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh quy định
về hình thức của GDDS, điều kiện có hiệu lực của GDDS, GDDS vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức, thời hiệu yêu cầu tuyên bố GDDS vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức, khái niệm HĐCN QSDĐ, nghĩa vụ của các bên trong
HĐCN QSDĐ tại Pháp lệnh HĐDS và các BLDS năm 1995, năm 2005, năm 2015;
các LĐĐ năm 1993, năm 2003, năm 2013 và một số BLDS các nước khác.
- Phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến trong từng đối tượng nghiên
cứu khoa học pháp l , để lý giải, phân tích, đánh giá nội dung của các quy phạm
pháp luật đang được sử dụng, để hệ thống đối tượng nghiên cứu một cách khoa học
và hợp l ; đồng thời, để đưa ra bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp là dựa trên phương pháp phân tích để đánh giá một
cách khái quát những vấn đề nghiên cứu; từ đó đề xuất được các giải pháp hoàn
thiện pháp luật và đưa ra được kết luận vấn đề đã nghiên cứu.
7
- Phương pháp bình luận án là dựa trên các vụ việc thực tiễn được Tòa án
giải quyết trên cơ sở áp dụng các quy định pháp luật để tìm ra những bất cập trong
quy định của pháp luật, tìm ra những hạn chế trong áp dụng pháp luật của Tòa án;
từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
5. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đi sâu phân tích những bất
cập, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án để đưa ra những kiến nghị
về các giải pháp áp dụng pháp luật cho Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp
HĐCN QSDĐ vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức, giải quyết hậu quả pháp
lý khi công nhận hiệu lực của HĐCN QSDĐ vi phạm quy định về hình thức. Đề tài
có giá trị tham khảo trong quá trình thực thi pháp luật tại Tòa án các cấp, đồng thời,
góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về đề tài này trong thời gian tới.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục
đề tài của luận văn gồm hai chương:
hƣơng 1: Điều kiện công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất vi phạm hình thức.
hƣơng 2: Hậu quả pháp lý của việc công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất vi phạm hình thức.