Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công nghệ và doanh nhân ở Thung lũng Silicon pps
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
474.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1600

Công nghệ và doanh nhân ở Thung lũng Silicon pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

138 Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

Công nghệ và doanh nhân ở Thung lũng Silicon

Christophe Lécuyer

Các công ti Thung lũng Silicon đã phát triển và thương mại hóa một số công nghệ điện

và y sinh quan trọng nhất trong nửa sau của thế kỉ 20. Khi làm như thế, họ đã chuyển hóa một

vùng chủ yếu là nông nghiệp ở nam bán đảo San Francisco thành một phức hợp công nghệ cao

chủ chốt nằm ở trung tâm của cuộc cách mạng thông tin và công nghệ sinh học. Năm 2000, các

công ti công nghệ cao ở Thung lũng Silicon sử dụng hơn nửa triệu kĩ sư, nhà khoa học, nhà quản

lí và nhà điều hành trong lĩnh vực công nghiệp, từ linh kiện điện tử cho đến máy vi tính. Tình

hình này trái ngược hẳn với những ngày khởi đầu khiêm tốn của Thung lũng khi các công ti vô

tuyến ở bán đảo San Francisco sử dụng vài trăm kĩ sư và công nhân và hoạt động núp bóng

những công ti Viễn Đông lớn như RCA, General Electric, và Westinghouse. Sự lớn mạnh của

Thung lũng Silicon từ thập niên 1930 đến thập niên 1990 là một quá trình phức tạp và bất ngờ.

Nó được định hình bởi những làn sóng liên tiếp cách tân và đầu tư, sự xuất hiện của các kiểu tài

chính mới như nguồn vốn mạo hiểm, và nhu cầu quân sự và thương mại tăng dần đối với các sản

phẩm điện tử và y sinh.

Mạch tích hợp phẳng đầu tiên, năm 1960. Do Lionel Kattner và Isy Haas thiết kế và chế tạo,

dưới quyền chỉ đạo của Jay Last tại Fairchild Semiconductor

Sự phát triển của các loại ống và chất bán dẫn

Ban đầu, Thung lũng Silicon xuất hiện là một khu công nghiệp chuyên về linh kiện điện

tử, nhất là các ống lưới cấp điện, ống vi sóng và chất bán dẫn. Phân khu hệ thống điện tử của nó,

© hiepkhachquay | http://www.thuvienvatly.com 139

với các công ti như Hewlett-Packard, vẫn tương đối nhỏ bé mãi cho đến cuối thập niên 1960.

Nền công nghiệp ống cấp điện lưới đã được thiết lập bởi những người yêu thích điện tử trong

Cuộc khủng hoảng Lớn. Một phần là do vị thế hướng ra biển của nó, bắt đầu trong thập niên

1900 và 1910, khu vực Vịnh San Francisco là một trong những trung tâm nghiệp dư vô tuyến lớn

nhất ở nước Mĩ. Cộng đồng nhà đầu tư theo sở thích đầy sức sống của vùng bán đảo đã tạo ra các

chuyên gia ống cấp điện lưới và các ông chủ như Charles Litton, William Eitel, và Jack

McCullough. Những người này đã thập phòng thí nghiệm Eitel-McCullough (Eimac) và Litton

Engineering vào đầu và giữa thập niên 1930. Trong khi Litton Engineering sản suất thiết bị chế

tạo ống, thì Eimac chuyên sản suất ống truyền dùng cho những người nghiệp dư vô tuyến. Trong

Thế chiến thứ hai, Eimac và những tập đoàn ống địa phương khác đã cung cấp những ống này

với khối lượng lớn cho quân đội Mĩ khi họ cần cấp điện cho các bộ radar tần số cao và các bộ

truyền dẫn viễn thông vô tuyến.

Biểu đồ về nhân công trong sản suất linh kiện điện tử ở Thung lũng Silicon thời kì 1934-1972:

ống cấp điện lưới, ống vi sóng và linh kiện Silicon.

Trong Thế chiến thứ hai, một nhóm công nghệ và đầu tư khác đã xây dựng một nền công

nghiệp linh kiện điện tử liên quan gần gũi, sản suất ống vi sóng, trên bán đảo San Francisco.

Nhóm người này thường nghiên cứu vật lí hay kĩ thuật điện và tiến hành nghiên cứu điện tử tại

Đại học Stanford vào thập niên 1930 và 1940. Chủ yếu trong số họ là Russell và Sigurd Varian,

William Hansen, và Edward Ginzton, cùng với nhau tại Stanford vào cuối thập niên 1930 họ đã

phát triển klystron, ống đầu tiên có khả năng phát ra sóng điện từ ở tần số vi sóng. Sau một thời

gian làm việc không hiệu quả tại Sperry Gyroscope ở Viễn Đông, những người này đã quay lại

vùng bán đảo và thành lập Hiệp hội Varian năm 1948. Những công ti khác ra đời tiếp sau đó.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!