Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công nghệ Intel Turbo Boost pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Công nghệ Intel Turbo Boost: đây có thể xem như công nghệ overclock tự động của Intel, tăng tốc độ tính toán
hoặc xử lí đồ họa khi cần thiết, tùy thuộc vào yêu cầu của ứng dụng. Về nguyên tắc, công suất tối đa của CPU là
tổng của công suất xử lý đồ họa và tính toán, được quy định bởi nhà sản xuất, thông thường các ứng dụng không đòi
hỏi yêu cầu đồ họa và yêu cầu tính toán cùng một lúc, nên với công nghệ Turbo Boost, CPU có thể lấy phần công
suất (tạm gọi là như thế) của bên ít được sử dụng sang tập trung tăng tốc cho bên kia; ví dụ với những ứng dụng yêu
cầu tính toán nhiều mà ít yêu cầu về đồ họa thì CPU sẽ tự động tập trung công suất xử lý tính toán bằng cách tăng
tần số và tăng điện áp để tăng tốc độ; và ngược lại với các ứng dụng đồ họa cao, Turbo Boost sẽ kết hợp với chức
năng Dynamic Frequency (tần số linh động) dồn công suất sang giúp cho tần số xử lý đồ họa được cải tiến. Như vậy
CPU sẽ có thể chạy nhanh hơn mức cơ bản của nhà sản xuất đặt ra ở trên cả phương diện tính toán và phương diện
đồ họa mà công suất vẫn không thay đổi, và CPU cũng không bị nóng. Công nghệ này chỉ có trên các dòng Core i5
và Core i7.
Đồ họa tích hợp Intel HD Graphic: các dòng chip Core i là các CPU đầu tiên của Intel tích hợp luôn bộ xử lí đồ
họa vào CPU, nhờ đó tăng tốc độ truyền dữ liệu và giảm năng lượng tiêu thụ, cung cấp khả năng chơi video chất
lượng cao HD một cách mượt mà sắc nét đồng thời hỗ trợ âm thanh đa kênh Dolby True HD và DTS Premium
Suite. Công nghệ đồ họa này cũng cho phép xử lý các ứng dụng 3D thông thường và đảm bảo tính tương thích hoàn
toàn với hệ điều hành mới nhất của Microsoft – Windows 7. Intel HD cũng bao gồm công nghệ Intel Dynamic
Frequency cho phép tăng tần số xử lý khi cần thiết. Tất cả các CPU Core i đều đã được tích hợp công nghệ đồ họa
này.
Công nghệ Intel Hyper-Threading: cho phép mỗi nhân vật lý của CPU có thể xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc,
cung cấp khả năng đáp ứng cao cùng hiệu suất vượt trội, đồng thời công nghệ này cũng cho phép cân bằng mức tiêu
thụ năng lượng trong quá trình hoạt động. Công nghệ này có trên tất cả các dòng CPU Intel Core i.
Công nghệ Intel Speedstep (phiên bản mới gọi là Enhanced Intel Speedstep – EIST): là công nghệ cho phép hệ
thống tự động thay đổi (giảm xuống khi ứng dụng không đòi hỏi) tần số hoạt động và điên áp trên CPU nhằm hạ
thấp điện năng tiêu thụ, giảm nhiệt và cũng là giảm ồn cho hệ thống).
Công nghệ Intel Virtualization: công nghệ ảo hóa, hỗ trợ cho các ứng dụng ảo hóa như (VMWare chẳng hạn)
chạy trơn tru hơn, tăng luồng dữ liệu và giảm tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
Execute Disable Bits: là công nghệ bảo mật của Intel, cho phép CPU có thể phân định những vùng trên bộ nhớ mà
ứng dụng được phép và những vùng ứng dụng không được phép thực thi. Nhờ đó khi một mã độc được chèn vào
vùng bộ nhớ quan trọng, CPU có thể nhận diện và không cho phép các mã này thực thi, góp phần bảo vệ hệ thống.
Intel EM64T: là công nghệ cho phép các ứng dụng 64-bits chạy trên hệ điều hành 64-bits có thể sử dụng hệ thống
địa chỉ 64-bits trên bộ nhớ, nói cách khác sử dụng được nhiều bộ nhớ hơn nhằm tăng cường tốc độ xử lý. Công
nghệ này chỉ có thể được kích hoạt trên hệ điều hành 64-bits. Những CPU hỗ trợ công nghệ này có thêm một cách
thức hoạt động mới gọi là IA32E, gồm 2 phương thức:
Compatibility mode: cho phép hệ điều hành 64-bits chạy các ứng dụng 32-bits và 16-bits như bình thường, song song
với các ứng dụng 64-bits. Tuy nhiên các ứng dụng 32-bits chỉ chạy ở múc tương tự như khi chúng đang chạy trên CPU
32-bits, với lượng bộ nhớ try cập tối đa là 4GB. Tương tự như vậy với các ứng dụng 16-bits với mức truy nhập bộ nhớ
tối đa là 1MB.
64-bit mode: dành cho các ứng dụng 64-bits, cho phép hệ điều hành 64-bits cung cấp hệ thống địa chỉ bộ nhớ 64-bits
giúp tăng cường không gian hoạt động.
Enhanced Halt State: thông thường khi ứng dụng thực thi một lệnh ngưng, tần số hoạt động của CPU giảm xuống
rất nhanh, không có tín hiệu nào được gửi đến CPU, cường độ dòng điện cũng được được hạ xuống giúp giảm năng
lượng tiêu thụ, tuy nhiên điện áp trong CPU vẫn được giữ nguyên nên mức giảm năng lượng tiêu thụ là ko cao. Intel
tuyên bố là công nghệ nghỉ cải tiến này với việc đồng thời hạ mức điện áp sẽ giảm thiểu tới mức tối đa việc tiêu thụ
năng lượng trong tình trạng nghỉ.
Intel SSE4.1 and SSE4.2: cái này thực sự mình không hiểu lắm, với những gì mình có thể thu nhận được thì đây có
vẻ là một tập hợp lệnh (instructions) cơ bản, dùng trong việc lập trình hoạt động của máy.