Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cộng đồng người hoa ở hội an (việt nam) và melaka (malaysia): những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TEH JIA ROU
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở HỘI AN (VIỆT NAM)
VÀ MELAKA (MALAYSIA): NHỮNG ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Đà Nẵng - Năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TEH JIA ROU
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở HỘI AN (VIỆT NAM)
VÀ MELAKA (MALAYSIA): NHỮNG ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 8310630
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG ANH THUẬN
Đà Nẵng - Năm 2022
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.................................. iii
INFORMATION OF RESEARCH RESULTS OF THE THESIS......................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN........................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN.................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN ..................................................... ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................8
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................9
7. Bố cục của luận văn..........................................................................................10
NỘI DUNG...................................................................................................................11
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI HOA Ở HỘI AN (VIỆT NAM) VÀ MELAKA (MALAYSIA)................11
1.1. Thuật ngữ “Hoa kiều” và “người Hoa”, “người Minh Hương” và “người Baba
Nyonya”.........................................................................................................................11
1.2. Các nhân tố tác động đến sự hình thành của cộng đồng người Hoa ở Hội An
(Việt Nam) và Melaka (Malaysia).................................................................................13
1.2.1. Nhân tố thương mại ....................................................................................13
1.2.2. Nhân tố chính trị .........................................................................................15
1.2.3. Chính sách của chính quyền bản xứ ở Đàng Trong và Melaka..................16
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Hội An (Việt
Nam) và Melaka (Malaysia)..........................................................................................19
1.3.1. Cộng đồng người Hoa ở Hội An (Việt Nam) .............................................19
vi
1.3.2. Cộng đồng người Hoa ở Melaka (Malaysia)..............................................24
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................30
CHƯƠNG 2. THÀNH TỐ VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
HOA Ở HỘI AN (VIỆT NAM) VÀ MELAKA (MALAYSIA)...............................31
2.1. Thành tố văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Hội An (Việt Nam)..............31
2.1.1. Văn hóa vật chất .........................................................................................32
2.1.1.1. Công trình kiến trúc .................................................................................32
2.1.1.2. Ẩm thực ...................................................................................................35
2.1.1.3. Trang phục ...............................................................................................37
2.1.2. Văn hóa tinh thần........................................................................................38
2.1.2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo................................................................................38
2.1.2.2. Ngôn ngữ .................................................................................................41
2.1.2.3. Phong tục, tập quán..................................................................................43
2.2. Thành tố văn hoá của cộng đồng người Hoa ở Melaka (Malaysia) ..............46
2.2.1. Văn hóa vật chất .........................................................................................48
2.2.1.1. Công trình kiến trúc .................................................................................48
2.2.1.2. Trang phục ...............................................................................................52
2.2.1.3. Ẩm thực ...................................................................................................54
2.2.2. Văn hóa tinh thần........................................................................................56
2.2.2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo................................................................................56
2.2.2.2. Ngôn ngữ .................................................................................................59
2.2.2.3. Phong tục, tập quán..................................................................................61
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................63
CHƯƠNG 3. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở HỘI AN (VIỆT NAM) VÀ MELAKA
(MALAYSIA)................................................................................................................64
3.1. Những điểm tương đồng trong văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Hội An
(Việt Nam) và Melaka (Malaysia).................................................................................66
3.2. Những điểm khác biệt trong văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Hội An (Việt
Nam) và Melaka (Malaysia)..........................................................................................76
vii
3.3. Các nhân tố tạo nên sự khác biệt trong văn hóa của cộng đồng người Hoa ở
Hội An (Việt Nam) và Melaka (Malaysia)....................................................................81
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................84
KẾT LUẬN ..................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........93
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
NXB Nhà xuất bản
tr Trang
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
UCSTAM The United Chinese School Teachers’ Association of Malaysia
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
1.1 Dân số của người Hoa ở Melaka 28
DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN
Số hiệu
hình ảnh
Tên hình ảnh Trang
2.1 Cửa chính của Hội quán Phúc Kiến 49
2.2 Phòng khách nhà cổ của Baba Nyonya ở Melaka 51
2.3 Phòng hậu trong nhà cổ của Baba Nyonya ở Melaka 52
2.4 Trang phục của Nyonya lớn tuổi 53
2.5 Các mẫu hài thêu hoạ tiết của Nyonya 53
2.6 Trang phục cưới của Baba và Nyonya ở Melaka 54
2.7 Đĩa màu xanh và trắng chỉ được sử dụng trong tang lễ 56
2.8 Đĩa sử dụng trong ngày thường 56
2.9 Đĩa sử dụng trong ngày tết hoặc ngày lễ đặc biệt 56
2.10 Tượng thờ Na Tuk Kong 58
2.11 Lễ hội ném quýt ở Melaka 62
3.1 Mái đuôi én của Hội quán Trung Hoa tại Hội An 69
3.2 Mái đuôi én của đình Cheng Hoon tại Melaka 69
3.3 Nghệ thuật khảm sành sứ tại đình Cheng Hoon, Melaka 70
3.4 Nghệ thuật khảm sành sứ tại Hội quán Quảng Đông, Hội An 70
3.5 Nghệ thuật khảm sành sứ tại đình Cheng Hoon, Melaka 70
3.6 Nghệ thuật khảm sành sứ tại Hội quán Triều Châu, Hội An 70
3.7 Tranh vẽ Kapiten Cina - Lý Vi Kinh đặt trong đình Cheng Hoon,
Melaka 75
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Cộng đồng người Hoa ở Hội An (Việt Nam)
và Melaka1
(Malaysia): Những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa” xuất phát
từ các lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của cộng đồng người
Hoa ở Hội An (Việt Nam) và Melaka (Malaysia). Thông qua việc khai thác các nguồn
tư liệu khác nhau, có thể biết được rằng, từ đầu thế kỉ XV đến nửa sau thế kỉ XVI là
khoảng thời gian đánh dấu sự xuất hiện người Hoa tại hai cảng thị này. Đó chính là tiền
đề đầu tiên để xây dựng nên cộng đồng người Hoa ở Hội An và Melaka sau này. Đặc
biệt, từ thế kỉ XVII trở đi, biến cố chính trị “cải triều hoán đại” tại Trung Quốc, yêu cầu
giao thương buôn bán cùng với sự cởi mở trong chính sách đối với ngoại kiều của chính
quyền ở Việt Nam và Malaysia đã khiến cho ngày càng có nhiều người Trung Quốc đến
Hội An và Melaka, hình thành tại mỗi cảng thị một cộng đồng người Hoa đông đúc tồn
tại mãi cho đến ngày nay. Trong quá trình làm ăn, sinh sống tại Hội An và Melaka,
người Hoa đã có đóng góp không nhỏ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đặc
biệt là lĩnh vực văn hoá. Vậy cộng đồng người Hoa tại Hội An và Melaka đã được hình
thành ra sao và quá trình đó chịu tác động của các nhân tố nào? Người Hoa tại hai cảng
thị này đã xây dựng và sáng tạo ra các giá trị văn hoá gì? Những điểm tương đồng và
khác biệt trong văn hoá giữa cộng đồng người Hoa ở Hội An và Melaka được biểu hiện
như thế nào? Tất cả những vấn đề trên thực sự có sức hấp dẫn kì lạ và mang lại cho tác
giả một nguồn cảm hứng nghiên cứu sâu sắc.
Thứ hai, xuất phát từ tình hình nghiên cứu vấn đề người Hoa ở Đông Nam Á nói
chung cũng như ở Hội An (Việt Nam) và Melaka (Malaysia) nói riêng. Cho đến hiện tại,
mặc dù các thành quả học thuật về người Hoa ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Hội An (Việt
Nam) và Melaka (Malaysia) tương đối phong phú, tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng
thể, có thể thấy rằng, quá trình nghiên cứu này còn mang tính chất “cục bộ”. Trên thực
1 Ngày 3 tháng 5 năm 2017, Hội đồng hành chính Melaka quyết nghị sử dụng từ “Melaka” trong tiếng Anh và
tiếng Malay để thay thế cho từ “Malacca”.
2
tế, giới học giả Việt Nam và Malaysia về cơ bản mới chỉ mới tập trung vào việc nghiên
cứu các phương diện khác nhau của cộng đồng người Hoa ở quốc gia mình mà ít có sự
mở rộng phạm vi và đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở các nước khác. Về nội dung nghiên
cứu, giới học giả hai nước phần lớn tập trung tái hiện quá trình hình thành và phát triển
của cộng đồng người Hoa theo tiến trình lịch sử mà chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu
trên từng lĩnh vực cụ thể. Đến thời điểm hiện tại, một công trình nghiên cứu so sánh, để
chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hoá của cộng đồng người Hoa ở
Hội An (Việt Nam) và Melaka (Malaysia) vẫn hoàn toàn vắng bóng trên các diễn đàn
học thuật tại mỗi nước cũng như trên thế giới. Đây chính là một “khoảng trống” trong
việc nghiên cứu về lịch sử người Hoa ở Đông Nam Á nói chung cũng như ở Việt Nam
và Malaysia nói riêng.
Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các quốc
gia. Trong thời đại ngày nay, khi mà sự kết nối, hợp tác, giao lưu giữa các quốc gia và
khu vực trên thế giới diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu bản
sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc trở thành một trong những tiền đề quan trọng, để
“chấp cánh” và mở ra triển vọng mới cho mối quan hệ hợp tác sâu rộng, toàn diện giữa
các quốc gia, khu vực trên thế giới ở cả hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh như vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Cộng đồng người Hoa ở Hội An (Việt Nam) và Melaka
(Malaysia): Những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa” càng trở nên cần thiết.
Vì chính từ góc độ nghiên cứu so sánh này, giới nghiên cứu Việt Nam và Malaysia sẽ
có cơ hội tham chiếu, soi xét, để nhận thức rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong
văn hoá của hai cộng đồng người Hoa này. Trên cơ sở đó, các học giả sẽ có sự đánh giá
khách quan và chân xác hơn về vị trí, vai trò và những đóng góp trên nhiều phương diện,
trong đó có lĩnh vực văn hoá của cộng đồng người Hoa tại Hội An và Melaka trong lịch
sử mỗi quốc gia, giúp các nhà quản lí nhìn từ góc độ lịch sử - văn hoá để hoạch định
chính sách đúng đắn trong việc bảo tồn phát huy giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng
người Hoa tại Việt Nam và Malaysia nói chung cũng như Hội An và Melaka nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn vấn đề “Cộng đồng
người Hoa ở Hội An (Việt Nam) và Melaka (Malaysia): Những điểm tương đồng và
khác biệt trong văn hóa” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.