Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á- Cầu nối cho mối quan hệ giữa ASEAN với Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới (Trường hợp
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
785

Cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á- Cầu nối cho mối quan hệ giữa ASEAN với Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới (Trường hợp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

(TÓM TẮT)

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ẤN Ở

ĐÔNG NAM Á – CẦU NỐI CHO MỐI

QUAN HỆ GIỮA ASEAN VỚI ẤN ĐỘ TRONG

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI (TRƯỜNG HỢP

MALAYSIA VÀ SINGAPORE)

Mã số: B. 2010 – 32 - 08

Chủ nhiệm đề tài: TS. PHAN THỊ HỒNG XUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, 6/2013

1

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

Đông Nam Á được biết đến là một khu vực có thành phần dân tộc vào loại

phong phú nhất trên thế giới. Cả 11 nước ở Đông Nam Á đều là những quốc gia đa

tộc. Tính đa tộc của các nước trong khu vực được xem là một trong những nguyên

nhân làm cho các quốc gia này phải đối diện với những bài toán khó khăn trong

việc giải quyết các mối quan hệ tộc người. Do vậy, vấn đề tộc người và quan hệ

dân tộc ở Đông Nam Á là một vấn đề cần thiết và quan trọng đối với người nghiên

cứu về khu vực học.

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á, chúng ta không thể

không có sự hiểu biết về hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Cộng

đồng người Hoa ở Đông Nam Á đã có rất nhiều công trình đề cập đến, riêng người

Ấn thì vẫn chưa được quan tâm đúng mực do những nguyên nhân khách quan lẫn

chủ quan.

Từ thế kỷ 17 – 18, trước khi khu vực này có tên gọi là Đông Nam Á, người

Pháp đã mượn sông Hằng của Ấn Độ để định vị về vị trí địa lý của các nước trong

vùng qua cụm từ “Inde extérieure or Inde au-delà du Gange”, người Anh thì dùng

thuật ngữ “Ultra-Ganges India” (Ấn Độ bên kia sông Hằng). Điều này một lần

nữa cho thấy về mối quan hệ gần gũi giữa Đông Nam Á với Ấn Độ trong lịch sử.

Người Ấn Độ với nền văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc của mình đã

lan tỏa khắp nơi trên thế giới. Trong đó, Đông Nam Á là nơi đón nhận nhiều nhất

luồng văn hóa ấy trong đời sống tôn giáo, xã hội, văn học - nghệ thuật … của từng

nước và tổng thể cả khu vực. Do nhiều nguyên nhân của lịch sử, cộng đồng người

Ấn đã di cư và định cư ở Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu công nguyên nhưng

đông nhất là giai đoạn thuộc địa đã đóng một vai trò và vị trí nhất định trong sự

hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á trong quá khứ và hiện tại. Thế

nên, nghiên cứu về cộng đồng người Ấn ở khu vực Đông Nam Á thiết nghĩ là một

đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi

ASEAN đang tăng cường, mở rộng mối quan hệ hợp tác với Ấn Độ; và với vai trò

2

tích cực của mình trong ASEAN, Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để Ấn Độ tăng

cường hợp tác với các nước trong ASEAN1

. Riêng đối với Ấn Độ, quốc gia này

cũng đang chuyển từ “Chính sách hướng Đông” (“Look East” policy) sang “Chính

sách hành động phương Đông” (“Act East” policy) nhằm tăng cường hoạt động,

cân bằng thế và lực với Trung Quốc ở ASEAN.2

Chúng tôi sẽ bắt đầu từ hai quốc gia có đông người Ấn nhất ở Đông Nam

Á, đó là Malaysia và Singapore để đi sâu tìm hiểu về lịch sử quá trình tộc người,

đặc trưng văn hóa, vai trò vị trí của người Ấn trên các khía cạnh của đời sống

chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, qua đó khẳng định: Cộng đồng người Ấn ở

Đông Nam Á nói chung, Malaysia – Singapore nói riêng sẽ là cầu nối cho mối

quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Ấn Độ trong tiến trình xây dựng cộng

đồng ASEAN, mở rộng mối quan hệ liên kết bên ngoài khu vực.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, việc nghiên cứu về các tộc người ở Đông Nam Á đã được

các nhà nghiên cứu phương Tây rất chú trọng, thể hiện qua những công trình

nghiên cứu đã được thực hiện từ những năm đầu thế kỷ XX. Trong đó, có nhiều

công trình nghiên cứu chuyên sâu về người Ấn ở hải ngoại, đặc biệt là ở khu vực

Đông Nam Á hải đảo.

Tiêu biểu là Coedes, G. với công trình “The Indianized States of

Southeast Asia” do Susan Brown dịch lại và F. Vella biên tập, East-West Center

Press xuất bản ở Honolulu năm 1968 nghiên cứu về tình trạng người Ấn ở khu vực

Đông Nam Á. Kế đến là Rajkumar, N.V. với quyển “Indians Outside India” do

Foreign Department of the National Congress xuất bản năm 1951 ở New Delhi nói

về cuộc sống của người Ấn ở hải ngoại. Tiếp theo là Sandhu, Kernial Singh với

1 Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi tiếp Ngài Ahamed, Quốc vụ khanh Ấn Độ trong

chuyến công tác tại nước ta nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ

niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước (6/1/2012)

2 GS.TS. Brahma Chellaney, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách, Delhi; thành viên của nhóm tư

vấn chính sách, Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

3

công trình “Indians in Malaya, Some Aspects of Their Immigration and Settlement

(1786-1957)” cho biết về một số khía cạnh của sự nhập cư và định cư của người

Ấn ở khu vực bán đảo Malaya trong giai đoạn là thuộc địa của Anh do Cambridge

University Press ấn hành năm 1969.

Ngoài ra còn có C. Kondapi với tác phẩm “Indians Overseas 1838-1949”

xuất bản tại Madras bởi Oxford University Press vào năm 1951; quyển “Colonial

Labour Policy and Administration: A History of Labour in the Rubber Plantation

Industry in Malaya, của J.N. Parmer nghiên cứu từ 1910-1945 do Association of

Asian Studies ấn hành ở New York năm 1960; và Michael Stenson với công trình

“Class, Race and Colonialism in West Malaysia: The Indian Case” cho biết về

trường hợp những công nhân Ấn Độ trong các đồn điền cao su ở Malaya thời

thuộc địa do University of Queensland Press xuất bản vào năm 1980.

Quyển sách “The Encyclopedia of the Indian Diaspora” do Brij V.Lal chủ

biên, Editions Didier Millet, Trường Đại học quốc gia Singapore xuất bản năm

2006 theo chúng tôi nhận định đây là tài liệu rất quý đối với nghiên cứu của chúng

tôi - một quyển bách khoa toàn thư về người Ấn di cư trên thế giới. Tuy phần viết

về Malaysia (từ trang 156 đến trang 167), Singapore (từ trang 176 đến trang 188)

khá khiêm tốn so với tổng số 416 trang của quyển sách nhưng đây là những tài

liệu khá cập nhật và chính thống phân tích đời sống của người Malaysia và

Singapore gốc Ấn, ngoài ra nội dung trong chương IV: Giai đoạn toàn cầu hóa (the

age of globalisation) và Chương V: Lãnh đạo người Ấn và di dân (India

Leadership and the Diaspora) cũng là những thông tin rất bổ ích, giúp chúng tôi

minh định về vai trò và vị trí của người Ấn đóng góp cho sự phát triển quốc gia

Malaysia, Singapore giai đoạn toàn cầu hóa.

Song song đó là những nghiên cứu về đời sống tinh thần của người Ấn ở

Đông Nam Á, những thành tựu kinh tế – xã hội của người Ấn cũng như các mối

quan hệ của người Ấn với cư dân bản xứ các nước Đông Nam Á đồng thời với

những biến chuyển xã hội ở các nước này qua những tài liệu như “Indian Festivals

in Malaya” của S. Arasaratnam (Kuala Lampur: Department of Indian Studies,

4

University of Malaya, 1966); “India-Indonesian Relations (1961-1980)” của

Arora, B.D. (New Dedhi: Asia Educationl Services, 1981); nhà nghiên cứu Mani

với bài “Caste and Marriage amongst the Singapore Indians” trong quyển “The

Contemporary Family in Singapore: Structure and change” (Singapore:

Singapore University Press, 1979); “Indians in Malaysia and Singapore” của

Sinnappah Arasaratnam (Kuala Lampur: Oxford University Press, 1970); “Tamils

in Nouth Sumatra” của Mani (Singapore: Thai Publications, Tamil Nadu, 1981);

Rajeswary Ampalavanar với “The Indian Minority and Political Change in

Malaya 1945-1957” (Kuala Lampur: Oxford University Press, 1981); Aiyer,

Neelakandha với “Indian Problems in Malaya: A Brief Survey in Relation to

Emigration” (Kuala Lumpur: The “Indian” Office, 1938); Lawrence A. Babb với

bài “Thaipusam in Singapore: Religious Individualism in a Hierarchical Culture”

(Working Paper no. 49, Department of Sociology, University of Singapore, 1976);

báo cáo hằng năm của Black, J. Graham về “Social and Economic Progress of the

People of Brunei” (Singapore: Government Printing Office, 1938); bài “The First

Indian Members of the Straits Legislative and Federal Councils” của Khoo Kay

Kim trong quyển “Malaysia in History” …

Những công trình nghiên cứu bên trên mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận được

cho thấy sự quan tâm sâu sắc về quá trình hình thành, định cư và phát triển của

cộng đồng người Ấn ở khu vực hải đảo Đông Nam Á. Qua đó, chúng ta cũng có

thể nhìn nhận một cách khách quan rằng tộc người Ấn ở khu vực Đông Nam Á là

một thành tố quan trọng không thể bỏ qua khi nghiên cứu về các cộng đồng tộc

người ở những quốc gia này.

Riêng ở Việt Nam thì vẫn còn rất ít (hầu như là chưa có) những công trình

nghiên cứu sâu về vấn đề này do những nguyên nhân về địa bàn, kinh phí thực

hiện: Hai luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hoàng Thị Điệp về Quá trình phát triển mối

quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1986 đến năm 2004 và của Phan Thị Hồng

Xuân về Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở Liên bang

Malaysia; các bài viết của Phan Thị Hồng Xuân “A new image of Vietnamese –

5

Indian relations against the current background of Southeast Asia”, Hội thảo

“Cuộc gặp gỡ về các khía cạnh nghiên cứu Việt Nam - Ấn Độ”, 1998; “Đặc trưng

văn hóa của cộng đồng người Ấn ở Malaysia”, Tuyển tập những vấn đề văn hóa –

xã hội (chuyên đề lịch sử), Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM, 2007; “Một vài

suy nghĩ về các giá trị văn hóa Việt Nam trong xu hướng hội nhập (từ góc nhìn Ấn

Độ)”, Hội thảo quốc tế “Khám phá Ấn Độ”, Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM,

2007; “Ấn Độ đi lên siêu cường và những suy nghĩ cho chiến lược công nghiệp

hóa, hiện đại hóa VN hội nhập khu vực và thế giới dưới tác động của tòan cầu

hóa” (nhìn từ góc độ văn hóa)”, Hội thảo quốc tế “Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng

đến hệ thống giá trị ở Việt Nam và Ấn Độ), Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội, 2005;

“Những suy nghĩ cho chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa Việt Nam hội

nhập khu vực và thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa qua kinh nghiệm của đất

nước Ấn Độ (Nhìn từ góc độ văn hóa)”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3,

Hà Nội 4 – 7/12/2008; “Cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á – cầu nối cho mối

quan hệ giữa ASEAN với Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới”, Hội thảo khoa

học “Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á – sự cam kết chiến lược hay sự hội

nhập khu vực”, Khoa Đông Phương học, Trường ĐH KHXH và NV, Đại học quốc

gia TP.HCM và Viện Nghiên cứu Châu Á Maulana Abul Kalam, Kolkata, Ấn Độ,

15 – 16/5/2009; Cộng đồng người Ấn ở TP.HCM – cầu nối cho mối quan hệ hữu

nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay” trong quyển “Những

thành tựu nghiên cứu bước đầu của Khoa Nhân học”, NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM,

2012…đã giúp chúng tôi có thêm tư liệu nghiên cứu về văn hoá của cộng đồng

người Ấn cũng như các quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ từ trong lịch sử.

Các báo cáo trong Hội thảo khoa học quốc tế về Ấn Độ diễn ra từ ngày 15

đến ngày 16 tháng 05 năm 2009 với chủ đề: “Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông

Nam Á – sự cam kết chiến lược hay sự hội nhập khu vực”, phối hợp tổ chức giữa

khoa Đông phương học, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG TP. HCM và Viện

nghiên cứu châu Á Maulana Abul Kalam Azad Institute, Ấn Độ: Nguyễn Duy

Bính, Việt Nam - Ấn Độ, từ mối quan hệ “trái tim tới trái tim” đến quan hệ “đối

6

tác chiến lược”; PGS. TS Đỗ Thu Hà, Quan hệ Ấn Độ và ASEAN trong hơn 10

năm gần đây; PGS. TS Hoàng Thị Minh Hoa, Chính sách hướng Đông của Ấn Độ

và tác động của nó đến quan hệ Trung Quốc – ASEAN; PGS. TS nguyễn Văn Lịch,

Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ; TS. Nguyễn Tiến Lực, Chính

sách hướng Đông và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam – Nhật Bản; PGS. TS Hoàng Văn

Việt, ThS Trương Thị Minh Hạnh, Sự hình thành và phát triển chính sách hướng

Đông của Ấn Độ cùng các bài viết trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á:

Nguyễn Cảnh Huệ (2002), “Ấn Độ - những thành tựu nổi bật của công cuộc xây

dựng và phát triển từ năm 1947 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4;

Trần Thị Lý (2001), “10 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại của Cộng hoà Ấn

Độ: Những thành tựu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6; Võ Xuân Vinh

(2005), “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ: Các nguyên nhân hình thành”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3; Võ Xuân Vinh (2009), “Một số nội dung cơ

bản trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 10; Lê Nguyễn Hương Trinh (2002), “Quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và

ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3; Đặng Ngọc Hùng (2001), “Việt

Nam và Ấn Độ: hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6; Đỗ Thu Hà (2001), “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ

trong lĩnh vực văn hoá giáo dục những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 6; Cao Xuân Phổ (2005), “Đối thoại văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3; Lê Thị Liên (2001), “Chứng cứ khảo cổ

học về buổi đầu tiếp xúc với Ấn Độ ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á, số 6; Nguyễn Huy Hoàng (2001), “Nhìn lại 30 năm quan hệ

kinh tế Việt Nam - Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6; Tridib

Chakraborti (2003), “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: một tình bạn hướng Đông đã

được thử thách qua thời gian”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5; Võ Xuân

Vinh (2005), “Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr 46 – tr 52 là nguồn tư liệu quan trọng để chúng

7

tôi tham khảo viết về chính sách của Ấn Độ đối với ASEAN và chính sách của

ASEAN đối với Ấn Độ.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu là khóa luận tốt nghiệp của

sinh viên khoa Đông Nam Á học, Trường ĐH Mở TP.HCM: tiêu biểu “Cộng đồng

người Ấn ở Tp.HCM – cầu nối cho mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ” (Huỳnh Văn

Út, sinh viên khóa 2007 – 2011); “Cộng đồng người Ấn tại khu vực Đông Nam Á

hải đảo (Nguyễn Thiên Kim, sinh viên khóa 2001 – 2005)3

. Tuy nhiên, tất cả chỉ

mới dừng lại ở phạm vi Việt Nam và gói gọn ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc chỉ

mô tả đời sống văn hóa – kinh tế xã hội của người Ấn tại các quốc gia Đông Nam

Á hải đảo mà chưa có đề tài nào phân tích “Cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á –

cầu nối cho mối quan hệ giữa ASEAN với Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới”.

Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi chọn

Malaysia và Singapore là hai quốc gia trong ASEAN có đông người Ấn sinh sống

để phân tích, làm rõ hơn vai trò cầu nối của người Ấn đang sinh sống ở những

quốc này với chính phủ quốc gia họ đang sống với chính phủ Ấn Độ.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nội dung đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp

nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Cụ thể là những phương

pháp sau:

- Phương pháp lịch sử - so sánh: Đây là một trong những phương pháp cơ

bản trong nghiên cứu khoa học xã hội. Phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu

khôi phục, tái lập và khái quát hóa nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tôn giáo, cho phép

phân tích sâu hơn, có tính đến sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong sự phát triển

văn hóa tộc người, dân tộc; văn hóa trong mối quan hệ hỗ tương. Trong đề tài này,

đó là các giá trị văn hóa tộc người Ấn trong lòng xã hội các quốc gia đa tộc

Malaysia và Singapore có ý nghĩa như sự liên kết, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác

quốc tế với Ấn Độ trong giai đoạn mới.

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

3 Cả hai khóa luận này đều do TS. Phan Thị Hồng Xuân – Chủ nhiệm đề tài hướng dẫn thực hiện.

8

* Thu thập, phân tích định tính các văn bản và tài liệu;

* Quan sát tham dự: Chúng tôi đã có quá trình điền dã tới một số thành phố,

các bang ở Malaysia và Singapore để tìm hiểu lối sống của cộng đồng người Ấn ở

đây (Malaysia từ 1/12 đến 6/12/2010; Singapore: từ 10/6 – 13/6/2010. Chưa kể

những chuyến đi khảo sát trước đó từ năm 1995), chụp ảnh để bổ sung cho phần

phụ lục của công trình thêm sinh động.

* Phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan đến đề tài: Ngài Abhay Thakur

- Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM; GS.TS. Brahma Chellaney, Giám đốc Trung

tâm nghiên cứu chính sách; thành viên của nhóm tư vấn chính sách, Bộ Ngoại giao

Ấn Độ, Tiến sĩ David Koh – chuyên viên nghiên cứu ASEAN, Viện nghiên cứu

Đông Nam Á, Singapore; Ông S.K Nair – Tổng Giám đốc SIBME – Trường đào

tạo Công nghệ Thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore.

Khó khăn của chúng tôi là mặc dù có mối quan hệ tốt với ngài Helmy

Sulaiman - Tùy viên giáo dục, Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.HCM nhưng khi đề

cập đến những vấn đề là nội dung của đề tài như vai trò, vị trí của người Ấn trong

các cơ quan của chính phủ,… chúng tôi đã không nhận được những thông tin, số

liệu mong muốn với lý do đây là vấn đề nhạy cảm.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: chúng tôi đã lập và điều tra bằng bảng

hỏi - để lấy ý kiến của cộng đồng người Ấn đang sinh sống ở Malaysia, Singapore

từ ngày 15/3 đến 30/09/ 2012 tại một số Trường ĐH của Malaysia, các khu dân cư

có đông Ấn kiều sinh sống. Ở Malaysia, trong đợt 1 (15/3 – 15/4/2012) với số

bảng hỏi phát ra là 150, chúng tôi thu được 54 bảng trả lời với chất lượng khá tốt,

đợt 2: (30/6 – 30/09/2012), chúng tôi nhờ sinh viên Việt Nam du học tại Malaysia

biết tiếng Melayu qua hệ thống các bạn học cùng lớp giúp hỏi các sinh viên và gia

đình, giảng viên người Ấn. Bằng cách này chúng tôi đã thu được thêm 46 bản trên

tổng số 150 bảng hỏi phát ra. Tổng cộng cả 2 đợt thu được 100 bảng hỏi. Riêng

đối với địa bàn Singapore, mặc dù đã rất cố gắng nhưng số lượng bảng hỏi thu về

không nhiều, phát ra 100, chỉ thu về khoảng 10 bảng, do vậy để đảm bảo chỉ số kỹ

thuật cần thiết trong phân tích, chúng tôi chỉ tiến hành phân tích SPSS 100 bảng

9

hỏi ở địa bàn Malaysia mà không đưa vào phân tích SPSS đối với địa bàn

Singapore.

Khó khăn của chúng tôi khi thực hiện phương pháp định lượng là: số bảng

hỏi chúng tôi đăng ký trong bảng thuyết minh và dự kiến thu được ở 2 địa bàn là

500, tuy nhiên, thực tế triển khai không như mong muốn: các đối tác là giảng viên

người Malaysia gốc Ấn ở các trường Đại học Malaya (Kuala Lumpur) và Đại học

Wawasan Open (Penang) đã nhận lời giúp phát và thu bảng hỏi, nhưng sau đó với

lý do nhạy cảm đã từ chối không gửi bảng kết quả. 100 bảng hỏi thu về chủ yếu là

do các sinh viên Việt Nam du học ở Malaysia triển khai qua hệ thống sinh viên

của một số trường đại học, chủ yếu là ở bang Kedah, Thủ đô Kuala Lumpur và

Penang.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Người Ấn gần như có mặt ở khắp các quốc gia

Đông Nam Á Tuy nhiên, phạm vi của đề tài này chỉ 2 quốc gia Malaysia và

Singapore.

Trong cộng đồng người Ấn ở Malaysia và Singapore, để phân tích vai trò

cầu nối, chúng tôi tập trung chủ yếu ở tầng lớp “tinh hoa” trong xã hội (triển khai

bảng hỏi ở các trường Đại học ở Malaysia).

Ngoài ra, chính sách ngoại giao của Ấn Độ và ASEAN cũng là đối tượng

nghiên cứu mà nội dung đề tài hướng đến.

- Phạm vi nghiên cứu: ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định phạm vi mà chúng

tôi thực hiện đề tài là Malaysia và Singapore. Hướng theo mục đích ấy, đề tài sẽ giới

thiệu những vấn đề thuộc về nguồn gốc tộc người, quá trình di cư và định cư tại

Malaysia – Singapore; đặc trưng văn hóa truyền thống, cũng như vấn đề giao thoa

văn hóa và tiếp biến văn hóa giữa người Ấn và cư dân bản xứ; chính sách của chính

phủ Ấn Độ với ASEAN và chính sách của ASEAN đối với Ấn Độ,…

5. Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định tên gọi đề tài, nhóm thực hiện đã hướng đến mục tiêu nghiên cứu:

10

- Quá trình di cư và định cư của cộng đồng người Ấn ở Malaysia và

Singapore.

- Dựng lại bức tranh về đời sống kinh tế, sinh hoạt văn hóa xã hội của cộng

đồng người Ấn ở Malaysia và Singapore.

- Tìm hiểu và phân tích Chính sách của Ấn Độ đối với ASEAN và chính sách

của chính phủ các nước ASEAN đối với Ấn Độ (chủ yếu là từ năm 1992 –

khi ASEAN và Ấn Độ ký kết hiệp ước quan hệ đối thoại – đến nay).

- Đánh giá, phân tích khách quan vai trò cầu nối giữa cộng đồng người Ấn ở

Malaysia và Singapore với Ấn Độ.

- Đưa ra một số nhận định góp phần tăng cường mối quan hệ giữa các nước

ASEAN với Ấn Độ.

6. Câu hỏi nghiên cứu:

Từ những vấn đề cần thực hiện trong Mục tiêu nghiên cứu, với góc nhìn

Dân tộc học/Nhân học văn hóa – xã hội, chúng tôi nêu ra 1 câu hỏi nghiên cứu:

- Cộng đồng người Ấn ở Malaysia và Singapore (chủ yếu là tầng lớp trí

thức) có đóng vai trò cầu nối cho mối quan hệ hợp tác giữa Malaysia/Singapore

với Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới không?

Trên góc độ quan hệ quốc tế, chúng tôi đặt tiếp câu hỏi nghiên cứu:

- Vai trò cầu nối thể hiện như thế nào trên 3 trụ cột an ninh – chính trị; kinh

tế và văn hóa xã hội.

7. Giả thuyết nghiên cứu:

Cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á nói chung; Malaysia và Singapore nói

riêng là cầu nối cho mối quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới.

11

Qua kết quả phân tích định tính và định lượng cho thấy: giả thuyết trên là

đúng và phù hợp với lý thuyết Chủ nghĩa kiến tạo trong nghiên cứu quan hệ quốc

tế đương đại cũng như lý thuyết đa văn hóa.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

* Đóng góp về mặt khoa học:

- Đề tài như một tập hợp khá đầy đủ về bức tranh toàn cảnh về cộng đồng người

Ấn ở Malaysia và Singapore.

- Góp phần khẳng định cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á nói riêng và

khu vực Đông Nam Á nói chung là cầu nối cho mối quan hệ gần gũi của các nước

ASEAN trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như mở rộng mối quan

hệ liên kết với quốc gia Ấn Độ trong giai đoạn mới4

.

- Ngoài ra, kết quả phân tích SPSS nội dung các bảng hỏi sẽ là nguồn tài

liệu tham khảo cho những ai có quan tâm về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và

quan hệ tộc người ở Malaysia.

* Đóng góp về mặt thực tiễn:

- Góp thêm tư liệu phổ biến kiến thức tổng quan về văn hóa, chính trị, kinh

tế, xã hội của Malaysia và Singapore hướng tới kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại

giao Việt Nam – Malaysia; 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Singapore

(1973 – 2013) vì lợi ích của ASEAN và nhân dân hai nước. Từ việc nghiên cứu đề

tài, theo đó, chúng tôi đã xuất bản quyển sách “Văn hóa các tộc người ở Malaysia và

Singapore” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, nộp lưu chiểu tháng 11/2012)

- Công trình có thể làm tài liệu tham khảo cho các môn học “các dân tộc ở

Đông Nam Á”, “văn hóa các nước Đông Nam Á”, “Quan hệ quốc tế ở Đông Nam

4 Từ ngày 20-21/12/2012 tại Thủ đô New Delhi, Cộng hòa Ấn Độ đã tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20

năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ với chủ đề “Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hòa bình và Thịnh vượng

chung”.

12

Á”,…được ở các trường Đại học có giảng dạy về Nhân học, Khu vực học, Quan

hệ quốc tế,….

- Góp phần tăng cường sự hiệu biết và thúc đẩy mối quan hệ giữa Ấn Độ

với các nước Đông Nam Á lên một tầm cao mới so với giai đoạn lịch sử trước đó5

.

9. Bố cục:

Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, công trình được thiết kế qua 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.2. Tổng quan về đất nước Malaysia và Singapore

1.3. Khái quát về Cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á

Chương 2 : CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ẤN Ở MALAYSIA VÀ SINGAPORE

2.1. Cách phân loại tộc người

2.2. Tộc danh người Ấn

2.3. Nguyên dân di cư và đặc điểm phân bố cư trú

2.4. Dân số và địa bàn cư trú của các nhóm người Ấn

2.5. Tổ chức chính trị - xã hội

2.6. Hoạt động kinh tế của cộng đồng người Ấn

2.7. Văn hóa vật thể của cộng đồng người Ấn

2.8. Văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Ấn

Chương 3: VAI TRÒ CỦA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ẤN Ở

MALAYSIA VÀ SINGAPORE TRONG MỐI QUAN HỆ CHIẾN LƯỢC GIỮA

ASEAN VÀ ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

3.1. Chính sách “Hướng Đông của Ấn Độ”

3.2. Chính sách của các quốc gia ASEAN đối với Ấn Độ

5 Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ kỷ niệm 20 năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ được tổ chức

từ ngày 20 – 21/12/2012 tại New Delhi, Ấn Độ, lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Ðộ đã nhất trí quyết

định nâng quan hệ hai bên lên tầm đối tác chiến lược và thông qua Tuyên bố Tầm nhìn nhằm định

hướng cho quan hệ ASEAN - Ấn Ðộ trong những thập kỷ tới trên tất cả các mặt, cả về chính trị - an

ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

13

3.3. Cộng đồng người Ấn Malaysia và Singapore – cầu nối cho mối quan hệ

giữa ASEAN và Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!