Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cộng đồng an ninh ASEAN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
X©y dùng Céng ®ång ASEAN theo HiÕn ch−¬ng
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 17
TS. Lª Mai Anh *
rong lịch sử hợp tác của mình, ASEAN
đã sử dụng khá nhiều công cụ như
Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và
trung lập (ZOPFAN), Hiệp ước về Đông
Nam Á không có vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ), Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF) để xây dựng và phát triển quan hệ
hợp tác về an ninh. Nhưng các công cụ này
không mang tính ràng buộc của thể chế pháp
lí nên hiệu quả điều chỉnh còn bị hạn chế ở
nhiều mặt. Từ thực tế này, trong điều kiện
quan hệ quốc tế mới ở khu vực, các thành
viên ASEAN phải tính đến sự có mặt của cơ
chế hợp tác an ninh theo hướng xây dựng
Cộng đồng an ninh ASEAN (ASEAN Security
Community - ASC). Với môi trường hợp tác
của ASEAN, ASC giữ vị trí của một trong
ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN là
mô hình hợp tác được các nhà lãnh đạo của
mọi thành viên ASEAN chấp thuận tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 họp ở Bali,
Indonesia vào tháng 11/2003. Sáng kiến về
thành lập ASC do Indonesia đưa ra với mục
đích thúc đẩy sự hợp tác về chính trị và an
ninh toàn khối ASEAN. Các thành viên
ASEAN muốn xây dựng ASC theo hướng
không phải là liên minh quân sự, hiệp ước
phòng thủ hay một chính sách ngoại giao
chung mà là một trong những trụ cột hợp tác
chính của Cộng đồng ASEAN, trong đó các
thành viên có sự gắn kết chặt chẽ với nhau
về chính trị-an ninh, dựa trên nền tảng của
liên kết về kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm
xã hội, các mục tiêu và vận mệnh chung. Cơ
sở pháp lí quan trọng để xây dựng và phát
triển ASC là Hiệp ước thân thiện và hợp tác
Đông Nam Á năm 1976 (TAC) cùng hai
nghị định thư bổ sung và Hiến chương Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (Hiến chương
ASEAN). Tại lời nói đầu của Hiến chương,
các thành viên ASEAN đã cam kết: “Đẩy
mạnh việc xây dựng cộng đồng thông qua
tăng cường hợp tác và liên kết khu vực, đặc
biệt thông qua việc hình thành Cộng đồng
ASEAN bao gồm Cộng đồng an ninh
ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng
đồng văn hoá-xã hội ASEAN”. Các văn kiện
pháp lí quốc tế này đã có sự thể chế hoá sâu
sắc nhu cầu tất yếu của việc hình thành và
phát triển Cộng đồng an ninh trong mô hình
cộng đồng phát triển của ASEAN.
1. Bối cảnh hình thành ASC
Trong lăng kính hội nhập quốc tế,
ASEAN đang là một trong số những liên kết
khu vực được đánh giá là khá thành công
trên cả hai phương diện là hiệu quả hợp tác
và tiến trình phát triển mô hình thể chế.
Không chỉ có vậy, sự trưởng thành của
ASEAN trong bốn thập kỉ tồn tại và phát
triển còn khẳng định được vị thế của một
thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở châu
Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể
T
* Giảng viên chính Khoa đào tạo thẩm phán
Học viện tư pháp