Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Con người và môi trường. Chương 6, Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu / Nguyễn Thanh Mai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương 6:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. Khái niệm chung
II. Ô nhiễm môi trường đất
III. Ô nhiễm môi trường nước
IV. Ô nhiễm môi trường không khí
V. Biến đổi khí hậu
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm:
- Ô nhiễm môi trường (environmental pollution) là sự thay đổi thành
phần và tính chất của môi trường, có hại cho các hoạt động sống
bình thường của con người và sinh vật.
- Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành
độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe,
sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi
trường đó.
- Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các
dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực
phẩm), hoặc chất khí (SO2
trong núi lửa phun, NO2
trong khói xe,
CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có
khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng
trung gian.
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1
. Khái niệm
:
I. KHÁI NIỆM CHUNG
2. Khả năng đồng hóa chất gây ô nhiễm của môi trường:
- Khả năng tự làm sạch của môi trường là có điều kiện
- Khả năng đồng hóa của môi trường là có giới hạn về lượng và chất
+ Về lượng, môi trường chỉ đồng hóa trong giới hạn về lượng nhất
định. Khi vượt quá giới hạn, phần tồn dư sẽ gây ô nhiễm môi trường;
đặc biệt, nó có thể hủy hoại khả năng tự làm sạch của môi trường.
+ Về chất, những chất là tự nhiên hoặc gần với tự nhiên sẽ dễ được
đồng hóa; các chất tổng hợp thường khó đồng hóa nên tích lũy và
gây ô nhiễm.
- Hệ thống tự nhiên có tích chất thống nhất và liên hoàn
I. KHÁI NIỆM CHUNG
3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường:
Phân
bố
không
gian
NGUỒN
Ô NHIỄM
Sản xuất
GTVT
Sinh hoạt
Tự nhiên
Điểm
ô nhiễm
Đường
ô nhiễm
Vùng
ô nhiễm
Nguồn sơ cấp Nguồn thứ cấp
Tính
chất
hoạt
động
Nguồn ô nhiễm
I. KHÁI NIỆM CHUNG
3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường:
- Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông
nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao
thông vận tải; sinh hoạt; và tự nhiên.
- Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cố định (khối
nhà máy gây ô nhiễm cố định); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô
nhiễm trên đường); vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công
nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa trong thanh phố đến vùng nông thôn.
- Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm
thứ cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp
vào môi trường; Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo
thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi
trường gây ô nhiễm.
I. KHÁI NIỆM CHUNG