Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Con đường mới của vật lý - phụ lục
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHỤ LỤC 267
PHỤ LỤC
Các hiện tượng được coi là bất cập hay nghịch lý
Những mục có dấu (*) là đề xuất của tác giả; những mục có dấu (**) là
nghịch lý đối với vật lý hiện thời nhưng không phải là nghịch lý theo quan điểm
của tác giả.
1. Lưỡng tính sóng – hạt
2. Chuyển động theo quán tính*
3. Xô nước của Newton
4. Sóng điện từ - dao động của ether hay của chân không*
5. Nghịch lý “hiệu ứng con muỗi”*
6. Động lực học chỉ là ảo giác*
7. Chân không chứa năng lượng*
8. Quãng đường là đại lượng vô hướng hay véc tơ?*
9. Năng lượng là đại lượng vô hướng hay véc tơ?*
10. Nghịch lý động năng*
11. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chỉ là “ảo giác”*
12. Cấu trúc của electron
13. Điện tích phân số của quark
14. Mức năng lượng của nguyên tử*
15. Hạt mang tương tác vừa hút vừa đẩy*
16. Con mèo Schrodinger
17. Hạt “biết” trước mọi khả năng dịch chuyển khả dĩ
18. Vận tốc ánh sáng là hằng số
19. Nghịch lý anh em sinh đôi
20. Công thức E = mc2 chưa hề được chứng minh*
PHỤ LỤC 268
21. Hiệu ứng Dopler dọc*
22. Vật chất, không gian và thời gian có điểm bắt đầu
23. Quay mà lại không được hiểu là ... quay!
24. Giới hạn của toán học*
25. Giới hạn của thực nghiệm*
26. Sự tồn tại tự thân của các tính chất*
27. Bằng chứng về vật chất tối và năng lượng tối*
28. Một lý thuyết tổng quát nhưng lại dựa trên tiên đề cục bộ*.
29. Nghịch lý hấp dẫn theo lý thuyết hấp dẫn Newton**
30. Nghịch lý Olbers (1823) – bầu trời sáng về đêm**
31. Con lắc Foucault **
1. Lưỡng tính sóng – hạt
Khái niệm sóng liên quan tới tính không định xứ và là dao động của “môi
trường”; khái niệm hạt liên quan tới tính định xứ và chuyển động theo quỹ đạo
xác định của vật thể – hai tính chất này vốn là của hai dạng đối tượng vật lý
khác nhau – một hạt đơn lẻ và môi trường (một tập hợp nhiều hạt có liên hệ với
nhau) và của hai hiện tượng khác nhau chứ không không phải của cùng một đối
tượng nên không thể nói rằng đó là 2 mặt đối lập của cùng một hiện tượng –
không áp dụng được quy luật “đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập”.
Chính vì chỉ một đối tượng thì không thể có đồng thời cả 2 tính chất loại trừ nhau
này – về thực chất là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Hạt là cái mà chúng ta có thể “nhìn thấy” được; “sóng” được gắn với hạt
trong khái niệm “lưỡng tính sóng – hạt” này – chúng ta không thể nhìn thấy thậm
chí cũng không thể hình dung ra được. Trong thí nghiệm “khe Young”, chúng ta
có bộ phận phát (hạt hoặc “sóng” – photon, electron...), có tấm chắn với 2 khe hẹp
PHỤ LỤC 269
và màn chắn đặt sau tấm chắn đó và... hết! Khoảng không gian giữa bộ phận phát
với tấm chắn và giữa tấm chắn với màn chắn là “cái gì” – không ai biết! Mọi cố
gắng để “biết” đều dẫn đến sự biến mất của cái gọi là “tính chất sóng” – dường
như các photon hay electron không những “biết trước” được có 1 khe hay 2 khe
mà còn “nhận biết” được có sự “theo dõi” và tức khắc “ra quyết định là sóng hay
là hạt”!!!
Theo CĐM, chuyển động của hạt không thể lệch hướng một góc tùy ý mà
theo những lượng tử góc hữu hạn và xác định, do đó, sau khi tương tác với trường
lực thế của khe hẹp, những hạt bay qua khe sẽ chỉ rơi vào những khu vực xác định
mà ta cho rằng đó là những “vân giao thoa” – dấu hiệu của ... “sóng vật chất”
(xem mục 3.5.4c).
2. Chuyển động theo quán tính*
Nếu không có lực tác động hoặc tổng hợp lực tác động lên vật thể bằng
không thì nó sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều mãi mãi. Đây cũng còn là
nguyên lý quán tính Galileo hay định luật 1 Newton. Chuyển động của các vệ tinh
quanh Trái đất, của các hành tinh quanh Mặt trời v.v.. (thậm chí kể cả chuyển
động của electron quanh hạt nhân nguyên tử) đều trong tình trạng “tổng hợp lực
tác động” bằng không – lực hấp dẫn hoặc lực tĩnh điện cân bằng với lực ly tâm,
nhưng thật trớ trêu là lại trên quỹ đạo tròn chứ không “thẳng đều”. Ý kiến hiện
nay cho rằng “lực ly tâm” chỉ là lực “ảo” giống như lực quán tính vậy, mà chuyển
động thẳng đều là mặc định nên chuyển động tròn chỉ là do lực hấp dẫn gây ra;
nếu lực hấp dẫn này bằng không thì vật phải chuyển động thẳng đều.
Trước tiên, phải khẳng định rằng không thể nào tồn tại một vật nào mà lại
không bị lực tác động của các vật thể khác: của Trái đất, của Mặt trời, của Nhân
Thiên hà, của các thiên hà khác... mà chính sự có mặt của tất cả chúng mới thực
PHỤ LỤC 270
sự là “mặc định” chứ không phải là sự vắng mặt của chúng! Nếu đã như vậy,
chuyển động thẳng đều (theo nghĩa của hình học Euclid) không thể là “mặc định”,
mà đã không phải là “mặc định” thì có nghĩa là phải có nguyên nhân! Quả đúng
vậy! Trong trường hấp dẫn của Trái đất, để một vật có thể chuyển động thẳng đều
luôn luôn cần có lực tác động để thắng lực hấp dẫn của Trái đất; còn nếu chuyển
động tròn đều như các vệ tinh trên quỹ đạo thì không cần bất cứ lực tác động nào
thêm nữa (lưu ý lực hấp dẫn ở đây đã được coi là “mặc định”, mà nếu có muốn
không “coi là mặc định” cũng chẳng được nào!!!) Vấn đề là ở đâu vậy? Chẳng lẽ
chính nguyên lý quán tính không phải là nghịch lý sao?
Theo CĐM, chuyển động theo quán tính không phải là chuyển động thẳng
đều theo nghĩa trong không gian Euclid mà là “thẳng đều” trong không gian vật
chất – trường lực thế. Nếu trường lực thế này là hướng tâm như thực tế đối với
hầu hết các thiên thể và các nguyên tử thì không gian vật chất tương ứng với nó là
không gian cầu, do đó, chuyển động “thẳng đều” ở đây, là chuyển động theo quỹ
đạo “tròn” có tâm trùng với tâm của trường lực thế. Hơn thế nữa, vì cái được coi
là “mặc định” ở đây là “trường lực thế” chứ không phải là “dạng chuyển động” và
vì vậy, tùy thuộc vào dạng của trường lực thế mà sẽ có dạng chuyển động tương
ứng chứ không phải là ngược lại. Nếu trường lực thế là hướng tâm thì chuyển
động “tròn” đều trong không gian vật chất không hề tiêu tốn năng lượng nên trong
chuyển động này, tổng hợp lực tác động lên vật thể bằng không (xem mục 1.1.2).
3. Xô nước của Newton
Theo định luật quán tính của Newton, khi một xô nước quay sẽ xẩy ra hiện
tượng mặt nước võng xuống còn nước trong xô dồn ép ra bên thành xô nước,
người ta nói rằng xuất hiện lực ly tâm và không những thế, hiện tượng này vẫn
xẩy ra dù chỉ có một cái xô nước đơn độc trong Vũ trụ - chuyển động phi quán