Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

cơ sở pháp lý và thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty gạch ốp lát hà
MIỄN PHÍ
Số trang
82
Kích thước
379.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1990

cơ sở pháp lý và thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty gạch ốp lát hà

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Mục lục

Mở Đầu

Chương I : Cơ Sở Pháp Lý Hợp ĐồngXuất Nhập

Khẩu Tại Việt Nam .

I. Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam.

II. Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu.

III. Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu Theo Quy Định Của Công Ước

Viên và Pháp Luật Việt Nam.

IV. Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu.

Chương II : Thực Tiễn Ký Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu

Thiễt Bị Tại Công Ty gạch ốp Lát Hà Nội.

I. Khái Quát Về Công Ty Gạch ốp Lát Hà Nội.

II. Thực Tiễn Ký Kết Thực Hiện Tại Công Ty Gạch ốp Lát Hà

Nội.

ChươngIII : Đánh giá KIến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Của

Việc Ký Kết Và THực Hiện Hợp Đồng NHập Thiết Bị Tậi Công Ty

gạch ốp Lát Hà Nội.

I. Đánh Giá Về Pháp Luật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu của

Việt Nam.

II. Đánh Giá Về Hoạt Động Ký Kết Thực Hiện Hợp Đồng

Nhập Khẩu Thiết Bị Tại Công Ty Gạch Ốp Lát Hà Nội

III. Kiến Nghị Đối Với Việc Ký Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng

Nhập Khẩu Tại Việt Nam. .

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 1

Kể từ khi Đảng và nhà nước thực hiện chủ trương chính sách xoá bỏ cơ chế

tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa nền kinh tế, đẩy

mạnh quan hệ thương mại với các nước. Nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích

cực, vượt qua những khó khăn, thử thách để ổn định và tạo đà cho sự phát triển mọi

mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Cùng với trào lưu phát triển của đất nước, công ty gạch ốp lát Hà Nội trong

những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Với ngành nghề đăng kí kinh

doanh là sản xuất gạch ốp và lát nền tráng men cao cấp, công ty đã cung cấp cho thị

trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã và hìng thức phù hợp với thị

hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty đã và đang đứng vững trên thị

trường trong nước cũng như quốc tế. Để có được kết quả đó , hoạt động nhập khẩu

thiết bị, nhập khẩu dây chuyền sản xuất gạch men hiện đại góp phần không nhỏ.

Trong quá trình nhập khẩu thiết bị cũng như các hoạt động mua bán ngoại thương

khác, công ty gạch ốp lát Hà Nội đều phải tiến hành đàm phán, kí kết và thực hiện

hợp đồng. Đó là một khía cạnh pháp lí quan trọng của hoạt độnh xuất nhập khẩu.

Xuất phát từ thực tế trên, sau một thời gian thực tập tại công ty gạch ốp lát

Hà Nội, qua tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói

chung và lĩnh vực nhập khẩu thiết bị nói riêng, nhằm góp phầnlàm rõ thực tiễn kí kết

và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị, em chọn đề tài :

‘‘ Cơ sở pháp lý và thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết

bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội ’’.

Với mục đích của đề tài là :

Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp lý của việc kí kết và

thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung và hợp đồng nhập khẩu thiết bị nói

riêng.

Tìm hiểu thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty

Gạch ốp lát Hà Nội.

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại doanh nghiệp để rút

ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của việc kí kết và thực hiện hợp

đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội.

Trang 2

Đối tượng nghiên cứu của đề tài :

Đó là những vấn đề pháp lý cơ bản trong việc đàm phán, kí kết và thực hiện

hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung, hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch

ốp lát Hà Nội nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu biện chứng và lịch sử, gắn lí luận với

thực tiễn đặc biệt là phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hợp Toàn, thầy Nguyễn Hữu Mạnh,

các thầy cô giáo trong bộ môn Luật, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

cùng các cán bộ phòng kế hoạch sản xuất, phòng hành chính – Công ty Gạch ốp lát

Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.

Trang 3

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

VIỆT NAM

I-Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam:

Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán của một quốc gia này với

các quốc gia khác, là việc trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hoá và dịch vụ kèm

theo như bảo hành, sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị. Hoạt động xuất nhập khẩu

tạo ra sự lưu thông hàng hoá giữa thị; bảo hiểm hàng hoá, thanh toán quốc tế, vận

chuyển hàng hoá trường trong nước với thị trường nước ngoài, là cầu nối giữa thị

trường các nước với nhau .

Với Việt Nam, nhiệm vụ của xuất nhập khẩu là góp phần thực hiện đường lối

,xây dựng nền kinh tế theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.Sự phát

triển của quan hệ này trong những năm qua đã thúc đấỵ phát triển của đất nước, cải

thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối

ngoại khác của đất nước như dịch vụ tín dụng quốc tế, thông tin liên lạc, bảo

hiểmvà đặc biệt có liên quan tới sự mở rộng hợp tác quốc tế về sản xuất khoa học

công nghệ .

1. Hoạt động xuất nhập khẩu trước 1986.

Năm 1975 nước ta hoàn toàn giải phóng , cả nước bước vào công cuộc xây

dựng và phát triển đất nước. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ

nhgiã cùng nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân chúng ta đã khắc phục được hậu quả

chiến tranh và nền kinh tế dần dần đựơc phục hồi. Trong những năm đó hoạt động

xuất nhập khẩu thu được kết quả như sau:

Trang 4

Bảng 1: Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1975-

1985.

Đơn vị : Triệu Rup-USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chênh lệch

1975 129,7 784,0 -654,3

1976 222,7 1024,0 -801,3

1977 322,5 1119 -796,5

1978 326,9 1165 -838,1

1979 320,5 1364 -1043,5

1980 336,0 1234 -898,0

1981 401,2 1382,2 -981,0

1982 526,6 1472,2 -945,6

1983 616,5 1526,7 910,2

1984 649,6 1745,0 -1095,4

1985 698,5 1857,4 -1158,9

trong thời kỳ này kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng song nhập siêu vẫn

lớn. Hội nghị lần VI Ban chấp hành trung ương Đảng (khoáIV) 9/79 đã nhận định về

tình hình xuất nhập khẩu như sau: ”Hàng xuất khẩu ít chưa cân đối được phần nhập

nguyên vật liệu thiết bị cho bản thân công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng công

nghiệp địa phương”. Vì vậy, trong giai đoạn từ 1975-1985 Đảng và nhà nước đưa ra

chủ trương :Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để bảo đảm nhập đủ nguyên vật liệu

và thiết bị cần thiết cho công nghiệp hàng tiêu dùng ,công nghiệp địa phương, bảo

đảm một phần nhu cầu nhập khẩu cho nền kinh tế .

Với chủ trương đó từ 1981-1985 kim ngạch xuất nhậo khẩu đã tăng lên đáng

kể nhưng nhập siêu vẫn lớn. Từ 1983-1985 nước ta tiến hành mở rộng hợp tác hợp

doanh, gia công xuất khẩu với nước ngoài ,phát triển du lịch, vận tải đường biển

cùng các dịch vụ khác có liên quan để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trung ương tiến

hành quản lý ngoại hối, chính sách hối đoái và vận tải xuất nhập khẩu .

Từ 1975-1985 tuy hoạt động xuất nhập khẩu đã được chú trọng ,Đảng và Nhà

nước có những chủ trương chính sách nâng cao hiệu quả kinh tế từ hoạt động xuất

Trang 5

nhập khẩu nhưng kết quả thực sự chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên

nhân như Việt Nam mới giải phóng bạn hàng chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa,

cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn tới sự trì trệ trong sản xuất các

ngành hàng xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu, việc

nhập khẩu chủ yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa dưới hình thức nửa hỗ trợ nửa bán

nên hiệu qủa của việc nhập khẩu chưa cao,các chính sách về xuất nhập khẩu còn

nhiều mặt chưa hợp lý.

2.Hoạt động xuất nhập khẩu từ 1986- 2000:

Sau đại hội lần thứ VI tháng 12/1986 của Đảng, cùng với sự chuyển đổi cơ

chế từ tập trug quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là chính sách mở cửa nền

kinh tế để hội nhập với nền kinh tế thế giới . Chính sách đó đã tạo nên bộ mặt mới

cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra những chuyển biến tích cực trong mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô sụp đổ

nhưng các hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu của ta

vẫn được giữ vững.

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là :Mở rộng đa dạng hoá đa phương hoá

thị trường. Hoạt động theo phương thức mở cửa, từng bước gắn kết nền kinh tế Việt

Nam với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị trường nước ngoài trên

nguyên tắc bảo đảm độc lập chủ quyền dân tộc an ninh quốc gia, bảo đảm đôi bên

cùng có lợi, phát huy lợi thế so sánh từng nước từng địa phương từng khu vực.

Với các doanh nghiệp được mở rộng quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài,

được tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với đăng ký kinh doanh. Xoá

bỏ cơ chế tập trung bao cấp vầ chuyển hoạt động thương mại quốc tế sang hạch

toán độc lập ,Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở tầm vĩ mô với chính

sách thống nhất từ trung ương đến địa phương

Chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích các

thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thị trường được

mở rộng sang các nước như Nhật Bản, Hồng Kông, các nước Châu Âu, ASEAN,

với nhiều bạn hàng mới. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu Đạt được như sau:

Trang 6

Bảng 2 : kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Giai đoạn 1990-

1998.

Đơn vị :Triệu USD

Năm Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Chênh

lệch

1990 2402 2752,4 -350.4

1995 5300 7500 -2200

1998 9356 11390 -2034

Xuất khẩu đã tăng lên rất nhiều so với những năm 1975-1985 nhưng thực sự chưa

cao. Các hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là :

- Hàng công nghiệp nặng ,khoáng sản .

- Hàng nông lâm thuỷ sản .

- Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Nguyên nhân chính của sự hạn chế trong xuất khẩu là chất lượng hàng xuất

khẩu thấp và không ổn định, thiếu sức cạnh tranh do hàm lượng khoa học thấp.

Hàng của ta chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới, xuất khẩu thường phải qua

trung gian nên gặp rất nhiều khó khăn. Để tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian

tới ta cần thay đổi cơ cấu hàng xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng đòi hỏi

của thị trường thế giới.

Nhập khẩu đã tăng cả về qui mô và nhịp độ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu

của nền kinh tế,chưa bảo đảm mục tiêu kinh kế xã hội đặc biệt là nhu cầu về máy

móc thiết bị. Hàng nhập khẩu bao gồm:

Hàng tiêu dùng chiếm 15%

- Tư liệu sản xuất chiếm 85% trong đó :

- Nguyên nhiên vật liệu chiếm 40-45%

- Thiết bị toàn bộ 25%.

- Phương tiện vận tải,dịch vụ phụ tùng và máy lẻ 10-20%.

Nhập khẩu tư liệu sản xuất góp phần tác động tích cực đến việc phát triển sản

xuất trong nước. Tuy nhiên khâu nhập khẩu cũng còn những tồn tại như nhập khẩu

Trang 7

còn mất cân đối ,có nhiều lãng phí, máy móc nhập về chưa baỏ đảm nguyên tắc

nhập thiết bị hiện đại, sản phẩm tạo ra chưa có sức cạnh tranh ở ngay thị trường

trong nước. Để không rơi vào tình trạng tụt hậu kỹ thuật so với các nước trong khu

vực và nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu Nhà nước cần đưa ra những qui

định pháp lý để quản lý hoạt động này .

3. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu:

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó

không phải là một hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống mua bán phức

tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất

hàng hoá phát triển. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài mà

thiếu sự phát triển của hoạt động này. Đối với Việt Nam thì hoạt động này có tầm

quan trọng chiến lược phục vụ cho quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Hoạt động nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định đến quá trình sản xuất

và đời sống nhân dân. Nhập khẩu tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho

sản xuất, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá

hiện đại hoá,hắc phục những mặt mất cân đối của nền kinh tế, khai thác tối đa tiềm

năng của đất nước, bảo đảm sản xuất ổn định, tạo công ăn việc làm cho nền kinh

tế ,cải thiện nâng ca đời sống nhân dân. Nhập khẩu góp phần nâng cao chất lượng

sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu có vai trò tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu ,cùng hoạt động

nhập khẩu tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng đối ngoại, tạo công ăn

việc làm và cải thiện đời sống nhân dân .Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng,

thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta .

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên hoạt động xuất nhập khẩu cũng dễ đem

lại những hậu quả nguy hại lớn nếu ta không biết khống chế quản lý tốt. Nhập khẩu

nếu tràn lan sẽ bóp chết những ngành sản xuất trong nước, biến nước ta thành bãi

thải công nghiệp. Khi nhập khẩu những máy móc lạc hậu của nước ngoài, gây lãng

phí nguồn ngoại tệ còn đang khan hiếm. Xuất khẩu nếu không kiểm soát sẽ tạo ra

Trang 8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!