Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ chế ra quyết định của hội đồng bảo an liên hợp quốc trước yêu cầu cải tổ cấp bách hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
142.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1394

Cơ chế ra quyết định của hội đồng bảo an liên hợp quốc trước yêu cầu cải tổ cấp bách hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 3/2009 75

Ths. TrÇn Phó Vinh *

heo Hiến chương Liên hợp quốc

(LHQ), Hội đồng bảo an (HĐBA) là cơ

quan chủ yếu của LHQ(1) có chức năng “duy

trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

(2) Hiến

chương LHQ quy định HĐBA tổ chức như

thế nào để có thể thường xuyên thực hiện

được chức năng của mình.(3) HĐBA hành

động với tư cách thay mặt cho các thành

viên của LHQ. Các thành viên của LHQ

đồng ý chấp thuận, phục tùng và thi hành các

nghị quyết của HĐBA.(4) Có thể khẳng định

rằng HĐBA là cơ quan có quyền lực lớn

nhất trong các cơ quan của LHQ. Các nghị

quyết của HĐBA cho phép Hội đồng xác

định hành động nào được phép thực hiện

trong phạm vi chức năng của mình. Để hành

động được theo chức năng được giao phó,

cần phải có các nghị quyết do chính HĐBA

biểu quyết thông qua. Phạm vi bài viết này

đề cập cơ chế ra quyết định của HĐBA theo

quy định của Hiến chương LHQ.

HĐBA LHQ có 15 ủy viên,(5) trong đó

Anh, Pháp, Mỹ, Nga(6) và Trung Quốc

(7) là

các ủy viên thường trực. Theo bản gốc Hiến

chương LHQ năm 1945 thì HĐBA bao gồm

5 ủy viên thường trực và 6 ủy viên không

thường trực.(8) Sau đó, theo đề nghị của

nhóm 44 quốc gia thành viên thuộc châu Á

và châu Phi, Đại hội đồng quyết định tăng số

lượng ủy viên không thường trực của HĐBA

vào năm 1963. Theo bản sửa đổi Hiến

chương LHQ có hiệu lực ngày 31/08/1965

thì số lượng ủy viên HĐBA tăng từ 11 lên 15

ủy viên từ ngày 01/01/1966. 10 ủy viên

không thường trực bao gồm 5 ủy viên là các

quốc gia thuộc châu Á và châu Phi, 2 ủy

viên là các quốc gia thuộc Mỹ La tin, 2 ủy

viên thuộc Tây Âu và các quốc gia khác,(9) 1

ủy viên thuộc Đông Âu.

Bất cứ ủy viên nào của HĐBA cũng có

quyền đệ trình dự thảo nghị quyết yêu cầu

HĐBA biểu quyết. Các thành viên của LHQ

không phải là ủy viên của HĐBA cũng có thể

đệ trình dự thảo nghị quyết nhưng chỉ được

biểu quyết nếu được một ủy viên HĐBA yêu

cầu.

(10) Mỗi ủy viên cho dù là thường trực hay

không thường trực khi biểu quyết để thông

qua dự thảo cũng chỉ có một lá phiếu.

(11)

Những nghị quyết về các vấn đề thủ tục

(procedural matters) được thông qua khi có

phiếu thuận của 9/15 ủy viên của HĐBA.(12)

Vấn đề nào được coi là vấn đề thủ tục hay

không mang tính thủ tục không được quy

định trong Hiến chương LHQ mà thường do

các ủy viên HĐBA quyết định. HĐBA quy

định những vấn đề thủ tục là: Vấn đề được

quy định từ điều 28-32 Hiến chương, các

khoản mục của chương trình nghị sự (agenda);

T

* Giảng viên Khoa luật quốc tế

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!