Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của Hoa Kỳ: Tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN TUẤN
RÀ SOÁT HÀNH CHÍNH
TRONG CƠ CHẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
HOA KỲ: TÌM HIỂU TỪ CÁC VỤ KIỆN
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
NGUY
ỄN VĂN TU
ẤN LU
ẬN VĂN CAO H
ỌC NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN TUẤN
RÀ SOÁT HÀNH CHÍNH
TRONG CƠ CHẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
HOA KỲ: TÌM HIỂU TỪ CÁC VỤ KIỆN CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THĂNG LONG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình khoa học của riêng mình. Các nội
dung được đề cập và trình bày trong luận văn là kết quả của quá trình Tác giả
nỗ lực lao động, nghiên cứu cùng với sự định hướng và hỗ trợ của Giảng viên
hướng dẫn. Tác giả cam kết danh dự không sao chép bất kỳ ý tưởng nào của
các Nhà khoa học khác, nếu sai trái xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Văn Tuấn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFA : Quyền áp dụng thông tin bất lợi sẵn có
A – to – A : So sánh trung bình với trung bình
A – to – T : So sánh trung bình với giao dịch
CAFC : Tòa phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ
CBP : Hải quan và biên phòng Hoa Kỳ
CDR : Tiền ký quỹ hay đặt cọc
CEP : Giá xuất khẩu được tính toán
CFA : Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ
CFR : Bộ các quy định liên bang Hoa Kỳ
DOC : Bộ thương mại Hoa Kỳ
EP : Giá xuất khẩu
EU : Liên minh châu Âu
GATT 1994 : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994
GATT 1947 : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947
ITA : Cơ quan quản lý thương mại quốc tế thuộc DOC
ITC : Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
LCBPG : Luật chống bán phá giá
ME : Nền kinh tế thị trường
AB : Cơ quan phúc thẩm
ADA : Hiệp định chống bán phá giá
NME : Nền kinh tế phi thị trường
POR : Kỳ rà soát hành chính chống bán phá giá
RSHC : Rà soát hành chính chống bán phá giá
QĐSB : Quyết định sơ bộ
SRP : Tỷ lệ phá giá đơn nhất giả định
URAA : Luật về các hiệp định vòng đàm phán Uruguay
USD : Đô la Mỹ
USTR : Đại diện thương mại Hoa Kỳ
VASEP : Hiệp Hội chế biến và xuất khảu thủy sản Việt Nam
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Phụ lục I: Bảng tóm tắt quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Phụ lục II: Bảng tóm tắt quy trình ra soát hành chính chống bán phá giá của
Hoa Kỳ.
Phụ lục III: Bảng thống kê các đợt ra soát hành chính chống bán phá giá sản
phẩm Phile cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đến cuối năm
2014.
Phụ lục IV: Bảng thống kê các đợt ra soát hành chính chống bán phá giá sản
phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đến cuối
năm 2014.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ RÀ SOÁT
HÀNH CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
HOA KỲ............................................................................................................ 9
1.1. Một số quy định cơ bản của Hoa Kỳ về bán phá giá và quy trình chống bán
phá giá .........................................................................................................................9
1.1.1. Bán phá giá ........................................................................................................9
1.1.2. Sơ lược về quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ .......................................11
1.1.3. Thu thuế chống bán phá giá, biện pháp chống bán phá giá chủ yếu của Hoa
Kỳ ................................................................................................................................17
1.2. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về Rà soát hành chính chống bán phá giá 19
1.2.1. Khái niệm “rà soát hành chính”.......................................................................20
1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của rà soát hành chính ....................................................21
1.2.3. Trình tự thủ tục tiến hành rà soát hành chính chống bán phá giá....................24
1.2.4. Một số điểm khác biệt giữa “Rà soát hành chính” và “Điều tra chống bán phá
giá”........................................................................................................................................27
1.3. Một số vụ kiện tại WTO liên quan đến việc Hoa Kỳ tiến hành rà soát hành
chính chống bán phá giá...........................................................................................31
1.3.1. Vụ kiện Hoa Kỳ- rà soát hành chính chống bán phá giá và một số biện pháp
liên quan đến sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil (DS382) ..............................33
1.3.2. Trung Quốc kiện Hoa Kỳ tại WTO liên quan rà soát hành chính chống bán
phá giá. ......................................................................................................................45
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH RÀ SOÁT HÀNH
CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
DỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM VÀ
ĐỀ XUẤT. ........................................................................................................ 53
2.1. Một số vấn đề pháp lý chủ yếu DOC áp dụng trong rà soát hành chính
chống bán phá giá đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam ..............54
2.1.1. Áp dụng quy chế đối xử với nền kinh tế phi thị trường trong rà soát hành
chính chống bán phá giá .............................................................................................54
2.1.2. Về áp dụng phương pháp Zeroing để tính toán biên độ phá giá trong rà soát
hành chính...................................................................................................................70
2.2. Một số đề xuất nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thủy
sản Việt Nam trong các kỳ rà soát hành chính chống bán phá giá của Hoa Kỳ ....85
2.2.1. Một số nhận xét và dự báo ................................................................................85
2.2.2. Một số đề xuất ...................................................................................................87
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995), quan
hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến triển vượt bật. Ngày
13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ được ký kết mở ra chương mới
trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới WTO ngày 11/1/2007 tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập thương mại
mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang (từ 24-26/7/2013) hai nước tuyên bố nâng quan hệ lên Đối
tác toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn về nhiều mặt trong đó có hợp tác
về thương mại. Hiện tại Việt Nam cũng đang đàm phán với Hoa Kỳ và 10 nước
khác (Brunei, Nhật bản, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Chile, Canada,
Peru, Mexico) để đi đến ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, Hiệp
định tự do thương mại của một thị trường gần 800 triệu dân và chiếm khoảng
1/3GDP toàn cầu.
Thực hiện chủ trương của Đảng về “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập
với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu”1
, tận dụng các cơ chế, chính
sách thuận lợi của nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã không
ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Số liệu thống kê của Hải quan
Việt Nam từ năm 2012 đến nay cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu hàng
đầu của hàng hóa Việt Nam2
. Chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã
xuất khẩu sang Hoa Kỳ với tổng kim ngạch 16 tỷ USD với mức tăng trưởng 24% và
1 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại
hội lần thứ VIII năm 1996, nguồn: http://dangcongsan.vn.
2 Nguồn: http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan cập nhật ngày 14/1/2015.
2
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.3
Tuy nhiên, xu thế hội nhập cũng buộc hoàng hóa Việt Nam đối mặt với
những hình thức bảo hộ tinh vi ở các thị trường nhập khẩu trong đó có Hoa Kỳ. Văn
kiện đại hội XI của Đảng năm 2011, trong phần Dự báo tình hình thế giới và trong
nước những năm sắp tới nhận định:
Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng
vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều
hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh
mẽ ở các nước….4
Hiện vấn đề điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đang ngày càng được
các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ sử dụng như một công cụ hữu hiệu để hạn chế
hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Đối với điều tra chống bán phá giá, tính đến tháng
9/2014, Hoa Kỳ đã tiến hành 11 vụ điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm
nhập khẩu từ Việt Nam. Sớm nhất là vụ điều tra chống bán phá giá sản phẩm cá da
trơn nhập khẩu từ Việt Nam (ngày 31/1/2003) và gần đây nhất là điều tra chống bán
phá giá sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam (ngày 19/6/2014).5 Có thể nói,
Hoa Kỳ đang tiếp tục sử dụng các quy định về chống bán phá giá vốn gây nhiều
tranh cãi để bảo hộ nền sản xuất trong nước, áp đặt tiêu chuẩn và quy trình sản xuất
của Hoa Kỳ sang các nước có nhu cầu xuất khẩu vào thị trường này (như Việt Nam)
qua đó tận dụng sự không tương thích với nền sản xuất của Hoa Kỳ của các nền
kinh tế khác để hạn chế nhập khẩu.
3 Nguồn: http://vtv.vn/kinh-te/my-thi-truong-xuat-khau-lon-nhat-cua-viet-nam-154638.htm cập
nhật ngày 2/3/2015.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản
Việt Nam, phần III, mục 3, nguồn: http://dangcongsan.vn.
5
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam-VCCI (2014), Thống kê các vụ điều tra chống bán
phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tạ thị trường nước ngoài đến hết tháng 9/2014; nguồn
http://chongbanphagia.vn.
3
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
Hoa Kỳ
6
, tuy nhiên đây cũng là mặt hàng của Việt Nam sớm bị các doanh nghiệp
thủy sản nội địa của Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá nhất. Cuối năm 2002 đầu năm
2003, căn cứ vào đơn kiện của Hiệp hội các chủ trại cá Nheo Hoa Kỳ (CFA), các cơ
quan hữu quan của nước này đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản
phẩm cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam. Đến ngày 23/6/2003 Hoa Kỳ đã ra quyết
định áp thuế từ 36,84%-63,88% đối với mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam vào
Hoa Kỳ. Ngày 31/12/2003 Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành điều tra chống bán phá giá đối
với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và đến ngày
8/12/2004 đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 4,13%-25,76% đối với mặt
hàng xuất khẩu này của Việt Nam vào Hoa Kỳ.
7 Mặc dù đã có quyết định cuối cùng
về áp thuế chống bán phá giá, tuy nhiên mức thuế trên vẫn có thể được thay đổi
hàng năm do luật pháp của Hoa Kỳ cho phép các bên được quyền yêu cầu các cơ
quan hữu quan của Hoa Kỳ tiến hành xem xét lại mức thuế này (thông qua thủ tục
rà soát hành chính (RSHC)) và áp một mức thuế cụ thể hàng năm. Tính đến hết năm
2014, Hoa Kỳ đã tiến hành xong 09 đợt rà soát hành chính đối với quyết định áp
thuế chống bán phá giá mặt hàng cá da trơn và 08 đợt rà soát hành chính đối với
quyết định áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt
Nam và vẫn đang tiếp tục tiến hành các đợt rà soát hành chính tiếp theo đối với 2
mặt hàng này.8
6 Trong 11 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,6 tỷ USD tăng
16,2% so với cùng kỳ, xem thêm tại:
http://thuysanvietnam.com.vn/thi-truong-thuy-san-my-hap-dan-nhung-khac-nghiet-article-11082.ts
vn cập nhật ngày 3/3/2015.
7 Nguồn:
http://chongbanphagia.vn/tonghopsolieu/20141010/thong-ke-cac-vu-kien-cbpg-doi-voi-hang-xuatkhau-viet-nam-tinh-den-3092014-0 cập nhật ngày 12/12/2014.
8 Nguồn: http://enforcement.trade.gov/frn/summary/vietnam/vietnam-fr.htm cập nhật ngày
02/2/2015.