Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Cơ chế một cửa ở UBND xã, thị trấn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Từ thực tiễn tỉnh Bến Tre)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH PHÚC
CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE)
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH PHÚC
CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE)
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT HÀNH CHÍNH.
Mã số: 60.38.20
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CẢNH HỢP
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các dữ liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2009
Tác giả luận văn
LÊ MINH PHÚC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
CCHC: cải cách hành chính
TTHC: thủ tục hành chính
BPTNVTKQ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................4
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................................4
6. Kết cấu của luận văn......................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA
Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của
cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông .................................................6
1.1.1. Sự ra đời của cơ chế Một cửa ....................................................................6
1.1.2. Quá trình áp dụng, phát triển của
cơ chế Một cửa và sự ra đời của cơ chế Một cửa liên thông...............................7
1.1.3. Mục đích của cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông....................9
1.2. Khái niệm cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông .....................10
1.2.1. Khái niệm cơ chế Một cửa .......................................................................10
1.2.2. Khái niệm cơ chế Một cửa liên thông ......................................................11
1.2.3. Mối quan hệ giữa cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông ...........12
1.2.4. Các yếu tố của cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông................12
1.3. UBND xã, thị trấn và cơ chế Một cửa .....................................................13
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn .......................13
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã, thị trấn....................................................14
1.3.3. Cán bộ, công chức của UBND xã, thị trấn ..............................................14
1.3.4. Cơ sở vật chất của UBND xã, thị trấn.....................................................18
1.3.5. Chế độ tài chính của UBND xã, thị trấn..................................................19
1.4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ............................................................19
1.4.1. Quan hệ của BPTNVTKQ với UBND xã, thị trấn ...................................19
1.4.2. Các hình thức tổ chức BPTNVTKQ .........................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở
UBND XÃ, THỊ TRẤN TẠI TỈNH BẾN TRE
2.1. Cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện
quy định cơ chế Một cửa tại tỉnh Bến Tre .....................................................24
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về
cơ chế Một cửa tại UBND xã, thị trấn ở tỉnh Bến Tre..................................29
2.2.1. Thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
“Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.............................29
2.2.2. Thí điểm mô hình Một cửa liên thông 03 cấp từ cấp xã đến cấp tỉnh .....31
2.2.3. Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa,
cơ chế Một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.....33
2.2.4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện
cơ chế Một cửa và cơ chế Một cửa liên thông...................................................34
2.2.5. Quy định về chế độ phụ cấp đối với
cán bộ, công chức làm việc tại BPTNVTKQ......................................................37
2.2.6. Công tác tuyên truyền, phổ biến về CCHC..............................................38
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ
CHẾ MỘT CỬA Ở UBND XÃ, THỊ TRẤN
3.1. Các định hướng hòan thiện cơ chế Một cửa...........................................41
3.1.1. Tiếp tục áp dụng cơ chế Một cửa và cơ chế
Một cửa liên thông nhưng gọi chung là cơ chế Một cửa.................................41
3.1.2. Đề cao trách nhiệm cá nhân Chủ tịch UBND cấp xã
trong công tác giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân......................................42
3.1.3. Thủ tục nào thuộc phạm vi quản lý nhà nước của chính quyền
cơ sở hoặc cần có ý kiến của chính quyền cơ sở thì thuộc thẩm quyền
hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết của BPTNVTKQ của UBND cấp xã ..............43
3.1.4. Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào họat động phản biện
công tác giải quyết TTHC và các quy định về TTHC của UBND cấp xã..........43
3.1.5. Đa dạng mô hình tổ chức chính quyền cấp xã.........................................44
3.2. Các giải pháp hòan thiện ..........................................................................45
3.2.1. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
UBND cấp xã với Chủ tịch UBND cấp xã .........................................................45
3.2.2. Tạo sự cân bằng kiểm tra giữa
UBND cấp huyện và nhân dân ở địa phương ....................................................46
3.2.3. Bảo đảm trách nhiệm kỷ luật trong
thi hành công vụ và trách nhiệm cá nhân ..........................................................47
3.2.4. Các giải pháp về cán bộ, công chức ........................................................49
3.2.5. Xây dựng công chức chuyên môn không phân biệt lĩnh vực....................51
3.2.6. Đặt văn phòng giải quyết TTHC thuộc
thẩm quyền của cấp tỉnh ở các địa bàn xa trung tâm hành chính tỉnh..............54
3.2.7. Xây dựng cơ chế phản biện và
cơ chế đánh giá kết quả giải quyết TTHC .........................................................54
3.2.8. Áp dụng mô hình quản lý theo kết quả PMS............................................55
3.2.9. Xây dựng cơ chế thực thi hành chính cho chính quyền cơ sở..................57
3.2.10. Xác định cụ thể các tài liệu giấy tờ đối với một TTHC .........................60
3.2.11. Hòan thiện về cơ cấu tổ chức ở UBND xã, thị trấn và BPTNVTKQ.....62
3.2.12. Khắc phục các vấn đề khác....................................................................67
KẾT LUẬN .......................................................................................................70
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền hành chính nhà nước có hiệu lực, hiệu quả sẽ góp phần rất lớn
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Họat động của nền hành chính nhà nước liên
quan đến tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị… (gọi
chung là tổ chức, cá nhân). Về phạm vi lãnh thổ, nền hành chính nhà nước bao
trùm lên tòan vẹn lãnh thổ ảnh hưởng đến mọi vùng, miền của đất nước. Trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền hành chính đó không chỉ phải đáp ứng
nhu cầu quản lý nhà nước trong phạm vi quốc gia mà còn phải phục vụ tốt cho
sự đòi hỏi của các quan hệ xã hội có tính chất quốc tế.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền hành chính của cơ
chế quan liêu bao cấp, kinh tế kế họach hóa tập trung sang nền hành chính phục
vụ cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thõa mãn
những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Nền hành chính nhà nước hiện
nay còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có những quyết sách kịp thời để nền hành
chính phát huy hiệu lực, hiệu quả. Trong thời gian qua, đã có nhiều nỗ lực trong
công cuộc CCHC. Ngày 04/5/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP
về cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ
chức. Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đọan
2001-2010. Ngày 27/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
94/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế họach CCHC nhà nước giai đọan 2006-2010. Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (Khóa X) cũng đã thông qua Nghị quyết số
17-NQ/TW ngày 01/8/2007 về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu: “Đẩy mạnh