Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG THỊ KIỀU NGÂN
CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở ĐỊA PHƢƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở ĐỊA PHƢƠNG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60.38.01.02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm
Họ và Tên: Trƣơng Thị Kiều Ngân
Lớp: Cao học Luật Khóa 1 – Vĩnh Long
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn “Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng” là kết quả của quá trình nghiên cứu,
tổng hợp của bản thân tôi, nội dung, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm.
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Trƣơng Thị Kiều Ngân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTHC : Thủ tục hành chính
CCMC, CCMCLT : Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................... 6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu................................................... 6
6. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ................................................. 8
CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở ĐỊA PHƢƠNG....................................................... 8
1.1. Khái quát chung về cơ chế một cửa ..................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................8
1.1.2. Bản chất ..........................................................................................................10
1.1.3. Đặc điểm .........................................................................................................13
1.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................14
1.1.5. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa................................................................15
1.2. Khái quát chung về cơ chế một cửa liên thông.................................................18
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................18
1.2.2. Bản chất...........................................................................................................19
1.2.3. Đặc điểm .........................................................................................................20
1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................21
1.2.5. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông...............................................22
1.3. Nguyên tắc thực hiện, cơ quan và phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế
một cửa liên thông .......................................................................................................25
1.3.1. Nguyên tắc thực hiện.......................................................................................25
1.3.2. Cơ quan áp dụng.............................................................................................27
1.3.3. Phạm vi áp dụng..............................................................................................29
1.4. Chu trình làm việc tại nội bộ cơ quan hành chính nhà nƣớc .........................30
1.4.1. Khái niệm Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả...................................................30
1.4.2. Vị trí của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả....................................................31
1.4.3. Diện tích làm việc, trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.............31
1.4.4. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả..............................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...........................................................................................35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN
THÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC..............................36
Ở ĐỊA PHƢƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN..............................36
2.1. Khái quát về các địa bàn khảo sát......................................................................36
2.1.1. Tỉnh Long An...................................................................................................36
2.1.2. Tỉnh Vĩnh Long................................................................................................36
2.1.3. Tỉnh Đồng Tháp ..............................................................................................36
2.2. Thực trạng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các địa bàn khảo
sát...................................................................................................................................37
2.2.1. Công bố thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa
liên thông...................................................................................................................37
2.2.2. Công khai thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa
liên thông...................................................................................................................41
2.2.3. Quyết định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông .............43
2.2.4. Quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả..............................45
2.2.5. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả..............................47
2.2.6. Diện tích, trang thiết bị làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ..............52
2.2.7. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ....................55
2.2.8. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính khi áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông............................................................................................................55
2.3. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
tại các địa bàn khảo sát...............................................................................................58
2.3.1. Ưu điểm...........................................................................................................58
2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân ...................................................................60
2.4. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng ....................................................67
2.4.1. Ban hành Nghị định quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 67
2.4.2. Quy định bắt buộc hình thức công khai TTHC trên trang thông tin điện tử của
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.......................................................................69
2.4.3. Hình thành đội ngũ công chức chuyên nghiệp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả.............................................................................................................70
2.4.4. Quy định rõ một số thủ tục hành chính không thực hiện theo cơ chế một cửa...
...................................................................................................................................71
2.4.5. Thực hiện công tác đánh giá mức độ hài lòng của người dân về việc thực hiện
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông...............................................................71
2.4.6 Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cơ quan chuyên môn .....................72
2.4.7. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông............................................................................................................72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...........................................................................................73
KẾT LUẬN ..................................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc cải cách hành chính giai đoạn 1991 - 2000 đã góp phần quan
trọng vào sự nghiệp đối mới và phát triển của đất nước. Tiếp tục quá trình đổi mới,
ngày 17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg
phê duyệt “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -
2010”. Trên cơ sở những kết quả đạt được khi thực hiện Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, ngày 08/11/2011 Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020.
Một trong những nội dung trọng tâm trong các chương trình cải cách hành
chính ở trên là cải cách TTHC, đổi mới phương thức phục vụ của cơ quan nhà nước,
giảm sự phiền hà và hạn chế sự nhũng nhiễu của cán bộ, công chức khi giải quyết
TTHC cho người dân. Trước đây, khi chưa thực hiện CCMC, CCMCLT vấn đề giải
quyết TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn nhiều hạn chế,
người dân khi thực hiện các thủ tục thường mất nhiều thời gian và phải làm việc trực
tiếp với các cán bộ, công chức nên thường bị trạng sách nhiễu. Hơn nữa giai đoạn
nước ta chuyển sang thời kỳ mở cửa đã nảy sinh nhiều thủ tục khác cần phải giải
quyết mà thực hiện theo phương pháp cũ không còn thích hợp nữa. Nhằm tạo điều
kiện cho các tổ chức, công dân đến làm thủ tục và khắc phục những vấn đề nêu trên,
ngày 22/6/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg về Quy
chế thực hiện CCMC, CCMCLT tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Trong thời gian qua, CCMC, CCMCLT đã góp phần làm thay đổi một bước
mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng hành chính phục
vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành
chính, giảm được tình trạng công dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ
quan, nhiều cấp hành chính để giải quyết công việc. Thông qua đó, tạo điều kiện để
chính quyền gần dân hơn, chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ
cán bộ, công chức. Việc triển khai CCMC, CCMCLT gắn liền với đơn giản hóa
TTHC, cải cách phương thức làm việc của cơ quan hành chính đã nâng cao tính
chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa phương. Để nâng
cao hơn nữa chất lượng thực hiện CCMC, CCMCLT, đáp ứng yêu cầu ngày càng
2
cao của người dân, doanh nghiệp, ngày 25/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày
22/6/2007 về Quy chế thực hiện CCMC, CCMCLT tại cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế CCMC, CCMCLT tại cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của cấp huyện tại nhiều nơi đã bị phân tán về các phòng chuyên môn không
đúng với quy định... Do đó, trên thực tế CCMC, CCMCLT tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương còn nhiều vấn đề cần làm rõ. Bên cạnh đó, trong quá trình
thực hiện CCMC, CCMCLT còn xảy ra hiện tượng người dân bị “ngâm” hồ sơ hành
chính hoặc bị “làm khó” khi thực hiện TTHC. Như vậy, trong quá trình thực hiện
các cơ chế trên tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn bộc lộ nhiều bất
cập, nhưng những bất cập này chưa được làm rõ, chưa được đánh giá một cách
khách quan và toàn diện để hoàn thiện.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Cơ chế một cửa, cơ chế
một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông hiện nay đã được triển khai rộng
rãi tại các cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này trên một số phương diện khác nhau, cụ thể các bài viết như sau:
Nguyễn Thị Bích Ngân (2014), Bài viết “Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - Thực trạng và một số đề
xuất, kiến nghị” đăng trên trang http://kstthc.moj.gov.vn. Trong bài viết này, tác giả
đã tóm tắt kết quả của việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
tại các cơ quan hành chính nhà nước địa phương, chỉ ra một số hạn chế, bất cập khi
triển khai cơ chế này, trong đó theo tác giả bất cập chủ yếu hiện nay là mô hình một
cửa, một cửa liên thông được tổ chức không thống nhất giữa các địa phương, vẫn
còn tình trạng công chức những nhiễu, hạch sách người dân khi người dân làm thủ
tục, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn hạn chế về chuyên môn
nghiệp vụ và không có động lực thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trên cơ sở phân
tích nguyên nhân của một số hạn chế, bất cập, tác giả đề xuất một số giải pháp để