Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ chế di truyền
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương II:
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN
Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
***
I. ACID NUCLEIC LÀ VẬT CHẤT DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
1. Tiêu chuẩn của VCDT
VCDT phải có đủ 3 tính chất:
1/ Mang thông tin DT đặc trưng cho loài
• Phương thức mã hóa dựa trên nguyên tắc: số lượng, thành phần, trình tự sắp
xếp của các nucletotide trên gen cấu trúc sẽ quy định số lượng, thành phần,
trình tự sắp xếp của các aa trên chuỗi polypeptide tương ứng.
• Các gen trong hệ gen không hoạt động đồng loạt và liên tục. Đó là cơ chế
điều hòa biểu hiện gen.
2/ Có khả năng tái bản: VCDT phải có khả năng hình thành các bản sao, chứa
đầy đủ thông tin DT
• Prokaryote: phân bào trực phân
• Eukaryote: phân bào gián phân: phân chia nguyên nhiễm (nguyên phân) và
phân chia giảm nhiễm (giảm phân).
• Akaryote: nhân lên hàng loạt trong TB ký chủ, 5 gđ trong chu trình gây độc:
hấp phụ, xâm nhập, tổng hợp (bao hàm sự tái bản VCDT cho thế hệ sau),
lắp ráp, phóng thích.
3/ Có khả năng biến đổi
2. Chứng minh acid nucleic là VC mang TTDT
a/ Hiện thương Biến nạp (transformation)
Griffith dùng 2 chủng vi khuẩn (khác nhau về hình dạng khuẩn lạc và
độc tính):
Chủng S (mooth): độc, khuẩn lạc nhẵn, láng (vỏ nhày= polysaccharide)
Chủng R (rough), không độc, khuẩn lạc sần, không vỏ nhày.
Lần lượt tiêm các trường hợp sau vào chuột, ta thu được kết quả:
* Nhận xét:
• Ở TH 4, những mảnh vỡ TB từ chủng S bị đun sôi đã biến đổi các VK R sống
trở thành các VK S sống. Hiện tượng này gọi là Biến nạp.
• Bản thân các polysaccharide không gây biến nạp TB R. Vỏ nhày chỉ là 1 biểu
hiện kiểu hình của độc tính.
• DNA chính là yêu tố xác định đặc tính vỏ polysaccharide, từ đó xác định đặc
tính gây bệnh.
1. Tiêm R Sống
2. Tiêm S sống Chết
3. Tiêm S chết Sống
4. Tiêm s chết và R sống Chết
1