Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển thể cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Phố và phim truyền hình người Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NÔNG BÍCH PHƯỢNG
CHUYỂN THỂ CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ VÀ PHIM TRUYỀN HÌNH
NGƯỜI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NÔNG BÍCH PHƯỢNG
CHUYỂN THỂ CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ VÀ PHIM TRUYỀN HÌNH
NGƯỜI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Diệu Linh
Thái Nguyên - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn
Nông Bích Phượng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo - KHCN&HTQT, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học,
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Diệu Linh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn
Nông Bích Phượng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 8
1.1. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ...................................................... 8
1.1.1. Các loại hình nghệ thuật.......................................................................... 8
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ................................................. 10
1.2. Tình hình chuyển thể tác phẩm văn học Việt Nam sang điện ảnh qua các
thời kỳ.............................................................................................................. 18
1.2.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.................................... 18
1.2.2. Thời kỳ sau 1975................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỐT TRUYỆN TỪ TIỂU THUYẾT PHỐ
ĐẾN PHIM TRUYỀN HÌNH NGƯỜI HÀ NỘI............................................ 28
2.1. Sự tiếp thu và sáng tạo đường dây cốt truyện từ tiểu thuyết Phố đến phim
Người Hà Nội.................................................................................................. 29
2.1.1. Cốt truyện sóng đôi và những sự kiện, tình tiết chính được bảo lưu.... 30
iv
2.1.2. Những tình tiết, sự kiện được đạo diễn cải biên và sáng tạo ................ 32
2.2. Mở đầu và kết thúc tác phẩm................................................................... 47
2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật......................................................... 47
2.2.2. Sự kết hợp giữa thời gian hiện tại với thời gian tâm lý hồi tưởng........ 53
2.3. Bối cảnh không gian được thay đổi một cách linh hoạt........................... 43
CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN THỂ NHÂN VẬT TỪ TIỂU THUYẾT PHỐ ĐẾN
PHIM TRUYỀN HÌNH NGƯỜI HÀ NỘI ..................................................... 61
3.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Phố................................................... 61
3.1.1. Hệ thống các nhân vật nữ...................................................................... 62
3.1.2. Hệ thống nhân vật nam ......................................................................... 65
3.1.3. Những đứa trẻ đáng thương .................................................................. 74
3.2. Hệ thống nhân vật trong phim truyền hình Người Hà Nội ...................... 77
3.2.1. Những nhân vật được bảo lưu............................................................... 77
3.2.2. Những nhân vật được làm mới.............................................................. 84
KẾT LUẬN..................................................................................................... 89
PHỤ LỤC........................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong đời sống văn hóa nghệ thuật từ sau năm 1975, việc chuyển
thể tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại sang phim truyền hình đã trở thành
một hiện tượng khá phổ biến và có nhiều giá trị độc đáo. Trong bối cảnh điện
ảnh còn thiếu những kịch bản hay thì tác phẩm văn học trở thành nguồn kịch
bản phong phú và hấp dẫn để các nhà đạo diễn làm phim. Chất liệu của văn học
chính là ngôn từ được chắt lọc từ cuộc sống để miêu tả, phản ánh thế giới hiện
thực một cách linh hoạt và chính xác. Văn học có điều kiện giao thoa với nhiều
loại hình nghệ thuật khác, trong đó có phim truyền hình. Chính vì vậy trong
văn học có rất nhiều yếu tố điện ảnh và trong điện ảnh có cả yếu tố văn học.
Hay nói cách khác, cả văn học lẫn điện ảnh đã có sự thâm nhập và chuyển hóa
lẫn nhau để tạo nên những tác phẩm để đời.
1.2. Chu Lai là một nhà văn hiện đại có phong cách nghệ thuật độc đáo
dù vẫn có những nét chung của cả một thế hệ. Ban đầu Chu Lai đến với nghệ
thuật với cương vị là diễn viên của đoàn kịch Tổng cục chính trị. Nhưng sau
mỗi vai diễn, ông cảm thấy mình có phần “vô duyên” khi tiếng gọi nơi tiền
tuyến vẫn đang thúc giục. Ông quyết định từ bỏ con đường nghệ thuật thứ bẩy
để xung phong vào chiến trường. Và Chu Lai đã trở thành một người lính thực
sự. Cũng từ đây, chiến trường chính là mảnh đất, là cái vốn quý giá của Chu
Lai khi ông liên tiếp cho ra đời các tác phẩm có giá trị. Có thể nói, Chu Lai là
nhà văn rất chung thủy với đề tài chiến tranh cách mạng. Ông từng chia sẻ:
“Chiến tranh chưa bao giờ thôi ám ảnh tôi”. Kể cả khi chiến tranh đã đi qua,
nhà văn vẫn còn day dứt với biết bao số phận thời hậu chiến đang phải gồng
mình trong cuộc chiến đấu mới để mưu sinh, để trả nợ đời.
1.3. Dựa vào truyện ngắn Phố nhà binh viết năm 1991, Chu Lai đã cho
ra đời cuốn tiểu thuyết Phố. Đây được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của ông
2
viết về cuộc sống của những người bộ đội thời hậu chiến sống trên phố Lý Nam
Đế nói riêng và Hà Nội nói chung. Thời kỳ đầu đổi mới nhiều khó khăn, buộc
những người lính năm xưa phải tìm đủ mọi cách bươn chải để lo cho cuộc sống
gia đình. Họ đã trải qua nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử cũng như cuộc
sống đời thường.
Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Phố, đạo diễn Hoàng Tích Chỉ và Đoàn Lê
đã xây dựng thành công bộ phim truyền hình Người Hà Nội vào năm 1996. Bộ
phim được chiếu trên Văn nghệ chủ nhật của VTV3. Bộ phim đã thu hút và
nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả truyền hình.
Việc “màn ảnh hóa” một tác phẩm văn học hay là điều không hề dễ dàng
đối với những người làm phim. Bởi tác phẩm văn học càng hay thì càng khó
chuyển thể thành ngôn ngữ màn ảnh. Còn nếu giữ nguyên nội dung tác phẩm
văn học thì khán giả lại không thấy được sự kịch tính trong phim. Trong khi
làm phim, hai yếu tố được các nhà biên kịch và đạo diễn quan tâm nhất đó chính
là cốt truyện và thế giới nhân vật. Chính vì vậy, các nhà điện ảnh thường phải
gạt bớt những yếu tố mang đậm tính văn học bị trùng lặp để câu chuyện màn
ảnh được nhịp nhàng và lôi cuốn hơn.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Chuyển thể cốt truyện
và nhân vật trong tiểu thuyết Phố và phim truyền hình Người Hà Nội” làm đối
tượng nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Khoảng đầu thế kỷ XX, khi loại hình nghệ thuật thứ bảy (điện ảnh) ra
đời đã tác động đến nhiều loại hình nghệ thuật khác, trong đó có tiểu thuyết. Ở
thế kỉ này, khi con người bị cuốn vào công cuộc hiện đại hóa cùng những áp
lực của kinh tế thị trường thì việc dành thời gian cho đọc sách, nhất là những
cuốn tiểu thuyết dài, không còn là ưu tiên hàng đầu. Xem một bộ phim với dung
lượng tương đương một cuốn tiểu thuyết, người ta cần một lượng thời gian ngắn
3
hơn rất nhiều. Hơn nữa, những hiệu ứng hình ảnh và âm thanh… do điện ảnh
đem đến có sức thu hút trực tiếp và sinh động hơn so với tiểu thuyết. Đúng như
Trần Hinh - một chuyên gia nghiên cứu về điện ảnh và văn học Pháp (Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) đã viết: “Một bộ phim hay có thể giúp
người đọc hiện thực hóa tác phẩm nhanh chóng và trực tiếp hơn rất nhiều so với
khi người ta đọc một cuốn tiểu thuyết” [34].
Vì vậy, một điều gần như tất yếu là các nhà tiểu thuyết khi muốn làm cho
văn học trở nên hấp dẫn hơn, có sức cạnh tranh hơn thì không thể bỏ qua những
ưu thế mà điện ảnh từng mang lại. Đó là những lý do dẫn tới việc hình thành
một khuynh hướng tiểu thuyết - điện ảnh trong văn học Pháp nửa sau thế kỷ
XX.
Đây là một khuynh hướng do nhà văn Alain Robbe - Grillet, chủ soái của
trường phái Tiểu thuyết Mới là người “phát ngôn”. Ông là người đầu tiên đưa
ra khái niệm tiểu thuyết - điện ảnh sau khi thực hiện bộ phim Hoa bất tử vào
năm 1962. Khái niệm này cho thấy sự xâm nhập, pha trộn lẫn nhau giữa văn
học và điện ảnh. Một gương mặt xuất sắc của khuynh hướng tiểu thuyết - điện
ảnh là nữ nhà văn M. Duras khi bà sáng tạo ra lối viết “lai tạo” giữa tiểu thuyết
và điện ảnh. Trần Hinh đã nhận định khá lí thú về nữ nhà văn này: “Mặc dù có
thể thừa nhận sự xâm nhập lẫn nhau giữa văn học và điện ảnh trong sự nghiệp
chung của M. Duras, nhưng chúng tôi cho rằng, chính xác hơn, vẫn cần phải
nói tới một hiện tượng lai tạo. Lai tạo chứ không phải ảnh hưởng (influence),
bởi lẽ, sự tiếp nhận yếu tố này trong một yếu tố kia ở Duras không hoàn toàn
bị động. Ngược lại, một cách chủ động, M. Duras còn sáng tạo ra một thể mới
trong tác phẩm của mình” [34].
Tại giải Oscar 2009, trong số 5 đề cử cho Phim hay nhất có tới 3 bộ phim
là phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học: The curious case of Benjamin
Button chuyển thể từ một truyện ngắn của nhà văn Mỹ Frank Scott Fritzgerald,
4
The reader chuyển thể từ tác phẩm best-seller của nhà văn Đức Bernhard
Schlink và Revolutionary road chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn
Mỹ Richard Yates. Thành công lớn của phim No country for old men (chuyển
thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Cormac McCarthy) tại Oscar 2008 và
The Reader (chuyển thể từ tiểu thuyết The Reader của Bernhard Schlink) tại
Oscar 2009 khiến giới phê bình phim ngày càng ấn tượng với phim chuyển thể
từ tác phẩm văn học.
Những sự kiện, những con số thống kê đó đã phần nào nói lên vị trí quan
trọng của các phim chuyển thể từ tác phẩm văn học trong thành tựu chung của
nghệ thuật điện ảnh. Các tác phẩm văn học, đặc biệt là những cuốn sách bestseller luôn là nguồn tư liệu hấp dẫn cho các đạo diễn điện ảnh, các nhà biên
kịch.
Ở Việt Nam, môn nghệ thuật thứ bẩy được du nhập vào Việt Nam từ cuối
thập niên 1890. Tuy nhiên, dấu mốc thực sự cho sự ra đời của nền điện ảnh Việt
Nam là năm 1923, khi xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên: Kim Vân Kiều do
Công ty Chiếu bóng Đông Dương thực hiện, dựa trên tác phẩm bất hủ Truyện
Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong những thành tựu nổi bật của điện ảnh
Việt Nam qua suốt chặng đường dài gần một thế kỷ: Từ giai đoạn khởi đầu đến
điện ảnh cách mạng, điện ảnh miền Nam thời kỳ chia cắt 2 miền Nam - Bắc,
điện ảnh thời kỳ mở cửa, điện ảnh hải ngoại và điện ảnh Việt Nam đương đại;
không thể không kể đến đóng góp rất đáng tự hào của những bộ phim được
chuyển thể từ tác phẩm văn học. Không chỉ điện ảnh lấy cảm hứng, chất liệu từ
mạch nguồn phong phú của kho tàng văn học, tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật
và các thủ pháp biểu hiện của văn học mà ngược lại điện ảnh cũng làm thay đổi
tiểu thuyết. Cùng với việc chuyển thể tác phẩm văn học thành phim và sự tham
gia trực tiếp của các nhà văn vào quá trình ấy, nghệ thuật điện ảnh cũng đang
ảnh hưởng không nhỏ tới cách viết, cách kể chuyện và cấu trúc tác phẩm của
nhiều nhà văn hiện đại. Người ta thấy rõ: “Các thủ pháp điện ảnh đã xâm nhập