Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên mục dân số và phát triển trên đài phát thanh - truyền hình quảng trị (2010- 2012).
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
801

Chuyên mục dân số và phát triển trên đài phát thanh - truyền hình quảng trị (2010- 2012).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

CHUYÊN MỤC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐÀI PHÁT

THANH – TRUYỀN HÌNH QUẢNG TRỊ 2010-2012

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Người hướng dẫn:

ThS. Phạm Thị Hương

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Minh Hà

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của Thạc sĩ Phạm Thị Hương. Kết quả nghiên cứu là trung thực và

chưa từng công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.

3

DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

PT-TH Phát thanh – Truyền hình

CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

DS Dân số

UBND Ủy ban nhân dân

PGĐ Phó giám đốc

HĐND Hội đồng nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

SỐ THỨ TỰ NỘI DUNG TRANG

Bảng 1 Hệ thống tổ chức chuyên mục trên chương

trình truyền hình Đài PT-TH Quảng Trị

4

Bảng 2 Bảng biểu 02: Phân bổ các nhóm nội dung

từ năm 2010 đên năm 2012

Bảng 3 So sánh cách triển khai phóng sự Đakarông

– Khởi động mùa chiến dịch dưới dạng kết

cấu truyền thống và hiện đại

Biểu đồ 1 Tỷ lệ phân bổ các nhóm nội dung chủ yếu

trong 3 năm (2010-2012)

Biểu đồ 2 Quy mô phản ánh các nội dung trong công

tác dân số của chuyên mục Dân số và phát

triển

Biểu đồ 3 Quy mô sử dụng các thể loại trong chuyên

mục Dân số và phát triển

Ảnh 1 Logo của chuyên mục

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới kể từ ngày chia tách ba tỉnh Bình- Trị- Thiên

(năm 1989), Quảng Trị đã và đang xây dựng nền kinh tế- xã hội phát triển theo

5

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những yếu tố tiềm lực

đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển chính

là sự ổn định và bảo đảm chất lượng dân số toàn dân trên địa bàn. Điều này cũng

đã được khẳng định trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 và xây dựng kế hoạch phát triển 2011-

2015 của tỉnh. Để đạt được những thành quả trên, ban lãnh đạo tỉnh đã có sự chỉ

đạo đúng hướng cũng như sự phối hợp tổ chức giữa các ban ngành và đoàn thể.

Tuy nhiên chất lượng dân số khó đạt được yêu cầu đề ra nếu thiếu sự góp sức

của báo chí truyền thông, trong đó đặc biệt là vai trò của Đài Phát thanh- Truyền

hình Quảng Trị.

Đài địa phương đã đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động các vấn

đề dân số cũng như đã có những đóng góp, hỗ trợ tích cực, phát huy vai trò

thông tin quan trọng của mình trong việc nâng cao ý thức người dân. Với mục

đích tìm hiểu cách thức tổ chức tuyên truyền về dân số của đài địa phương cũng

như ghi nhận hiệu quả mà nó mang lại đối với lĩnh vực này, chúng tôi chọn đề

tài:Chuyên mục Dân số và phát triển trên Đài Phát thanh - Truyền hình

Quảng Trị (2010- 2012) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho chuyên ngành báo

chí của mình.

2. Lịch sử vấn đề

Những năm gần đây, vấn đề nâng cao chất lượng dân số luôn được xã hội

quan tâm, nghiên cứu khá rộng rãi, tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu

khoa học như : Dân số học và truyền thông dân số, PGS. TS. Tô Huy Rứa chủ

biên, NXB Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 1998, Tuyên truyền vận động dân

số và phát triển, PGS. TS. Vũ Đình Hoè chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, xuất

6

bản năm 2000; giáo trình Dân số/SKSS và Phát triển, NXB Chính trị Quốc gia,

năm 2005; Các bài báo và công trình nghiên cứu về đề tài tính dục tại Học viện

Báo chí và Tuyên truyền năm 2006-2007, chủ biên, xuất bản tháng 12/2007;

công trình nghiên cứu về vấn đề dân số (năm 1990) của Giáo sư Lê Thị Nhâm

Tuyết trong đó có bài viết Gia đình dân số và đời sống gia đình Việt Nam ở khía

cạnh tâm lí và văn hóa…

Vai trò của báo chí trong công tác phản ánh, tuyên truyền dân số ngày

càng được khẳng định và chú trọng. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu về vấn đề

này lại thường được bàn đến trong những công trình mang tính chất tầm cỡ, vẫn

chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nói về sự hỗ trợ tuyên truyền của

báo chí địa phương trong công tác nâng cao chất lượng dân số ở tỉnh Quảng Trị

như hiện nay. Để thực hiện tốt đề tài của mình, những tài liệu trên là cơ sở lí luận

quan trọng giúp tôi nắm được vốn kiến thức nhất định về vấn đề đang được

nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nội dung, hình thức, quy trình thực hiện và những vấn đề tác nghiệp của

chuyên mục Dân số và phát triển trên Đài PT-TH Quảng Trị. Ngoài ra, để đánh

giá một cách toàn diện về cách thức triển khai chuyên mục, chúng tôi còn phải

nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu về báo chí cũng như thu thập ý kiến

của các phóng viên, nhà báo, các cán bộ trong ngành dân số.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

7

Nghiên cứu thực trạng dân số hiện nay ở tỉnh Quảng Trị và công tác tuyên

truyền vận động bảo đảm chất lượng dân số của các ban ngành, đoàn thể và nhân

dân được đăng tải trong chuyên mục Dân số và phát triển trên Đài PT – TH

Quảng Trị từ giai đoạn 2010 – 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài trên chúng tôi vận dụng những phương pháp cơ bản sau:

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu làm

rõ vấn đề. Đồng thời, dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về

tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số, để phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn

đề.

Nghiên cứu các tài liệu, sách, báo cáo về tình hình dân số trên địa bàn tỉnh

nhằm khái quát, hệ thống những kiến thức về vấn đề nâng cao chất lượng dân số

ở địa phương. Đây chính là cơ sở để xác định được vai trò của Đài Phát thanh￾Truyền hình Quảng Trị trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về công tác dân số.

4.2 Phương pháp khảo sát thực tiễn

Đây là những khảo sát thông qua việc tìm kiếm và tổng hợp các số ra đã

phát sóng trên chuyên mục Dân số và phát triển của Đài PT-TH Quảng Trị từ

năm 2010 đến năm 2012. Sau khi xem và đọc kịch bản chúng tôi tiến hành tổng

hợp và phân loại nội dung, thể loại phù hợp với mỗi đề tài được phản ánh trong

chuyên mục. Lấy ngẫu nhiên các chương trình trong hệ thống đã được tổng hợp

8

để phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu để thấy rõ nội dung, thông điệp mà

chuyên mục muốn đề cập tới.

Ngoài ra, đây là đề tài thuộc chuyên ngành báo chí, nên trong khóa luận,

người viết còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập những ý kiến

thực tế về vấn đề nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn một số phóng viên, nhà báo

của Đài PT-TH Quảng Trị và người dân địa phương về mức độ quan tâm đón

xem chuyên mục Dân số và phát triển của Đài.

5 . Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn:

Tìm hiểu vị trí, vai trò, ý nghĩa của chuyên mục Dân số và phát triển trên

Đài PT-TH Quảng Trị (2010-2012) đối với người xem, đặc biệt là người dân tại

địa phương.

Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về góc độ nội dung, cách thức tổ chức và

những vấn đề tác nghiệp mà chuyên mục Dân số và phát triển mang tới cho sinh

viên.

Góp phần làm tư liệu học tập cho sinh viên, đặc biệt sinh viên báo chí.

6. Kết cấu của đề tài

Khóa luận này ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo thì phần nội dung bao gồm 3 chương như sau:

Chương một: Tổng quan về Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Trị và chuyên

mục Dân số và phát triển

9

Nội dung chủ yếu của chương là nhằm giới thiệu khái quát về quá trình

hình thành của Đài Phát thanh -Truyền hình Quảng Trị và chuyên mục Dân số

và phát triển. Trong đó nhấn mạnh vị trí và vai trò của chuyên mục trong hệ

thống các chuyên mục của Đài.

Chương hai: Khảo sát chuyên mục Dân số và phát triển trên Đài Phát thanh￾Truyền hình Quảng Trị (2010-2012)

Khảo sát trên hai bình diện nội dung và hình thức của chuyên mục để thấy

rõ vai trò thông tin của Đài địa phương trong công tác tuyên truyền và phản ánh

các vấn đề dân số ở tỉnh nhà.

Chương ba: Chuyên mục Dân số và phát triển và những vấn đề tác nghiệp

Sau khi tham gia tác nghiệp cùng ê kip sản xuất chuyên mục, khóa luận đã

tổng kết, đúc rút một số kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc thu thập ý kiến của

phóng viên và những ghi nhận, đánh giá chủ quan của người viết để nhằm nâng

cao chất lượng chuyên mục, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao cho người

xe

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

10

TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH QUẢNG TRỊ VÀ

CHUYÊN MỤC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

1.1.Khái quát về Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị

1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 20 tháng 7 năm 1955, cùng với sự hình thành đặc khu Vĩnh

Linh, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh được thành lập (Tiền thân của Đài PT-TH

Quảng Trị ngày nay). Ở nơi tuyến đầu miền Bắc, Đài truyền thanh Vĩnh Linh là

cơ quan tuyên truyền đấu tranh chính trị sắc bén, kịp thời của Đảng cho công

cuộc giải phóng miền nam thống nhất đất nước.

Đến tháng 1 năm 1973, Đài Truyền thanh Đông Hà được thành lập trực

thuộc Ban Quản lý Truyền thanh, từ năm 1973 đến năm 1976 Đài truyền thanh

Đông Hà là cơ quan thông tin đại chúng, tiếng nói của Đảng bộ và Chính quyền

cách mạng tỉnh Quảng Trị.

Ngày 1 tháng 7 năm 1989 tỉnh Quảng Trị được lập lại sau khi chia tách

tỉnh Bình Trị Thiên. Đài Phát thanh Quảng Trị được thành lập và tổ chức phát

sóng chương trình phát thanh đầu tiên. Đến ngày 17 tháng 11 năm 1992 UBND

tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 701/QĐ-UB về việc thành lập Đài Phát thanh -

Truyền hình tỉnh và chương trình Chào xuân Bính Thân (1992) được xem là

chương trình truyền hình đầu tiên của Đài PT-TH Quảng Trị. Từ đó cho đến nay,

Đài PT-TH Quảng Trị đã không ngừng nâng cao chất lượng chương trình, mở

diện phủ sóng tiếp tục tăng thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình. Đến

đầu tháng 7 năm 2009 Đài đã phát sóng chương trình địa phương trên 12h/ngày.

Đài Truyền hình tỉnh đã phục vụ hầu khắp vùng đồng bằng và 3 trạm phát lại đã

11

phục vụ một số vùng miền núi. Mạng lưới truyền thanh ở các huyện, thị xã và

một số cơ sở được duy trì, phương tiện tiếp nhận thông tin điện tử trong nhân

dân ngày càng tăng.

Sau nhiều năm liên tục phấn đấu, Đài PT-TH Quảng Trị được Đài

Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc. Chính

phủ, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen cho các cá nhân, tập thể xuất sắc. Năm

1986, Đài được tặng Huân chương lao động hạng Ba ( Lúc này Đài nằm chung

trong Đài Phát thanh Bình Trị Thiên). Năm 2003 được nhà nước tặng thưởng

Huân chương Lao động hạng Nhì, năm 2009 được tặng thưởng Huân chương

Lao động hạng Nhất.

Gần một phần tư thế kỷ là một quảng thời gian chưa dài so với hành trình

đi lên của một ngành vốn có mặt rất sớm và để lại những dấu ấn đặc biệt trong

lịch sử như ngành Truyền thanh, Phát thanh, Truyền hình Quảng Trị. Nhưng nó

là một chặng đường có tính khởi điểm cực kì có ý nghĩa, tạo đà để ngành Phát

thanh Truyền hình Quảng Trị vươn lên xứng đáng là cơ quan ngôn luận của

Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống tổ chức chuyên mục trên chương

trình Truyền hình của Đài PT-TH Quảng Trị

1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Trị

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp thuộc

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng

bộ và chính quyền tỉnh; đồng thời là cơ quan hướng dẫn về chuyên môn, quy

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!