Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
\\.....................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ..........1
\\
CHƯƠNG I: CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Khái niệm, bản chất của chuyển giá trong họat động ĐTQT
1.1. Khái niệm
Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ)
được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông
thường trên thị trường (giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của
doanh nghiệp trên toàn cầu (Thông tư 66/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài
chính)
Một số khái niệm khác:
Chuyển giá là một hoạt động mang tính chất chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa
quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua sản phẩm,
nguyên vật liệu.. giữa các công ty trong cùng 1 tập đoàn, không theo giá thị trường
nhằm thu được lợi nhuận cao nhất (Võ ThanhThu & Ngô Thị Ngọc Huyền (2011), Kỹ
Thuật Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài)
Đặc điểm của Chuyển giá:
Giá cả mua bán giữa các công ty con của một tập đoàn, và giá cả của sản phẩm
tập đoàn đó không được quyết định bởi thị trường mà do các nhà quản lý của
MNC đề ra.
Các công ty chuyển giá với nhau có quan hệ cộng sinh đặc biệt về quyền lợi và
tổ chức.
Định giá chuyển giao là việc sử dụng phương pháp để xác định giá cả chuyển
giao nội bộ của các MNCs
1.2. Vì sao có sự chuyển giá
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 1
GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế
a. Nguyên nhân khách quan:
- Toàn cầu hóa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, gây sức ép đến các
nước phải mở cửa nền kinh tế để dòng chảy của hàng hóa và vốn đầu tư được tự do
lưu thông thuận lợi, điều này làm cho các công ty đa quốc gia dễ dàng hơn trong việc
xây dựng các công ty con ở nước ngoài, đây là một điều kiện quan trọng để các MNC
thực hiện “chuyển giá”.
- Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh
khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu
của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Vì vậy, chênh lệch mức độ điều tiết thuế
giữa các quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra và dựa vào sự khác biệt này mà các công ty
đa quốc gia xây dựng chiến lược “chuyển giá”.
Ví Dụ:
+ Singapore đã hạ thuế suất thuế TNDN từ 20% xuống còn 19%, Philippin
giảm từ 35% xuống 30%. Gần đây nhất, Trung Quốc đã giảm thuế từ 33% xuống còn
25% để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
+ "Thiên đường thuế", bao gồm Liechtenstein, Monaco, Andorra và
Switzerland. Đó là những quốc gia có mức thuế suất thấp hơn các nước khác, hấp dẫn
các công ty nước ngoài đến đặt trụ sở.
- Cơ chế hạch toán và kế toán, kiểm toán giữa các nước có những điểm khác
biệt cũng là chỗ hở để cho hoạt động “chuyển giá” phát triển.
- Sự không chuyển đổi được hoặc chuyển đổi khó khăn của đồng tiền khi tiến
hành đầu tư ở nước ngoài, thêm vào đó lạm phát, chính sách tài chính, thuế bất ổn…
đã kích thích các công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài tìm mọi cách chuyển lợi
nhuận về nước, trong đó có cách thực hiện “chuyển giá” trong kinh doanh.
- Một số nước, trong đó có Việt Nam từ năm 2005 về trước, duy trì thuế chuyển
lợi nhuận ra nước ngoài với mức thuế bình quân là 5%, khiến các công ty đa quốc gia
tìm mọi cách “né” loại thuế này, trong đó có cách “chuyển giá” khi giao dịch với công
ty mẹ.
- Kiểm soát hoạt động “chuyển giá” rất khó, vì hoạt động của các công ty quốc
tế vượt ra ngoài kiểm soát của một quốc gia. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 2
GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế
quan Chính phủ của các nước chưa chặt chẽ khiến cho hoạt động “chuyển giá” của các
công ty đa quốc gia có điều kiện thuận lợi phát triển.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Cơ chế chính sách chống chuyển giá ở nhiều nước chưa hoàn thiện, đặc biệt ở
các nước đang và kém phát triển. Điều này khiến việc kiểm soát và trừng trị xác đáng
hiện tượng chuyển giá của các công ty quốc tế bị hạn chế.
- Trình độ điều hành tài chính doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia rất
cao. Họ có những nhà quản trị và phân tích tài chính giỏi, có thể che đậy hiện tượng
“chuyển giá” một cách tinh vi. Trong khi đó, thông thường ở các nước tiếp nhận đầu
tư, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về tài chính đối với các công ty quốc tế còn
nhiều hạn chế.
- Công tác kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế nên khó phát hiện “chuyển
giá” trong hoạt động đầu tư quốc tế.
- Một nguyên nhân quan trọng nữa là do chiến lược thôn tính của các công ty đa
quốc gia đặc biệt khi thâm nhập vào các thị trường mà ở những nước đó luật lệ kinh
doanh chưa đầy đủ hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế (luật chống độc quyền,
luật chống cạnh tranh không lành mạnh…). Thông qua hoạt động “chuyển giá”, bên
phía nước ngoài dần “thôn tính” đối tác trong liên doanh hoặc nhờ sự trợ giúp của
công ty mẹ về tài chính mà làm phá sản các công ty nội địa ở cùng ngành hàng.
2. Các hình thức Chuyển giá:
2.1. Hình thức “chuyển giá” trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư quốc tế:
a. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao trị giá tài sản góp vốn:
- Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho
phần vốn góp của bên phía cố ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó sự chi phối trong
các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời
được chia cũng tăng (vì lời được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn pháp định).
Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.
- Đối với các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài: việc nâng giá trị tài sản
góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm (nghĩa là lợi nhuận giảm), tác
động làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ
đầu tư:
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 3