Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

chuyên đề kinh tế phát triển phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng
PREMIUM
Số trang
43
Kích thước
806.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1338

chuyên đề kinh tế phát triển phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐÓI VÀ

BẤT BÌNH ĐẲNG

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

Nhóm thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Cao học KT B2 - K17

Nguyễn T.Thu Huyền (1977)

Nguyễn Thị Lan Hương

Trần Thị Mai Hương

Đỗ Thị Mai Hường

Nguyễn Văn Luận

Ngô Văn Nam

Nguyễn Thị Đông Mai

HÀ NỘI - 2009

CHUYÊN ĐỀ

PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG

Một xã hội phát triển là niềm mơ ước và mong muốn của nhiều quốc gia

trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển là sự nảy sinh và tồn tại các vấn

đề kinh tế - xã hội như: phân phối thu nhập và nghèo đói, dân số và sự gia tăng

dân số, việc làm và thất nghiệp... . Trước tình hình đó nhóm chúng tôi tiến hành

nghiên cứu chuyên đề "Phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng".

I. Mô hình về sự bất bình đẳng

Sau chiÕn tranh TG lÇn thø 2, c¸c níc ®ang ph¸t triÓn ®Òu nhÊn m¹nh vai

trß cña t¨ng trëng, coi ®ã nh lµ mét ®iÒu kiÖn thiÕt yÕu cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ

- x· héi. Nhng mét thùc tÕ cho thÊy, tõ nh÷ng n¨m 60 trë l¹i ®©y, mÆc dï nhiÒu

níc ®ang ph¸t triÓn ®¹t ®îc tèc ®é t¨ng trëng t¬ng ®èi cao, thu nhËp b×nh qu©n

®Çu ngêi ®îc n©ng cao nhng møc sèng cña hµng tr¨m triÖu ngêi ë Ch©u Phi,

ch©u ¸, Mülatinh…hÇu nh kh«ng t¨ng, ph©n phèi thu nhËp cµng trë nªn xÊu ®i,

nghÌo ®ãi vÉn lµ mét hiÖn tîng phæ biÕn ë c¸c níc ®ang ph¸t triÓn. T¹i sao vËy?

Công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và phân phối thu nhập

trong quá trình phát triển được nhiều người biết đến là Mô hình chữ U ngược của

nhà kinh tế học S. Kuznets.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng với sự bình đẳng trong

phân phối thu nhập ở các nước phát triển phương Tây, Kuznets nhận thấy giữa

thu nhập bình quân đầu người và hệ số GINI có mối quan hệ được mô tả như đồ

thị dưới đây:

GNP/người

Gini

0,2

0,4

0,6

0,8

Q1

Q2

Q3

2

Kuznets cho rằng trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, phân phối thu

nhập có xu hướng giảm đi, trong khi ở các giai đoạn sau thì sẽ tăng. Kuznet nhận

thấy sự hỗ trợ từ dữ liệu chiều dọc (theo chuỗi thời gian). Khi các thay đổi trong

phân phối thu nhập (thể hiện qua Hệ số Gini) có dấu hiệu ngược lại với thu nhập

bình quân đầu người của một nước, thì một dạng lộn ngược hình chữ U thể hiện

như thu nhập bình quân đầu người tăng qua thời gian

Qua mô hình trên cho thấy:

- Khi thu nhập GNP bình quân đầu người thấp, ta thấy hệ số GINI nhỏ.

Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thấp.

- Khi thu nhập GNP bình quân đầu người tăng từ mức thấp tới mức trung

bình (Q1, Q2), ta thấy hệ số GINI tăng lên. Mức bất bình đẳng tăng.

- Khi thu nhập tăng lên mức cao (Q3), ta thấy hệ số GINI giảm xuống.

Mức độ bất bình đẳng giảm hay sự phân phối được cải thiện.

Hạn chế của mô hình:

Kuznets chỉ đưa ra được nhận xét tổng quát mang tính quy luật, ông chưa

giải thích được 2 vấn đề quan trọng sau:

+ Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự bất bình đẳng, các yếu tố tác động

đến hệ số Gini và sự bất bình đẳng trong quá trình phát triển.

+ Phạm vi khác biệt về các nước trong xu thế thay đổi này trong điều kiện

họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng

như thế nào?

Những số liệu gần đây của các nước đang phát triển giữa tăng trưởng và

bất bình đẳng trong phân phối thu nhập không hoàn toàn giống như quy luật mà

Kuznets đã chỉ ra: tốc độ tăng trưởng cao ở giai đoạn đầu của quá trình phát

triển không nhất thiết làm cho phân phối thu nhập xấu đi như người ta vẫn

tưởng; và khi thu nhập bình quân đầu người đã khá cao cũng không bảo đảm

phân phối thu nhập sẽ tốt hơn bởi vì tăng trưởng chỉ là điều kiện cần chứ chưa

3

phải là điều kiện đủ để giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và xoá đói

giảm nghèo.

Bất bình đẳng phụ thuộc vào:

+ Dân số, lực lượng lao động

+ Vốn con người

+ Vốn vật chất

II. Tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập và nghèo đói

Tăng trưởng là điều kiện cần chứ chưa đủ để cải thiện phúc lợi, vì vậy trong

chiến lược phát triển quốc gia không chỉ đòi hỏi gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh

tế mà còn phải quan tâm trực tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất cho người

dân, tức là quan tâm đến việc “phân phối thu nhập”.Nghèo là tình trạng thiếu thốn

ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu

tài sản để đảm bảo tiêu dung những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những

đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,…

Như vậy, nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc

đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp tất

cả các khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo hay thước đo nghèo khổ duy nhất là

không thể.

Hội nghị chống nghèo đói của khu vực châu Á – Thái Bình Dương do

ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như

sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các

nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận

tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa

phương.

1. Các phương thức phân phối thu nhập

Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu sự bất bình đẳng, các nhà kinh tế

thường phân biệt 2 phương thức phân phối thu nhập chính.

* Phân phối theo chức năng:

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!