Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

chuyên đề kinh nghiệm giảng dạy phần thơ haiku trong chương trình ngữ văn 10!
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
220.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1859

chuyên đề kinh nghiệm giảng dạy phần thơ haiku trong chương trình ngữ văn 10!

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1

3. Giới hạn của đề tài 1

4. Phương pháp nghiên cứu 1

NỘI DUNG

I. Một số vấn đề chung về thơ Hai-cư 2

1. Nguồn gốc và quá trình phát triển 2

2. Một số đặc trưng cơ bản 2

2.1. Về hình thức 2

2.2. Về đề tài 2

2.3. Về ngôn ngữ 2

2.4. Về cái nhìn nghệ thuật 3

2.5. Về cảm thức thẩm mĩ 5

2.6. Về không gian và thời gian nghệ thuật 6

2.7. Về bút pháp 7

2.8. Về kết cấu 9

2.9. Về vần điệu và nhịp điệu 10

II. Một vài lưu ý khi giảng dạy thơ Hai-cư 10

1. Vấn đề tích hợp văn hóa 10

2. Nắm vững đặc trưng thể loại 11

3. Việc tiếp cận văn bản 11

4. Tránh lối mòn suy nghĩ 11

III. Một số kinh nghiệm giảng dạy thơ Hai-cư 12

1. Tạo tâm thế 12

2. Chú trọng đặc trưng thể loại 13

3. Nghệ thuật nhấn, lướt 14

4. Khơi gợi để học sinh cảm nhận, trải nghiệm 15

5. Bình giảng trong tâm thế so sánh 16

6. Khơi nguồn sang tạo 18

IV. Giáo án ứng dụng 18

KẾT LUẬN 22

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

Thơ Hai-cư là một trong những thể loại văn học độc đáo của Nhật Bản,

là “tâm hồn Nhật Bản”. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, thể thơ này đã vượt

ra ngoài biên giới Nhật Bản và hiện nay đã trở thành một thể thơ quốc tế.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa Hai-cư vào chương trình giảng dạy trong

nhà trường (kể cả Mĩ và các nước Hồi giáo).

Ở nước ta, dù nằm trong cùng vùng văn hóa với Nhật (văn hóa phương

Đông), nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau,

việc giao lưu văn hóa với Nhật (nhất là về văn học) vẫn còn rất hạn chế. Phải

đến những năm gần đây, trong xu thế hội nhập, mối quan hệ giao lưu này mới

thật sự được chú ý. Theo đó, thơ Hai-cư của Nhật mới bắt đầu được chúng ta

biết đến và trong lần thay sách giáo khoa gần đây nhất, thơ Hai-cư mới được

chính thức đưa vào chương trình ở cấp Trung học phổ thông.

Mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm nhường (2 tiết cho chương trình

Ngữ Văn 10 Nâng cao, và 1 tiết đọc thêm cho chương trình Ngữ văn 10 Cơ

bản) nhưng thơ Hai-cư thuộc phần những nội dung mới và khó, không chỉ đối

với học sinh mà ngay cả đối với giáo viên. Chính vì thế, để tiếp cận, giảng

dạy tốt phần nội dung này đòi hỏi một sự nỗ lực, đầu tư khá lớn của giáo

viên. Trong khi đó, hiện nay những tư liệu có liên quan đến thơ Hai-cư

(những tư liệu bằng tiếng Việt) vẫn còn rất hạn chế, khó tiếp cận (vì số lượng

xuất bản không nhiều).

Chọn đề tài “Kinh nghiệm giảng dạy phần thơ Hai-cư trong chương

trình Ngữ văn 10” người viết muốn chia sẻ một số kiến thức về thơ Hai-cư

đã tích lũy được cũng như những kinh nghiệm bước đầu trong quá trình giảng

dạy phần thơ Hai-cư. Hi vọng chuyên đề có thể góp thêm một tư liệu hữu ích

cho các đồng nghiệp trong công tác chuyên môn của mình.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Qua đề tài này, tôi muốn cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về

thơ Hai-cư của Nhật Bản, đồng thời giúp học sinh biết cách phân tích, khám

phá thơ Hai-cư. Không những thế, từ đề tài này tôi muốn giúp học sinh chủ

động, sáng tạo, tích cực trong việc chiếm lĩnh tác phẩm, hiểu giá trị tác phẩm,

có một cái nhìn khách quan trong việc thẩm định, bình giá các giá trị nghệ

thuật này.

3. Giới hạn của đề tài:

Nghiên cứu phần thơ Hai-cư trong chương trình Ngữ văn 10 để thấy

được cái hay, cái tinh tế, lãng mạn tác phẩm phục vụ giảng dạy phần thơ Hai￾cư Ngữ văn 10.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận chung, sau đó chỉ ra các kiến thức cụ thể trong tác phẩm.

Phương pháp phân tích, so sánh.

Phương pháp tổng hợp, khái quát.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!