Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề Hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập phần truyện thơ Nôm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Bùi Thị Vân Hà – GV trường THCS Lý Tự Trọng
I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
CỦA ĐƠN VỊ NĂM HỌC 2021-2022
+ Kết quả thi THPT:100% học sinh lớp 9 của trường đỗ THPT.
Trong đó môn Ngữ văn đạt điểm bình quân: 7,2
+ Kết quả bộ môn Ngữ văn 9:
Tổng số HS: 147
Giỏi: 30 Khá: 84 TB: 28 Yếu: 5 kém: 0
II. THỰC TRẠNG ĐẶC THÙ CỦA BỘ MÔN
Môn ngữ văn từ trước tới nay vẫn được coi là một trong những môn học
khó. Ở mỗi khối lớp, tính chất đặc thù của bộ môn cũng không giống nhau đặc
biệt là chương trình ngữ văn lớp 9 đòi hỏi học sinh phải có kiến thức và kỹ năng
nâng cao hơn rất nhiều so với các khối lớp dưới. Chính vì thế, công việc giảng
dạy bộ môn ngữ văn 9 đòi hỏi giáo viên phải thực sự công phu và tâm huyết.
Chương trình ngữ văn 9 tương đối nặng (5 tiết /tuần) nên việc học của học
sinh tương đối vất vả. Các bài học về văn bản thường dài và đòi hỏi kĩ năng cảm
thụ sâu nên nhiều học sinh tỏ ra ngại học, lâu dần dẫn đến không nắm được kiến
thức cơ bản, kết quả học tập bộ môn giảm sút. Một trong những phần kiến thức
khó đối với học sinh lớp 9 là phần văn học trung đại đặc biệt là phần truyện thơ
Nôm, học sinh cảm thấy khó tiếp nhận vì những đặc trưng trong văn học cổ như
bút pháp ước lệ tượng trưng, bút pháp tả cảnh ngụ tình, những điển cố, điển
tích.. khiến học sinh khó cảm nhận và không mấy hứng thú khi tìm hiểu những
văn bản trong các tác phẩm văn học kinh điển được trích học. Không những thế,
cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, giáo
viên là người định hướng cho học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức khiến cho
các em càng gặp nhiều khó khăn trong việc tự khám phá các tác phẩm văn học
trung đại nói chung và các văn bản truyện thơ Nôm nói riêng.
Trong những năm học gần đây, đề thi vào Trung học phổ thông, thi vào
Chuyên Vĩnh Phúc, thi học sinh giỏi các cấp, phần văn học trung đại đặc biệt là
phần truyện thơ Nôm vẫn là một trong những nội dung cốt lõi.
Năm học này 2021- 2022, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ
môn ngữ văn lớp 9. Từ thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 9 phần truyện thơ
2
Nôm tôi nhận thấy học sinh còn nhiều thiếu sót trong việc vận dụng kiến thức và
kỹ năng cũng như tìm hiểu, cảm thụ, phân tích, viết đoạn, viết bài còn rất hạn
chế. Trong quá trình trực tiếp bồi dưỡng cho các em, tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm thực tiễn để hướng dẫn học sinh tiếp cận và lĩnh hội nội dung bài
học có hiệu quả cũng như cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho các em.
Từ những lý do trên, tôi và các đồng nghiệp cùng bộ môn ngữ văn nhận
thấy: việc xây dựng chuyên đề hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập phần truyện thơ
Nôm theo hệ thống bài tập từ dễ đến khó, phù hợp với mức độ nhận thức của
học sinh là một việc làm cần thiết, giúp cho các em có thể tham gia vào các hoạt
động học tập một cách tự giác tích cực và hiệu quả.
Chuyên đề hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập phần truyện thơ Nôm
hướng tới mục tiêu định hướng cho học sinh cách tiếp cận với những dạng bài
tập ở các mức độ:Đọc - hiểu, vận dụng thấp viết đoạn văn, vận dụng cao viết bài
văn về một đoạn thơ trong văn bản.
Với phạm vi sinh hoạt chuyên môn của nhóm giáo viên ngữ văn cấp
huyện, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số vấn đề để chúng ta cùng thảo luận và
chia sẻ.
3
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 9
- Các bài luyện tập bám sát chương trình học chính khóa
- Hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập phần truyện thơ Nôm
- Xây dựng hệ thống bài tập từ cơ bản đến nâng cao về các văn bản truyện
thơ Nôm cho học sinh lớp 9sao cho phù hợp với mức độ nhận thức và các yêu
cầu về kĩ năng cần đạt, bám sát các dạng bài thường gặp trong cấu trúc đề thi.
B. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Học sinh lớp 9
C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ôn tập phần truyện thơ Nôm
I. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề
Dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề này cũng không nằm ngoài mục
đích hình thành năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản cho học sinh. Trong
chuyên đềHướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập phần truyện thơ Nôm, học sinh được
hướng dẫn vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết các dạng bài tập liên
quan đến các đơn vị bài học: Truyện Kiều của Nguyễn Du, các đoạn trích: Chị
em Thúy Kiều, Kiều ở Lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều);Lục Vân Tiên cứu
Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên). Để hướng dẫn HS, tôi sử dụng
các dạng bài tập để củng cố, khắc sâu kiến thức qua hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm kết hợp với bài tập đọc – hiểu(trả lời tự luận ngắn) và đặc biệt chú ý đến
dạng bài rèn kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận văn học.
Cụ thể như sau:
a. Dạng bài tập đọc - hiểu
Có hai hình thức:
- Hình thức 1: Trắc nghiệm khách quan (Hình thức này thường xuất hiện
trong các đề thi vào Trung học phổ thông những năm gần đây).
- Hình thức 2: Tự luận ngắn bằng cách trả lời các câu hỏi ở mức độ nhận
biết, thông hiểu và vận dụng thấp. Để giải quyết được dạng bài tập này đòi hỏi
học sinh phải vận dụng kiến thức và kỹ năng trình bày, diễn đạt.
b. Dạng bài tập làm văn
Có hai mức độ: Mức độ vận dụng thấp: viết đoạn văn và mức độ vận
dụng cao: viết bài văn.
4
Với mức độ vận dụng cao có hai dạng bài tập làm văn: Thuyết minh về
tác giả, tác phẩm và nghị luận văn học.
* Thuyết minh về tác giả, tác phẩm:
- Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
- Thân bài:
+ Giới thiệu vềtác giả: Cuộc đời, sự nghiệp,…
+ Giới thiệu về tác phẩm: Tóm tắt nội dung, giá trị nội dung và nghệ
thuật…
- Kết bài: Đánh giá chung về tác giả và tác phẩm
* Nghị luận văn học:
Học sinh thường gặp hai dạng đề:
- Dạng đề cho sẵn vấn đề nghị luận
Ví dụ: Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy
Kiều
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục
Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).
- Dạng đề không cho sẵn vấn đề nghị luận
Ví dụ: Cảm nhận đoạn thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Đối với cả hai dạng đề bài trên học sinh đều phải chuẩn bị kiến thức về
tác giả, tác phẩm, đoạn thơ trích, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, xác định
được vị trí của đoạn thơ trong văn bản. Về kỹ năng, học sinh vận dụng kỹ năng
cảm thụ hình ảnh thơ, phân tích thơ, kỹ năng đánh giá nội dung và nghệ thuật
của câu thơ, đoạn thơ. Cả hai dạng đề nghị luận văn học trên học sinh đều phải
vận dụng kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làm bài.
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ (nếu đoạn10 câu trở xuống,
học sinh có thể trích dẫn thơ)
Thân bài: