Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986-2020)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
PHAN ĐÌNH TIẾN
CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG,
TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN DOÃN THUẬN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, với sự hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Doãn Thuận. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,
phỏng vấn, khảo sát thực địa, phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn của các xã của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn cụ thể trong luận văn.
Tác giả luận văn
Phan Đình Tiến
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh, Tôi xin bày
tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS Nguyễn Doãn Thuận là giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết luận văn. Sự chỉ bảo
tận tình và chu đáo của Thầy giúp tôi hoàn thành tốt hơn luận văn của mình,
giúp tôi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi tôi gặp khó khăn.
Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng, cán bộ văn
phòng văn hóa huyện Trà Bồng, cán bộ Văn Thư huyện Trà Bồng, nhân viên
Thư viện huyện Trà Bồng, Bảo tàng huyện Trà Bồng, cán bộ Ủy ban nhân
dân xã Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Thủy cũng như
bạn bè và anh chị trong cơ quan và đặc biệt là các nhân chứng lịch sử - người
Kor ở các xã khảo sát,… đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo.
Bên cạnh đó, không thể thiếu là sự giúp đỡ của gia đình và người thân
đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm
khuyết, không sao tránh những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy, cô
và các bên liên quan từ nhà trường quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để
luận văn hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................ 4
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN
TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1986.............................. 6
1.1. Một số khái niệm về cộng đồng dân tộc và đời sống văn hóa .............. 6
1.1.1. Cộng đồng dân tộc ............................................................................ 6
1.1.2. Đời sống văn hóa .............................................................................. 7
1.2. Nguồn gốc, địa bàn cư trú và thiết chế tổ chức xã hội của cộng đồng
dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi........................................ 9
1.2.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú............................................................. 9
1.2.2. Thiết chế tổ chức xã hội.................................................................. 12
1.3. Đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở Trà Bồng trước
năm 1986........................................................................................................ 14
1.3.1. Đời sống văn hóa vật chất............................................................... 14
1.3.2. Đời sống văn hóa tinh thần ............................................................. 24
Tiểu kết Chương 1: ....................................................................................... 31
Chương 2: CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT
CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG,
TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020)............................................................ 32
2.1. Các hình thức hoạt động kinh tế........................................................... 32
2.1.1. Trồng trọt, chăn nuôi....................................................................... 32
2.1.2. Thủ công nghiệp ............................................................................. 43
2.2. Hoạt động cư trú, ăn uống, trang phục................................................ 44
2.2.1. Hoạt động cư trú và nhà ở............................................................... 44
2.2.2. Hoạt động ăn uống, trang phục....................................................... 47
2.3. Hoạt động đi lại, thông tin liên lạc và y tế ........................................... 49
2.3.1. Hoạt động đi lại và thông tin liên lạc.............................................. 49
2.3.2. Hoạt động y tế................................................................................. 52
Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 54
Chương 3: CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG,
TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020)............................................................ 56
3.1. Phong tục, tín ngưỡng............................................................................ 56
3.1.1. Phong tục ........................................................................................ 56
3.1.2. Tín ngưỡng...................................................................................... 62
3.2. Hoạt động lễ hội và văn nghệ dân gian ................................................ 66
3.2.1. Lễ hội truyền thống......................................................................... 66
3.2.2. Hoạt động văn nghệ dân gian và các loại hình nghệ thuật ............. 72
3.3. Thiết chế tổ chức xã hội và giáo dục..................................................... 78
3.3.1. Thiết chế tổ chức xã hội.................................................................. 78
3.3.2. Giáo dục .......................................................................................... 80
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 89
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nhà xuất bản Nxb
Nghị quyết NQ
Phó Giáo Sư Tiến Sĩ PGS.TS
Phổ thông dân tộc Bán trú tiểu học PTDTBT TH
Phát triển nông thôn PTNT
Tiểu học TH
Trung học cơ sở THCS
Trung ương TƯ
Ủy ban nhân dân UBND
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc
có đặc điểm bản sắc văn hóa riêng. Nằm trong dòng lịch sử văn hóa của nước
nhà, dân tộc Kor ở huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo nên một
bản sắc văn hóa riêng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần.
Là cư dân bản địa cư trú lâu đời ở huyện Trà Bồng, dân tộc Kor đã hình
thành cộng đồng dân cư với thiết chế xã hội bền vững. Từ năm 1986 đến nay,
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã
thực hiện nhiều chính sách làm chuyển biến tích cực đời sống vật chất và tinh
thần của cộng đồng dân tộc Kor. Tuy nhiên, trong sự chuyển biến đó đang đặt
ra nhiều vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở
huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Vì vậy, việc nghiên cứu về cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng,
tỉnh Quảng Ngãi từ sau năm 1986 đến nay sẽ giúp chúng ta thấy được chân
xác, khoa học về những chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng
dân tộc Kor. Qua việc nghiên cứu đó sẽ làm rõ sự đúng đắn trong chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước, cũng như góp phần giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor nói riêng và Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Chuyển
biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi (1986 - 2020)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Lịch sử Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát, đến nay công tác nghiên cứu về cộng đồng dân tộc Kor
tuy đã đạt được một số thành tựu, nhưng chỉ mới đề cập ở phạm vi nhỏ, tổng
quát, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan cần tiếp tục làm rõ.
Năm 1984, Viện Dân tộc học cho ra đời tác phẩm “Các dân tộc ít người ở
Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)”, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội ấn
2
hành, đề cập đến các vấn đề cơ bản của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam,
trong số đó có dân tộc Kor: về điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người…
Sau đổi mới, năm 1989 Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi cho xuất
bản tác phẩm “Bão lửa Trà Bồng” của tác giả Nguyễn Hồ, trình bày nội dung
cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, trong đó có đề cập đến
văn hóa dân tộc Kor và những đóng góp của dân tộc Kor trong cuộc kháng
chiến, giải phóng dân tộc.
Trong tác phẩm“Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng
Ngãi” của các tác giả Tạ Hiền Minh, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng
do Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi xuất bản năm 1996, đã giới thiệu tổng
quan về sản xuất, đời sống văn hóa, chuẩn mực xã hội, nhận thức của các dân
tộc… tuy nhiên nghiên cứu về dân tộc Kor lại trình bày xen kẻ với dân tộc
Hrê, Ca Dong.
Với mục đích làm rõ yếu tố lịch sử, địa lý tự nhiên, con người và phong
tục tập quán, tín ngưỡng… của các dân tộc ở Quảng Ngãi, năm 2001, Sở Văn
hóa Thông tin Quảng Ngãi xuất bản tác phẩm “Quảng Ngãi - Đất nước, con
người, văn hóa”. Nội dung của công trình nghiên cứu đã khái quát toàn diện
về Quảng Ngãi, trong đó có đề cập đến những nét văn hóa nói chung và của
dân tộc Kor nói riêng.
Năm 2008, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Trà Bồng xuất bản công
trình “Lịch sử Đảng bộ huyện Trà Bồng (1930 - 2003)” có đề cập đến những
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội địa
phương, làm rõ những tác động đến những chuyển biến trong đời sống văn
hóa cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng.
Năm 2009, nhà xuất bản Đà Nẵng ra mắt công trình Văn hóa cổ truyền
dân tộc Kor của tác giả Cao Chư đã trình bày những nét văn hóa truyền thống
của dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề
3
chung nhất về văn hóa dân tộc Kor và có liên quan đến một số lĩnh vực của
cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay
chưa có một công trình nào trình bày một cách toàn diện, đủ về “Chuyển biến
trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi (1986 - 2020)”. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu liên
quan là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả giải quyết những nhiệm vụ của đề
tài đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến trong đời sống văn
hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi (1986 - 2020). Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Kor.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung làm rõ các nhiệm
vụ sau đây:
- Phân tích làm rõ nguồn gốc và địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc
Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu về đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện
Trà Bồng trước năm 1986.
- Làm rõ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần
của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là sự chuyển biến trong đời sống
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986
đến năm 2020.
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất
và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến năm 2020.
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu cộng đồng dân tộc Kor trên địa
bàn 6 xã: Trà Giang, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Hiệp. Đây là
những xã có dân tộc Kor sinh sống đông đảo và có sự thay đổi lớn về đời
sống văn hóa.
Nội dung đề tài luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến
năm 2020. Tuy nhiên, để thấy được một số vấn đề và để trình bày nội dung chính
được lôgíc, khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1986.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:
Tài liệu thành văn: các báo cáo thu thập từ Ủy ban nhân dân huyện Trà
Bồng; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi; Sở Văn hóa Thông tin tỉnh
Quảng Ngãi… các công trình nghiên cứu đã xuất bản có liên quan.
Tài liệu điền dã, thực địa tại địa phương trong phạm vi khảo sát, nghiên
cứu của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, dựa trên quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa dân tộc.
Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử nên việc kết hợp phương pháp
lịch sử và phương pháp logic được coi là phương pháp chủ đạo trong nghiên
cứu đề tài. Bên cạnh đó, Tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,
phương pháp điền dã, để giải quyết các yêu cầu đặt ra của luận văn.
5
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
Tái hiện được những chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và
tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến nay. Đồng thời nêu lên
và phân tích những tác động và mối liên hệ giữa lịch sử và văn hóa, cũng như
những bất cập, hạn chế trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor
trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020).
Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo để giảng
dạy lịch sử địa phương, góp phần làm phong phú thêm những vấn đề về văn
hóa Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các cơ quan lãnh đạo
huyện và xã đề ra và ban hành những chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Trà Bồng; đồng thời góp phần định hướng
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc Kor ở
huyện Trà Bồng nói riêng và ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh
Quảng Ngãi trước năm 1986
Chương 2: Chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất của cộng đồng
dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020)
Chương 3: Chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng
đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020)