Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuong vi gian do trang thai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁI
HỆ MỘT CẤU TỬ
• Trạng thái của một cấu tử có thể biểu diễn qua 3 biến số P, T
và V (hoặc C - nồng độ).
• Đối với những hệ đơn giản, ví dụ khí lý tưởng, sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các thông số này có thể biểu diễn bằng một
phương trình gọi là phương trình trạng thái. Trong trường hợp
chung, phương trình trạng thái không được biết, vì vậy biện
pháp duy nhất là bằng thực nghiệm người ta thiết lập nên sự
phụ thuộc đó và xây dựng thành giản đồ gọi là giản đồ trạng
thái.
1. Giản đồ trạng thái
• Giản đồ thể tích.Ta bắt đầu khảo sát trường hợp đơn giản
nhất là khí lý tưởng. Phương trình trạng thái khí lý tưởng PV
= RT có thể viết dưới dạng tổng quát:
P = f(V,T)
biểu thị áp suất là một hàm của thể tích và nhiệt độ. Mối liên
hệ giữa 3 biến số P, V, T xác định trạng thái của hệ khí lý
tưởng có thể biểu diễn bằng giản đồ trạng thái 3 chiều (giản
đồ thể tích) như hình 1.
Hình 1. Tương quan giữa các biến số P, V, T đối
với khí lý tưởng
• Tập hợp 3 giá trị P, V, T xác định trạng thái của hệ
được biểu diễn bằng một điểm trên giản đồ (điểm biểu
diễn). Khi P, V, T biến đổi thì điểm biểu diễn vẽ thành
mặt biểu diễn trạng thái của hệ mà trong trường hợp
này là một mặt cong. Nếu ta cắt mặt cong này bằng
một mặt phẳng thẳng góc với trục T (T=const) thì vết
cắt sẽ là một đường đẳng nhiệt có dạng hipecbôn
biểu thị định luật Boyle PV = const.
• Đối với khí thực, đường biểu diễn P = P(V) ở T= const
không còn có dạng hypecbôn như trường hợp khí lí
tưởng, mà ở những nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới
hạn, trên đường biểu diễn có đoạn nằm ngang
(P=const) ứng với quá trình ngưng tụ hơi thành lỏng.
Hình 2. Các đường đẳng nhiệt V-P của CO2
theo
các dữ liệu thực nghiệm