Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN PHÒNG
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN PHÒNG
I- Khái niệm, Chức năng, nhiệm vụ, Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc làm việc và vị trí
của Văn phòng:
1- Khái niệm:
Trong tất cả các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta (cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức Chính trị - Xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân) đều có công tác văn phòng
và lập ra đơn vị làm công tác văn phòng. Do đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ,
khối lượng công việc, phạm vi hoạt độüng của mỗi cơ quan, tổ chức có khác nhau
nên đơn vị làm công tác văn phòng cũng có tên gọi khác nhau. Từ đó dẫn đến có
nhiều cách hiểu về khái niệm văn phòng. Theo văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ và các văn bản qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy văn
phòng của nhiều cơ quan thì khái niệm văn phòng được hiểu theo các nội dung sau
đây:
- Nội dung thứ nhất: Văn phòng là bộ máy giúp việc cho thủ trưởng cơ quan trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan.
Ở các cơ quan như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban Nhà
nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án
Nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, UBND các cấp đều lập Văn phòng. Ở các cơ quan khác như: Sở, Ban,
ngành của tỉnh, công, nông trường, bệnh viện, trường học, Viện nghiên cứu... lập
phòng Hành chính (hoặc phòng Hành chính - Quản trị). Có nơi không gọi là phòng
Hành chính - Quản trị mà gọi là phòng Tổ chức Hành chính - Quản trị.
- Nội dung thứ hai: Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan. Ở đó hàng ngày diễn
ra các hoạt động của cơ quan để thực hiện chức năng, nhiệûm vụ của mình.
- Ngoài ra, theo Từ điển Tiếng Việt (in năm 1992) thì: Văn phòng là bộ phận phụ
trách công việc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan.
2- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng:
a. Chức năng:
Văn phòng là bộ máy giúp việc của cơ quan, có chức năng tham mưu đáp
ứng nhu cầu tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của thủ trưởng cơ quan và bảo
đảm điều kiện vật chất kỹ thuậût cho cơ quan hoạt động.
Chức năng của văn phòng được thể hiện ở hai loại công tác:
- Công tác tham mưu cho lãnh đạo: Thuộc chức năng này, văn phòng nghiên cứu
đề xuất ý kiến những vấn đềì thuộc về phương pháp tổ chức công viêc, điều hành
bộ máy, chỉ đạo để thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của cơ quan.
- Công tác đảm bảo điều kiện vật chất kỹ thuật cho cơ quan hoạt động. Thuộc chức
năng này, Văn phòng vừa là đơn vị nghiên cứu, đề xuất ý kiến với lãnh đạo, vừa là
đơn vị trực tiếp thực hiện công việc sau khi lãnh đạo cho ý kiến phê duyệt. Văn
phòng mua sắm, quản lý, tổ chức sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuậût của cơ
quan.
Hai loại công tác công tác nêu trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều
nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan.
b. Nhiệm vụ: