Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chức năng buộc tội trong tiếp nhận giải quyết nguồn tin về tội phạm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
CHỨC NĂNG BUỘC TỘI TRONG TIẾP NHẬN,
GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
CHỨC NĂNG BUỘC TỘI TRONG TIẾP NHẬN,
GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
Học viên : Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp : Cao học Luật Hình sự, Khóa 29
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Huỳnh Tấn Duy. Những thông tin trong nội
dung luận văn là khách quan, trung thực. Luận văn có kế thừa kết quả nghiên
cứu của một số công trình trước đó và được chú thích đầy đủ theo đúng quy định
của Trường.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Hoàng Yến
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : BLHS
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐTHS : Cơ quan điều tra hình sự
NXB : Nhà xuất bản
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG BUỘC TỘI
TRONG TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM ................6
1.1. Khái niệm, phân loại chức năng tố tụng hình sự ........................................6
1.1.1. Khái niệm chức năng tố tụng hình sự .........................................................6
1.1.2. Phân loại chức năng tố tụng hình sự ..........................................................8
1.2. Khái niệm, đặc điểm của tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm...12
1.2.1. Khái niệm tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm............................12
1.2.2. Đặc điểm của tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm ......................15
1.3. Chức năng buộc tội trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm ...19
1.3.1. Khái niệm, vai trò và nội dung của chức năng buộc tội trong tiếp nhận,
giải quyết nguồn tin về tội phạm .........................................................................19
1.3.2. Chủ thể thực hiện, thời điểm bắt đầu và kết thúc của chức năng buộc tội
trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm ..............................................23
Kết luận Chương 1 ...................................................................................................27
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG BUỘC TỘI
TRONG TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM VÀ
THỰC TIỄN THỰC HIỆN .....................................................................................28
2.1. Quy định về chủ thể thực hiện chức năng buộc tội trong tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm ...............................................................................28
2.1.1. Chủ thể trình báo, cung cấp nguồn tin về tội phạm..................................28
2.1.2. Chủ thể thực hiện chức năng buộc tội trong tiếp nhận nguồn tin về tội
phạm.....................................................................................................................33
2.1.3. Chủ thể thực hiện chức năng buộc tội trong giải quyết nguồn tin về tội
phạm.....................................................................................................................36
2.2. Quy định về nội dung chức năng buộc tội trong các tiếp nhận, giải quyết
nguồn tin về tội phạm ..........................................................................................38
2.2.1. Quy định về nội dung chức năng buộc tội trong tiếp nhận nguồn tin về tội
phạm.....................................................................................................................38
2.2.2. Quy định về nội dung chức năng buộc tội trong giải quyết nguồn tin về
tội phạm................................................................................................................45
2.3. Thực tiễn thực hiện chức năng buộc tội trong tiếp nhận, giải quyết
nguồn tin về tội phạm ..........................................................................................51
2.3.1. Khái quát thực tiễn thực hiện chức năng buộc tội trong tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm.................................................................................51
2.3.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện chức năng buộc tội trong tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và nguyên nhân ....................................55
Kết luận Chương 2 ...................................................................................................62
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG BUỘC TỘI TRONG TIẾP
NHẬN, GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM..........................................63
3.1. Yêu cầu hoàn thiện và bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về
chức năng buộc tội trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm .........63
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chức năng buộc tội
trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm ...........................................66
3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về chức năng buộc
tội trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm......................................70
Kết luận Chương 3 ...................................................................................................75
KẾT LUẬN ...............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước khi BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) ra đời, tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm có vai trò rất mờ nhạt, thường không được các cơ quan
– người có thẩm quyền chú ý, dẫn đến xuất hiện nhiều bất cập. Ngày 27/11/2015,
việc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua BLTTHS hiện hành, thay thế
BLTTHS 2003, đã đánh dấu bước phát triển trong các quy định về quá trình này.
Vấn đề nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, từ đó, được
xác định là một trong những “khâu đột phá” trong hoạt động của ngành tố tụng nói
chung. Đến ngày 12/11/2021, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS được
ban hành, tiếp tục cập nhật, hoàn thiện những hạn chế phát sinh trong gần 06 năm
thực hiện các quy định mới
1
. Tuy nhiên, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
vẫn còn những điểm cần được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý để phù hợp hơn với
thực tế.
Trong lịch sử phát triển của khoa học luật TTHS, chức năng buộc tội được
nhắc đến rất nhiều trong điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng đối với quá trình tiếp nhận,
giải quyết nguồn tin về tội phạm, thì chức năng này hầu như chưa được quan tâm,
dù thật sự có hiện diện.
Do vậy, học viên quyết định chọn đề tài: “Chức năng buộc tội trong tiếp nhận,
giải quyết nguồn tin về tội phạm theo luật TTHS Việt Nam” để tìm hiểu, cố gắng
nghiên cứu một cách có hệ thống về chức năng đặc thù trong quá trình tố tụng này.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Về “tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm” và “chức năng buộc tội”,
trong những năm gần đây, khi BLTTHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2021 có hiệu lực thi
hành, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khoa học về hai vấn đề này, có thể
kể đến như sau:
Về luận án tiến sĩ:
- Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Các chức năng trong TTHS Việt Nam: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội viện khoa học
xã hội Việt Nam, Hà Nội.
1 Sau đây, BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) được gọi tắt là BLTTHS.
2
Về luận văn thạc sĩ:
- Lê Tiến Châu (2001), “Các chức năng tố tụng cơ bản trong TTHS”; Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
- Dương Tiến Mạnh (2015), “Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội
phạm trong Luật TTHS Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội;
- Trương Văn Chung (2015), “Tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật
TTHS Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang”, Luận văn thạc sĩ, khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội;
- Kim Thị Bích Ngọc (2017) "Chức năng buộc tội trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh", Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa
học xã hội viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội;
Các bài viết khoa học:
- Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mô hình TTHS Việt Nam - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05;
- Nguyễn Đình Trung (2012), “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”,
Tạp chí kiểm sát;
- Nguyễn Đăng Khoa (2014), “Bàn về thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố
với hoạt động điều tra”, Tạp chí kiểm sát;
- Nông Xuân Trường (2014), “Vai trò, trách nhiệm của VKS trong giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm thực trạng và một số giải pháp”, Trang thông tin điện tử
VKS nhân dân tối cao, Hà Nội;
- Nguyễn Quang Thành (2015), “Thực hành quyền công tố trong giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và khởi tố, điều tra vụ án hình sự của VKS nhân dân theo
Luật Tổ chức VKS nhân dân năm 2014”, Tạp chí Kiểm sát;
- Các bài tham luận trong Hội thảo “Các chức năng của TTHS trong bối cảnh
cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do Học viện khoa học xã hội tổ chức tháng
11/2015 như bài viết: “Lý thuyết chức năng và một số vấn đề đổi mới nhận thức về