Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
891.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1393

Chức năng buộc tội của cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ SƠN THUỶ

CHỨC NĂNG BUỘC TỘI CỦA CƠ QUAN ĐIỀU

TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hình sự

Mã số: 60.38.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Đức

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận văn là

kết quả của một quá trình tổng hợp và nghiên cứu

nghiêm túc của riêng bản thân tác giả. Tất cả ý kiến

của các tác giả khác được đưa vào Luận văn đều

được tác giả giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn cẩn

thận.

Tác giả

Nguyễn Thị Sơn Thuỷ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

‐ An ninh điều tra: AN ĐT

‐ Bộ Công an: BCA

‐ Bộ luật hình sự: BLHS

‐ Bộ luật tố tụng hình sự: BLTTHS

‐ Cảnh sát điều tra: CS ĐT

‐ Cơ quan An ninh điều tra: CQANĐT

‐ Cơ quan Cảnh sát điều tra: CQCSĐT

‐ Cơ quan điều tra: CQ ĐT

‐ Cơ quan tiến hành tố tụng: CQTHTT

‐ Điều tra viên: ĐTV

‐ Khởi tố bị can: KTBC

‐ Khởi tố vụ án: KTVA

‐ Kiểm sát viên: KSV

‐ Tố tụng hình sự: TTHS

‐ Tòa án: TA

‐ Trách nhiệm hình sự: TNHS

‐ Viện kiểm sát: VKS

‐ Vụ án hình sự: VAHS

‐ Xã hội chủ nghĩa: XHCN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

- Bảng 2.1: Thực trạng thực hiện chức năng buộc tội của Cơ quan điều tra trong

toàn quốc từ năm 2004 đến Tháng 6/2011.

- Bảng 2.2: Kết quả thực hiện chức năng buộc tội của Cơ quan điều tra trong toàn

quốc từ năm 2004 đến tháng 6/2011.

- Bảng 2.3: Thực trạng thực hiện chức năng buộc tội của Cơ quan An ninh điều

tra trong toàn quốc từ năm 2004 đến tháng 6/2011.

- Bảng 2.4: Kết quả thực hiện chức năng buộc tội của Cơ quan An ninh điều tra

toàn quốc tra từ năm 2004 - tháng 6/2011.

- Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện chức năng buộc tội của Cơ quan Cảnh sát điều

tra Toàn quốc từ năm 2004 đến Tháng 6/2011.

- Bảng 2.6: Kết quả thực hiện chức năng buộc tội của Cơ quan Cảnh sát điều tra

toàn quốc từ năm 2004 đến 6/2011.

- Bảng 2.7: Thống kê số liệu phản ánh nguồn lực thực hiện chức năng buộc tội

trong tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đảng và Nhà nước ta đã xác định và đang cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan

trọng của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, trong đó cải cách tư pháp hình

sự là một trong những nội dung trọng tâm, nhằm tạo ra hành lang pháp lý xây dựng

cơ chế hoạt động khoa học, dân chủ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng, với mục tiêu cao hơn là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa.

Chủ trương cải cách tư pháp hình sự của Đảng và Nhà nước ta thể hiện qua

nhiều Nghị quyết trong suốt quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, thể hiện quyết

tâm đổi mới hệ thống pháp luật theo hướng ngày càng dân chủ hơn của Đảng và

Nhà nước ta, các Nghị quyết bao gồm: Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VII), Nghị

quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa VIII), Nghị quyết Đại hội

Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới”, đặc biệt là

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020” nêu rõ “cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ,

bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, thuận tiện…” [1] và Nghị quyết 49-

NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm

2020” nhận định: “Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự,

chế định pháp luật dân sự và tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ

sung tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư

pháp còn bất hợp lý…vẫn còn tình trạng oan sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy

tố, xét xử…” [2]. Đồng thời Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ cho công cuộc cải cách

tư pháp là phân định rõ các chức năng trong TTHS, đồng thời “phân định rõ thẩm

quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp” [3], tạo ra sự chuyển

biến mạnh mẽ cả trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, tăng cường

trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong điều

tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, bảo đảm kịp thời xử lý nghiêm minh tội

phạm và người phạm tội, bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động tố tụng hình

sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, một trong những

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005, tr 5.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, tr 2.

3. Bộ Chính trị, tài liệu đã dẫn 2, tr 3.

2

nhiệm vụ quan trọng của chiến lược cải cách tư pháp hiện nay là xác định rõ chức

năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy tư pháp.

Chức năng buộc tội là một trong những chức năng cơ bản trong tố tụng hình

sự, có vai trò phát động tố tụng hình sự. Chức năng buộc tội được thực hiện bởi

nhiều chủ thể tố tụng khác nhau, với các vị trí, vai trò tố tụng khác nhau. Các chủ

thể thực hiện chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự thực hiện quyền buộc tội với

các mức độ và trong các giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó có Cơ quan điều tra.

Những hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra một mặt để chứng minh tội phạm và

người phạm tội, mặt khác là để thực hiện chức năng buộc tội theo tố tụng. Cơ quan

điều tra là một chủ thể buộc tội không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án

hình sự, là chủ thể mà hoạt động của nó giữ vai trò khởi động các hoạt động tố tụng

hình sự, mở đầu cho sự vận hành của các chức năng tố tụng.

Luật tố tụng hình sự Việt Nam đến nay đã có nhiều sửa đổi, bổ sung phù hợp

hơn trong từng thời kỳ cách mạng của đất nước. Qua các giai đoạn phát triển của

hoạt động tố tụng hình sự nước ta, luật tố tụng hình sự ngày càng hoàn thiện, tuy

nhiên của Bộ luật tố tụng hình sự vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, đặc biệt

là vấn đề hoàn thiện mô hình tố tụng Việt Nam, định hướng xác định các chức năng

tố tụng hình sự theo hướng nào, mức độ tranh tụng đến đâu, phạm vi, giới hạn các

chức năng cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện các chức năng tố

tụng như thế nào là phù hợp với định hướng mô hình tố tụng. Những điều đó được

thể hiện ở vấn đề sửa đổi quy định pháp luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ

của các chủ thể tiến hành tố tụng, và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

trong Cơ quan điều tra là một trong những chủ thể quan trọng, giữ vai trò phát động

các hoạt động tố tụng hình sự, thực hiện chức năng khởi động của tố tụng hình sự.

Thời gian qua, pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã có nhiều sự điều chỉnh

tích cực, đặc biệt trong việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các

cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cải cách hệ thống tổ chức các cơ

quan tư pháp, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động tố tụng hình sự đạt hiệu quả, góp phần

quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích

của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức, công dân. Tuy vậy, luật tố tụng

hình sự vẫn chưa quy định cụ thể chức năng tố tụng và chủ thể thực hiện chức năng

tố tụng, nhưng các quy định về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng đã khẳng định Cơ quan điều tra là chủ thể thực hiện

chức năng buộc tội. Điều 1 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 xác định nhiệm vụ của

Bộ luật tố tụng hình sự nước ta là “Bộ luật tố tụng hình sự quy định…chức năng,

3

nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng … ”, nhưng

trong những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự thì không xác định cụ thể,

rõ ràng cơ quan nào, người tiến hành tố tụng nào thực hiện chức năng gì của tố tụng

hình sự, và tố tụng hình sự có những chức năng gì. Mặt khác, việc quy định quyền

và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự còn nhiều bất cập

như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có nghĩa vụ vừa thu thập chứng cứ buộc tội,

vừa thu thập chứng cứ gỡ tội; Tòa án vừa xét xử vừa có quyền khởi tố vụ án, khởi

tố bị can. Như vậy, chủ thể nào thực hiện chức năng buộc tội, chủ thể nào thực hiện

chức năng bào chữa và chủ thể nào thực hiện chức năng xét xử, điều đó Bộ luật tố

tụng hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa xác định rõ và quy định cụ thể, do đó

những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự còn có phần chồng lấn, trùng dẫm. Vì

vậy, những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện vẫn chưa khoa

học, chưa hợp logic trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố

tụng.

Việc xác định những quy định về quyền và nghĩa vụ của Cơ quan điều tra,

về vấn đề thực hiện chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự góp phần làm cho Bộ

luật tố tụng hình sự Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn theo tinh thần của công

cuộc cải cách tư pháp mà Đảng ta đã đề ra đó là phân định chức năng, thẩm quyền

trong tố tụng hình sự bên cạnh với cải cách Bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng

trong đó có Cơ quan điều tra.

Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Chức năng buộc tội của Cơ quan điều tra

trong TTHS Việt Nam ” làm luận văn Thạc sỹ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu về chức năng tố tụng, đổi

mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Cơ quan điều tra như đề tài “Chức

năng bào chữa trong tố tụng hình sự” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Hải, bài

viết “Các chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử trong tố tụng hình sự” của tác giả

Hoàng Thị Sơn, “Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam” của Tiến sĩ Lê

Tiến Châu, “Hoàn thiện chức năng tố tụng hình sự của VKS trong tố tụng hình sự

theo định hướng của cải cách tư pháp” của tác giả Triệu Ngọc Nhi, …“Đổi mới tổ

chức và hoạt động của các Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân theo tiến trình

cải cách tư pháp” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh, “Một số định hướng

hoàn thiện Cơ quan điều tra trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” -

của tác giả Nguyễn Ngọc Nghĩa; “Tổ chức Cơ quan điều tra và định hướng hoàn

thiện” của tác giả Dương Văn Chăm; bài viết “Đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu

4

quả hoạt động của Cơ quan điều tra” trong tạp chí nghiên cứu lập pháp, “Quá trình

hình thành và phát triển của Pháp luật về tổ chức và hoạt động Cơ quan điều tra

hình sự” của tác giả Nguyễn Văn Tỉnh, “Một số ý kiến sửa đổi bổ sung các quy định

về tổ chức Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra trong Bộ luật tố tụng hình sự”

của tác giả Nguyễn Đức Thuận... Tuy nhiên các bài viết, đề tài này đề cập nhiều về

nội dung chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng cơ bản nói chung hoặc chức năng

tố tụng của TA, VKS, của những người tham gia tố tụng hoặc có nội dung về đổi

mới, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức của Cơ quan điều tra, chưa có bài

viết, công trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng về chức năng buộc tội của Cơ

quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống về chức năng buộc tội trong tố

tụng hình sự của Cơ quan điều tra cả về phương diện lý luận, pháp lý lẫn thực tiễn

tác giả chỉ ra những cơ sở khẳng định chức năng buộc tội của Cơ quan điều tra, xác

định quyền và nghĩa vụ buộc tội của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt

Nam. Bên cạnh đó, đề tài chỉ ra những vướng mắc, hạn chế về lý luận và thực tiễn

áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong nâng cao hiệu quả thực hiện chức

năng buộc tội của Cơ quan điều tra. Đồng thời, đề ra một số kiến nghị, đề xuất

nhằm xác định rõ chức năng buộc tội của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự

Việt Nam, đồng thời góp phần hoàn thiện chức năng tố tụng cơ bản trong tố tụng

hình sự Việt Nam theo yêu cầu của cải cách tư pháp.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Chức năng buộc tội của Cơ quan điều tra.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Những mục đích trên đã đặt ra cho đề tài những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về chức năng buộc tội và chức năng buộc tội

của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự.

- Phân tích đầy đủ, có hệ thống, thực trạng thực hiện chức năng buộc tội

trong tố tụng hình sự Việt Nam của Cơ quan điều tra qua các giai đoạn lịch sử, qua

đó xác định vai trò, nội dung, phạm vi và giới hạn chức năng buộc tội của Cơ quan

điều tra. Đồng thời chỉ ra những ưu điểm, vướng mắc trong quy định pháp luật tố

5

tụng hình sự ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chức năng buộc tội của Cơ quan

điều tra cần được khắc phục.

- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng buộc tội của

Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự, cụ thể là đưa ra một số kiến nghị đề xuất và

hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc thực hiện chức năng

buộc tội của Cơ quan điều tra, góp phần nâng cao năng lực và nhận thức của chủ thể

thực hiện chức năng buộc tội.

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

- Chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra trong Công

an nhân dân.

- Những bảo đảm thực hiện chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự của Cơ

quan điều tra trong thời gian qua (từ 1945 đến nay), thực trạng thực hiện chức năng

buộc tội của Cơ quan điều tra từ khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có hiệu lực đến

tháng 6/2011.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà

nước và pháp luật, về đấu tranh phòng chống tội phạm, về chiến lược cải cách tư

pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020.

Ngoài ra, tác giả sử dụng một số phương pháp cụ thể khác gồm:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp tổng kết thực tiễn

- Phương pháp chuyên gia.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu, tổng kết đầy đủ, toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận

và thực tiễn về chức năng buộc tội, chức năng buộc tội của Cơ quan điều tra trong

tố tụng hình sự Việt Nam. Qua đó giúp nhận thức đúng đắn về vai trò của chức

năng buộc tội trong tố tụng hình sự, vị trí, vai trò của Cơ quan điều tra trong thực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!