Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
745.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1263

Chuẩn bị phạm tội theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂN

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Trân

Cao học luật: khoá 25

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn "Chuẩn bị phạm tội

theo luật hình sự Việt Nam" là công trình nghiên cứu

khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn

trong Luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung

thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc Trân

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI..........8

1.1. Khái niệm, bản chất của chuẩn bị phạm tội...................................................8

1.1.1. Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm........................................8

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của chuẩn bị phạm tội......................................12

1.1.2.1. Khái niệm.............................................................................12

1.1.2.2. Đặc điểm của chuẩn bị phạm tội..........................................15

1.2. Phân biệt chuẩn bị phạm tội với các bước thực hiện tội phạm khác trong

luật hình sự...................................................................................................21

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ

MỘT SỐ NƢỚC VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI.....................................................26

2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chuẩn bị phạm tội................26

2.1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về chuẩn bị phạm tội ..................26

2.1.2. Chuẩn bị phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ

sung năm 2017).................................................................................35

2.1.3. Trách nhiệm hình sự trong gian đoạn chuẩn bị phạm tội theo quy định

của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ..........................36

2.2. Chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự một số nước ............................38

2.2.1. Chế định chuẩn bị phạm tội trong bộ luật hình sự liên bang Nga. ....38

2.2.2. Chế định chuẩn bị phạm tội trong bộ luật hình sự Thụy Điển ...........40

2.2.3. Chế định chuẩn bị phạm tội trong bộ luật hình sự Nhật Bản......43

2.2.4. Chế định chuẩn bị phạm tội trong bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ

nhân dân Trung Hoa..........................................................................44

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CHUẨN

BỊ PHẠM TỘI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ..................................................................47

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về chuẩn bị phạm tội.........................47

3.2. Một số hạn chế, bất cập trong quy định của BLHS năm 2015 về chuẩn bị

phạm tội........................................................................................................55

3.3. Kiến nghị hoàn thiện....................................................................................61

3.3.1. Cơ sở của kiến nghị............................................................................61

3.3.2. Các kiến nghị hoàn thiện cụ thể.........................................................65

3.3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

về chế định chuẩn bị phạm tội..............................................65

3.3.2.2. Kiến nghị nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về chuẩn

bị phạm tội ...........................................................................67

KẾT LUẬN..............................................................................................................68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS:

BLHS:

BLTTHS:

Bộ CA:

Bộ TP:

CA:

KSND:

NĐ:

NĐ-CP:

NXB:

TAND:

TANDTC:

TNHS:

TTHS:

TTLT:

VKSND:

VKSNDTC:

Bộ luật Dân sự

Bộ luật Hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự

Bộ Công an

Bộ Tư pháp

Công an

Kiểm sát nhân dân

Nghị định

Nghị định Chính phủ

Nhà xuất bản

Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao

Trách nhiệm hình sự

Tố tụng hình sự

Thông tư liên tịch

Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Luật hình sự là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất trong luật hình

sự các nước nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi Nhà nước ta

mới được thành lập cho đến nay, luật hình sự vẫn luôn nhận được sự quan tâm của

Đảng, Nhà nước và nhân dân bởi pháp luật hình sự là một trong những công cụ

quan trọng và hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ

chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng

giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp

luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật,

phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.1 Để luật hình sự ngày càng thực hiện tốt

hơn nhiệm vụ của mình, việc hoàn thiện Bộ luật hình sự là một đòi hỏi tất yếu

khách quan.

Trong những năm gần đây, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đã cho

thấy tình hình tội phạm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với nhiều thủ

đoạn khác nhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò quan trọng trong

công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Có thể thấy, hoạt động phạm tội cũng

như bất kỳ hoạt động nào khác của con người trong xã hội, được diễn ra theo một

quá trình và trong một khoảng thời gian nhất định. Người cố ý thực hiện tội phạm

bao giờ cũng mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình đó để đạt được kết quả mong

muốn. Nhưng trong thực tế có những trường hợp vì nguyên nhân ngoài ý muốn,

người phạm tội đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở

những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì thế mà những hành vi này

không nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua

đó có cơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội, luật hình

sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội

chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Trong đó, việc quy định trách nhiệm hình sự của

giai đoạn chuẩn bị phạm tội là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính phòng ngừa, tính răn

đe giáo dục người phạm tội của luật hình sự.

1 Điều 1 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!