Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuẩn bị phạm tội: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1556

Chuẩn bị phạm tội: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TẤN GIÀU

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phan Anh Tuấn

Học viên : Nguyễn Tấn Giàu

Lớp : Cao học luật – Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết

quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung

thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài

chính theo quy định của trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

Nguyễn Tấn Giàu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật Hình sự

QĐHP Quyết định hình phạt

TNHS Trách nhiệm hình sự

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ LÝ

LUẬN VỀ QUY ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM ................................................................................................................8

1.1. Khái niệm, đặc điểm và các bước cơ bản của so sánh luật chuẩn bị phạm

tội............................................................................................................................8

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của so sánh luật chuẩn bị phạm tội..........................8

1.1.2. Các bước cơ bản để thực hiện so sánh luật về chuẩn bị phạm tội...........10

1.2. Khái niệm, đặc điểm chuẩn bị phạm tội....................................................12

1.3. Các nội dung so sánh luật về chuẩn bị phạm tội.......................................17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................18

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH

SỰ CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA, CỘNG HÒA BA LAN, CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI...................................................................................19

2.1. So sánh khái niệm và đặc điểm của hành vi chuẩn bị phạm tội trong

pháp luật hình sự một số nước trên thế giới với luật hình sự Việt Nam .......19

2.1.1. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng hoà Liên bang

Nga......................................................................................................................19

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng hòa

dân chủ nhân dân Trung Hoa.............................................................................22

2.1.3. Chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng Hòa Ba Lan...................23

2.1.4. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam ..................25

2.1.5. So sánh nhận xét về khái niệm hành vi chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật

hình sự các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................27

2.2. Trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự

một số nước..........................................................................................................29

2.2.1. Trách nhiệm hình sự cho hành vi chuẩn bị phạm tội theo Bộ luật hình sự

Cộng hòa Liên bang Nga....................................................................................29

2.2.2. Trách nhiệm hình sự cho hành vi chuẩn bị phạm tội theo Bộ luật hình sự

Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ............................................................33

2.2.3. Trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Ba Lan ................35

2.2.4. Trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự

Việt Nam .............................................................................................................42

2.2.5. So sánh nhận xét về trách nhiệm hình sự tại giai đoạn chuẩn bị phạm tội

trong Bộ luật hình sự các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam..........................47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................52

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI...............................53

3.1. Nhu cầu, yêu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt

Nam về chuẩn bị phạm tội .................................................................................53

3.1.1. Nhu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về

chuẩn bị phạm tội ...............................................................................................53

3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về

chuẩn bị phạm tội ...............................................................................................54

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam

về chuẩn bị phạm tội...........................................................................................55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................62

KẾT LUẬN..............................................................................................................63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra

đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối

kháng. Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - pháp lý, "tội phạm luôn

chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược

lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do và các

lợi ích hợp pháp của con người". Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thì

mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau. Trong nhiều trường hợp việc thực

hiện tội phạm là một quá trình thỏa mãn dần các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội

phạm cụ thể. Bởi lẽ, để thực hiện một tội phạm cố ý người phạm tội phải tiến hành

từng bước, từng bước một, chẳng hạn như: chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội,

chuẩn bị thực hiện hành vi liền kề trước khi thực hiện hành vi được mô tả trong cấu

thành tội phạm. Trong thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, có không

ít trường hợp người phạm tội không thực hiện được đầy đủ dự định của mình hay

không tiến hành thực hiện tội phạm được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý

muốn của họ, mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Bởi vậy, trong khoa

học luật hình sự còn xuất hiện khái niệm các giai đoạn phạm tội.

Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do

cố ý. Việc quy định các giai đoạn phạm tội: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và

tội phạm hoàn thành cho phép pháp luật hình sự không những trừng trị những hành

vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi thực hiện hoàn thành một tội phạm mà cả điều

chỉnh xử lý các hành vi phạm tội chưa đạt, thậm chí ngay cả hành vi trong giai đoạn

chuẩn bị phạm tội. Việc phát hiện, trừng trị sớm những hành vi phạm tội ở các giai

đoạn này không chỉ để ngăn chặn tội phạm, mà còn nhằm hạn chế đến mức thấp

nhất những thiệt hại cho xã hội do hành vi phạm tội có thể gây ra cho xã hội, cho

Nhà nước và cho công dân. Trên tinh thần đó, tại Điều 14 Bộ luật hình sự (BLHS)

2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về chuẩn bị phạm tội theo hướng bên cạnh

các hành vi chuẩn bị phạm tội đã được quy định trước đây (như tìm kiếm, sửa soạn

công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm), còn

bổ sung thêm hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm để thực hiện một tội phạm

cụ thể, giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!