Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ thuyết Đạo học của Lão Tử
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chủ thuyết Đạo học của Lão Tử
Trang Tử chẳng những là một nhà triết học, đồng thời cũng là một nhà văn tài hoa xuất
chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ
khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng. Qua cuộc đời tĩnh tu, ý tưởng siêu
phàm, Trang Tử là một nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học Trung Quốc.
Những "Tiêu diêu du”, "Hồ điệp mộng", đều là áng văn đẹp cả hình thức lẫn nội dung.
Bởi tư tưởng của Trang Tử bắt nguồn từ triết lý Đạo giáo, cho nên sách "Sử Ký" đem Lão Tử
cùng Trang Tử ghép chung vào một học phái, gọi là "Lão Trang". Thật ra, giữa Lão Tử và
Trang Tử có nhiều điểm khác nhau.
Điểm thứ nhất là, tư tưởng của Lão Tử được diễn tả theo phương thức "phân giải", cho nên
cần phải biện bạch các yếu tố nội và ngoại, gốc và ngọn, thô với tế và biến với thường v.v...
Vì vậy mà Lão Tử chưa thể đạt tới cảnh giới “Du tâm ngoại vạn hóa" (Thả hồn ra khỏi mọi
sự vật). Trái lại Trang Tử phản đối mọi hình thức "tương đãi” (đối chọi), cho nên trong cảnh
giới tinh thần của Người, chẳng cần phân biệt đâu là thô là tế, đâu là biến là thường, đâu là
nội là ngoại, đâu là gốc là ngọn, mà chỉ có "Dự thiên hạ vi nhất". (Cùng với trời đất là một)
và "Tinh thần tứ đại tịnh lưu, vô sở bất cực". (Xuất thần thơi thảnh bốn phương, chẳng nơi
nào không thấu tới).
Điểm thứ hai là, tuy rằng Lão Tử cùng Trang Tử, cả hai đều chủ trương "Phản phác quy chân
(Sống chất phác giản dị, trở về với chân thật của thiên nhiên), nhưng với Lão Tử là thái độ
phản ứng, bởi chán ghét những hiện tượng đấu tranh quyền lực, đời sống xa xỉ và tâm địa
xảo trá của nhóm chính trị quyền thế. Riêng với Trang Tử thì vì lẽ khác, Người quý trọng giá
trị chân chính của sinh mạng con người hơn tất cả. Cho nên Trang Tử cực lực chống lại chế
độ và tập tục truyền thống, cho rằng những thứ đó, đều gây phương hại cho bản chất chân
thật của mạng sống con người.
Nói chung, tư tưởng của hai vị thánh tổ Đạo giáo, đều có ảnh hưởng sâu rộng đến nền triết
học Trung Quốc, nhưng Lão Tử thuộc về lãnh vực chính trị nhiều hơn, còn Trang Tử thì thuộc
về lãnh vực lẽ sống của con người.
Tư tưởng của Trang Tử chứa đựng rất nhiều yếu tố khích động về tình cảm, lệch sang thái
độ nhạo đời bởi hai nguyên do:
Một là, dưới con mắt của Trang Tử, nhà Nho học Khổng Mạnh mong sao ổn định được thế
cuộc rối ren, bằng luân lý đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Nhạc v.v... Và nhóm theo Mặc Tử, thì
bôn ba giữa các nước, kêu gọi hòa bình bằng thuyết "Kiêm ái phi công", đều là những
chuyện làm phí công vô bổ, chẳng những không cứu vớt được ai, trái lại còn xúi cho "Khôn
dại lừa nhau, trái phải đảo điên", càng làm cho thiên hạ rối thêm là đằng khác.
Trang Tử ghét nhất là những kẻ khéo mồm ngụy biện, tự cho mình hiểu biết hơn ai. Cũng vì
phủ định mọi giá trị biện luận về thị phi, nên Trang Tử có thái độ miệt thị trí thức, rồi chủ
trương "Khí tri" (loại bỏ trí thức) y như Lão Tử vậy.