Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo tại việt nam từ thế kỉ xvii đến nửa đầu thế kỉ xix.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
-1-
ỌC N N
ỌC SƯ P M
K OA LỊC SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo tại Việt Nam từ
thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thanh Thương
Người hướng dẫn : Nguyễn Hữu Giang
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
-2-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.2.2.2 (a) Chữ Quốc ngữ trong Bản tường trình hàng năm gửi cho
linh mục bề trên ở Rô ma _ Joãn Roiz
31
Bảng 1.2.2.2(b) Chữ Quốc ngữ trong Sách bằng chữ Ý của Christoforo
Borri viết năm 1621
31
Bảng 1.2.2.2(c) Chữ Quốc ngữ trong “Thư bằng chữ Ý” 34
Bảng 1.2.2.2(d) Chữ Quốc ngữ trong “Bản tường trình hàng năm về An
nam”_Gaspar d’Amaral
34
Bảng 1.2.2.2(e) Chữ Quốc ngữ trong cuốn “Tường thuật về các thầy
giảng ở giáo đoàn Đàng Ngoài”_ Gaspar d’Amaral
35
Bảng 1.2.2.2 (f) Chữ Quốc ngữ trong Hai quyển bản thảo Lịch sử Đàng
Ngoài _ Alexandre de Rhode (1636)
35
Bảng 1.2.2.2(g) Chữ Quốc ngữ trong “ Hành trình mười năm”
_Alexandre de Rhodes (1647)
37
-3-
PHẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, có thể nói sự ra đời của chữ quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong
lịch sử hình thành chữ viết của dân tộc, nó đã kết thúc thời kì kéo dài sự tách biệt giữa
tiếng Việt và chữ viết, chữ Hán và chữ Nôm không phản ánh hoàn toàn như tiếng nói
của người dân Việt Nam thời bấy giờ. Ngược dòng lịch sử tìm về với cội nguồn của
chữ Việt, khi nhắc đến nguồn gốc chữ quốc ngữ cũng tức là gắn liền với công cuộc
truyền bá đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phương Tây vào nước ta từ thế kỉ XVI,
XVII. Đạo Thiên Chúa là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam song nó được
truyền vào nước ta khá muộn. Các giáo sĩ phương Tây đã bắt đầu đến Việt Nam truyền
giáo từ thế kỉ XVI nhưng đó chỉ là những hoạt động mang tính chất đơn lẻ và ngẫu
nhiên, chỉ đến thế kỉ XVII, công cuộc truyền giáo tại Việt Nam mới thực sự được bắt
đầu với một chương trình có hệ thống, có sự chuẩn bị chu đáo. Khi nhìn nhận lại vấn
đề truyền giáo tại Việt Nam, nếu như nói đó là một nhiệm vụ, sứ mạng phải mở rộng
tôn giáo, hay là sự gắn bó như “hình với bóng” với sự bành trướng xâm lược của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, thì việc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam còn
mang ý nghĩa khác, đó là sự chuyển tải các giá trị văn hóa phương Tây. Xét riêng thời
kỳ này, việc truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây đã đi cùng với một đóng góp
không thể phủ nhận của họ là loại chữ ghi âm tiếng Việt bằng hệ thống kí tự Latinh mà
chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Nghiên cứu về đề tài chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo ở Việt Nam sẽ giúp
chúng ta hiểu sâu hơn một số vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam thời trung đại đặc
biệt là trong giai đoạn đầy biến động từ thế kỷ XVII – XIX. Tìm hiểu về vấn đề này
giúp cho chúng ta biết được lịch sử quá trình truyền bá đạo Thiên Chúa vào nước ta,
biết được lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ, loại chữ viết mà chúng ta
đang sử dụng ngày nay, cũng như biết được mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
-4-
giữa hai vấn đề này. Bên cạnh đó thấy được tác động và ý nghĩa của chữ Quốc ngữ đối
với đạo Thiên Chúa cũng như đối với nền văn hóa của người Việt.
Với ý nghĩa thực tiễn và khoa học đó, chúng tôi chọn đề tài “Chữ quốc ngữ và
vấn đề truyền giáo tại Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về vấn đề chữ quốc ngữ và truyền bá đạo Thiên Chúa ở nước ta đã có nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu, đã có một số công trình được công bố, trong đó chúng tôi
có thể chia thành các nhóm sau:
Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam là một đề tài thu hút sư quan tâm của rất nhiều
nhà nghiên cứu. Trong cuốn: “Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam” của Nguyễn Hồng, do
nhà xuất bản Hiện đại ấn hành năm 1950 đã trình bày khá rõ quá trình về lịch sử
truyền giáo trên đất nước ta từ từ những năm đầu tiên đến cuối thế kỉ XVII. Tuy nhiên
trong đó tác giả chú trọng đi sâu từng giai đoạn nhỏ theo sự phân bổ các vị thừa sai
đến truyền giáo tại Việt Nam, hơn nữa cuốn sách chỉ đi được 1 nửa chặng đường mà
chưa tìm hiểu đến những giai đoạn sau của công cuộc truyền giáo trên đất nước ta.
Bên cạnh đó có cuốn: “Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam” của Phạm Hồng
Lam, trong đó tác giả đã nêu được về bối cảnh lịch sử đất nước ta và những yếu tố
thúc đẩy việc truyền giáo, đồng thời xác định được từ thế kỉ XVII trở đi đạo Thiên
Chúa mới chính thức được du nhập vào nước ta, song, Phạm Hồng Lam vẫn chưa đi
sâu vào tìm hiểu các giai đoạn phát triển của việc truyền giáo kể từ sau thể kỉ XVII,
mà chủ yếu là chú trọng làm rõ các sự kiện thời bấy giờ liên quan đến đạo Thiên Chúa
nên chưa tạo được một cái nhìn tổng quát về quá trình truyền giáo đúng như tiêu đề
cuốn sách.
Ngoài ra còn có tác phẩm “Sự du nhập của đạo Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ
thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm, NXB Hội Khoa học lịch sử Việt
Nam, xuất bản năm 2001. Cũng là một tài liệu chuyên biệt về lịch sử đạo Thiên Chúa,
cuốn sách đã trình bày rõ giúp người đọc biết được sự thúc đẩy truyền bá đạo Thiên
Chúa ra vùng đất ngoại sau các cuộc phát kiến địa lý như thế nào, quá trình du nhập
Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, và thái độ các vương triều đến thế kỉ XIX đối với tôn
giáo này. Tuy nhiên cuốn sách lại nghiêng về mảng đánh giá sự kết hợp, lợi dụng giữa
-5-
việc truyền bá đạo Thiên Chúa với âm mưu xâm lược thực dân của các nước phương
Tây, chính vì vậy người đọc vẫn chưa khái quát được một cách khách quan về sự du
nhập Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, đặc biệt giai đoạn từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.
Như vậy, qua các công trình này đã thấy trình bày cụ thể, chi tiết về từng giai
đoạn của công cuộc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, tuy nhiên các tác giả vẫn
chưa làm rõ một khía cạnh đi cùng quá trình truyền giáo rất đáng quan tâm là sự sáng
tạo chữ quốc ngữ.
Về vấn đề chữ quốc ngữ Linh mục Đỗ Quang Chính trong cuốn “Lịch sử chữ
quốc ngữ (1620 – 1659)” đã trình bày khá cụ thể về nguồn gốc chữ quốc ngữ giai đoạn
từ 1620 đến 1659, song đó chỉ là một giai đoạn đầu trong chặng đường khá dài cho
đến lúc chữ quốc ngữ được hoàn thiện và sử dụng phổ biến ở nước ta.
Lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ qua các giai đoạn cũng đã được
tác giả Hoàng Xuân Việt trình bày rất rõ trong cuốn “Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ”
của, NXB Văn hóa thông tin xuất bản năm 2006, song tác phẩm này cũng chỉ dừng lại
ở chỗ nghiên cứu từng giai đoạn hình thành và phát triển đến lúc hoàn thiện chữ quốc
ngữ cho đến tận thế kỉ XIX, đặc biệt là vai trò cũng như tầm ảnh hưởng đối với nhân
dân Nam Bộ, chứ chưa có sự kết hợp trong việc hệ thống các giai đoạn truyền giáo và
việc sử dụng chữ quốc ngữ trong vấn đề truyền giáo.
Trong bài viết “Chữ quốc ngữ được công giáo khai sinh năm 1651” của tác giả
Trần Văn Cảnh in trên trang web Dunglac.org đã đề cập đến mối quan hệ giữa Công
giáo và chữ quốc ngữ song lại đi sâu về khía cạnh làm rõ vai trò người sáng tạo ra chữ
quốc ngữ, công lao của các giáo sĩ, giáo dân và Thánh bộ truyền giáo ở giáo triều
Rôma trong thời kì đầu truyền giáo. Trên báo Người Lao Động gày 7/1/2006 có bài
“Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ” của GS.TS Phạm Văn Hường, song đúng với tiêu
đề, bài báo chỉ đi sâu tìm hiểu nguồn gốc ra đời của chữ quốc ngữ.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng trên các sách, báo và tạp chí viết về
vấn đề này. Tuy nhiên chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về vấn đề chữ
quốc ngữ và vấn đề truyền giáo ở Việt Nam từ thế kỷ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ
XIX và cũng chưa có công trình nào thực sự nói rõ về mối quan hệ giữa hai vấn đề
này, cũng như chưa có những đánh giá thực sự khách quan và khoa học về vai trò của
chữ quốc ngữ và đạo Thiên Chúa ở Việt Nam.
-6-
Tuy nhiên đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi kế thừa và đi sâu
nghiên cứu, hoàn thiện đề tài của mình.
3. ối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là lịch sử chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo
ở Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX và mối quan hệ giữa hai
vấn đề, ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu tình hình Việt Nam trước thế kỉ XVII và
những yếu tố thúc đẩy công cuộc truyền giáo ở đây.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chữ quốc ngữ và vấn đề truyền bá đạo Thiên Chúa tại Việt Nam chưa được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, khai thác. Do hạn chế về tài liệu, tư liệu lịch sử nên
đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu trong phạm vi:
Về không gian: bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Về thời gian: từ khi công cuộc truyền giáo chính thức bắt đầu ở Việt Nam, tức thế
kỷ XVII đến trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 1858.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu về lịch sử truyền bá đạo Thiên Chúa và
lịch sử hình thành, hoàn chỉnh chữ quốc ngữ từ đầu thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ
XIX, yêu cầu để sáng tạo chữ quốc ngữ của các giáo sĩ phương Tây và mối quan hệ
của nó đối với vấn đề truyền giáo, tác dụng như thế nào đến công cuộc truyền giáo ở
giai đoạn này và một số vấn đề liên quan.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, chúng tôi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái niệm về chữ quốc ngữ và nguồn gốc đạo Thiên Chúa.
- Khái quát về xã hội Việt Nam trước thế kỉ XVII.
- Tìm hiểu quá trình truyền giáo và sáng tạo chữ quốc ngữ ở Việt Nam từ thế kỉ
XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phân tích sự kết hợp giữa sáng tạo chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo vào Việt
Nam và những tác động của nó.
- Rút ra một số nhận xét đánh giá của bản thân.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
-7-
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng các nguồn tư liệu thành văn
chủ yếu sau:
- Các sách chuyên khảo như: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam của tác giả
Nguyên Hồng, Sự du nhập của đạo Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỉ XVII đến
thế kỉ XIX của tác giả Nguyễn Văn Kiệm, Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ của tác giả
Hoàng Xuân Việt…
- Các bài viết từ các báo, kỷ yếu, tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Xưa
&Nay, Tôn giáo.
- Ngoài các nguồn tài liệu trên, chúng tôi còn khai thác tài liệu trên báo đài, các
phương tiện truyền thông và từ các bài viết trên một số website như:
http://dunglac.org...
Đây là nhưng nguồn tài liệu phong phú cần được khai thác triệt để.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đứng trên quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam để đánh giá các sự kiện.
- Về phương pháp nghiên cứu: Với đề tài “Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo ở
Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX” chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp khai thác tài liệu thành văn, phương
pháp lôgic, phương pháp lịch sử để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng lịch sử, bên cạnh
đó kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu… các tài liệu lịch sử, để
rút ra những nhận xét khoa học.
6. óng góp của đề tài
Nghiên cứu thành công đề tài: “Chữ quốc ngữ và vấn đề truyền giáo tại Việt
Nam từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX” có ý nghĩa trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn:
- Thứ nhất, đề tài cung cấp kiến thức lịch sử một cách hoàn chỉnh về vấn đề
truyền giáo cũng như công cuộc sáng tạo chữ quốc ngữ giai đoạn từ thế kỉ XVII đến
nửa đầu thế kỉ XIX và các vấn đề liên quan.
- Thứ hai, qua đề tài này đánh giá một cách khách quan vai trò của các giáo sĩ
phương Tây trong thành tựu đóng góp mang ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta.
-8-
- Bên cạnh đó đề tài sẽ tập hợp tư liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy sau
này.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 2 chương:
- Chương 1: Chữ Quốc ngữ và đạo Thiên Chúa ở Việt Nam từ thế kỷ XVII đến
nửa đầu thế kỷ XIX
- Chương 2: Mối quan hệ giữa chữ Quốc ngữ với vấn đề truyền giáo vào Việt
Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX