Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Chữ Quốc Ngữ Qua Những Bể Dâu pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chữ Quốc Ngữ Qua Những Bể Dâu
* Đoàn Xuân Kiên
1. Chữ viết ra đời rất muộn màng so với tiến
Quốc Ngữ Qua Những Bể Dâu
1. Chữ viết ra đời rất muộn màng so với tiếng nói của
một dân tộc
Con người đã truyền thông với nhau bằng tiếng nói từ
khi họ kết tập với nhau thành những tập đoàn chung
sống. Nhưng chỉ là từ khi một thứ tiếng nói đã được sử
dụng thật thuần thục, sản sinh ra nhu cầu ghi lại những
ý tưởng lời nói của mình, khi ấy chữ viết mới thật sự ra
đời.
Thật ra, khó có thể nói là chữ viết đã ra đời “nhất thành
bất biến“ như chúng ta thấy ngày nay. Lịch sử chữ viết đã trải qua bao phen
biến đổi, từ hình thức thắt nút dây như đã đượcghi nhận trong một câu ở
Kinh Dịch: “Thượng cổ kết thằng nhi trị…” đến sâu chuỗi vỏ sò có màu sắc
khác nhau như người da đỏ Iroquois, đều là những hình thức kí hiệu để ghi
lại ý tưởng người xưa muốn truyền đạt cho nhau, hoặc đơn giản là để ghi
dấu lại cho nhớ. Những hình thức đó đều là những dạng mở đầu do con
người mò mẫm mà có được. Những hình thức chữ viết bằng đồ vật như vừa
nói ở trên là những gì sơ khai nhất của chữ viết (Hình 1: chữ viết kết bằng
dây thừng của người Chăm trong khu vực văn hoá Đông Sơn [1]). Tiến lên
một bước nữa là hình thức chữ viết bằng hình vẽ mà ta còn có thể thấy trong
các văn bản cổ trên đá của người cổ Ai cập từ hơn 4000 năm trước, hoặc là
những vẽ trên đồ vật bằng đất nung của người Sumer cũng khoảng thời kì
hơn 3000 năm trước (Hình 2: Chữ viết bằng hình vẽ của người Ai Cập cổ).
Hình 2. Chữ cổ Ai cập
Hình 3. Chữ giáp cốt "tượng sơn kì bì nữ"
Hình thức chữ viết biểu ý như còn thấy ở một số chữ Hán đơn giản ban
đầu vạch trên các mai rùa đã có thể gọi là một bước tiến của lịch sử chữ
viết (Hình 3: chữ Hán sơ khai tìm thấy trên mai rùa).
Hình thức phát triển cao nhất của chữ viết là hình thức ghi âm mà dấu vết