Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN VÀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngày soạn: ...../...../.........
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN VÀ KIỂM TRA MỘT
TIẾT
(Thực hiện trong 18 tiết)
* Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức: Học sinh được ôn tập một cách có hệ thống về số tự nhiên: Các phép
tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên; Các tính chất chia hết của một tổng; Các
dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Học sinh được làm quen với một số thuật ngữ và
các kí hiệu về tập hợp. HS hiểu được một số khái niệm: Lũy thừa, số nguyên tố -
hợp số, ước và bội, ƯCLN - BCNN.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng thực hiện đúng phép tính đối với các biểu thức không
phức tạp; Biết vận dụng tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách
hợp lí, biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán...
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
4. Các năng lực
Giúp HS phát triển các năng lực: Năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân
1
Ngày giảng: …../…../……… Tiết 1
§1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp học sinh được làm quen các khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp.
Biết cách viết tập hợp, cho các ví dụ về tập hợp thường gặp trong thực tế.
2. Kỹ năng
- Học sinh biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
- Sử dụng đúng các kí hiệu ∈, ∉, xác định được phần tử ∈ hay ∉ tập hợp
- Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
4. Các năng lực
- Giúp HS phát triển các năng lực: Năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
III. Phương pháp
- Hoạt động nhóm, cá nhân, gợi mở, vấn đáp
- Tích cực hóa hoạt động của HS
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
Sĩ số: ……………………………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài mới. (3 phút)
GV: Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.
GV: Giới thiệu nội dung của chủ đề 1 như SGK. Bài đầu tiên của chủ đề chúng ta
cùng làm quen với tập hợp và các kí hiệu ∈, ∉
3.2. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Nghiên cứu
các ví dụ về tập hợp
(7 phút)
GV: Cho HS quan sát H1
SGK
? Cho biết trên bàn gồm các
đồ vật gì ?
=> Ta nói tập hợp các đồ vật
đặt trên bàn.
? Hãy ghi các số tự nhiên
nhỏ hơn 4 ?
=> Tập hợp các số tự nhiên
nhỏ hơn 4.
HS: Xem hình 1/SGK.
Trả lời: Trên bàn có
sách bút.
HS: Nghe GV giới
thiệu.
HS: Ghi các số tự
nhiên nhỏ hơn 4
HS: Nghe GV giới
thiệu.
1. Các ví dụ
- Tập hợp các đồ vật trên
bàn
- Tập hợp các học sinh lớp
6A
- Tập hợp các số tự nhiên
nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các chữ cái a, b,
c
2