Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
CHỦ ĐỀ 1. CÁC PHÉP ĐO BÀI 4. ĐO CHIỀU DÀI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHỦ ĐỀ 1. CÁC PHÉP ĐO
BÀI 4. ĐO CHIỀU DÀI
Môn học: Khoa học tự nhiên; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật;
- Nêu được cách đo,đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật;
- Xác định được tầm quan trong của việc ước lượng chiều dài trước khi đo, ước lượng được
chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản;
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khác phục thao
tác sai đó;
- Đo được chiều dài của một số vật bằng thước.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của giáo viên các nội dung về đo chiều dài;
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Thảo
luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm tốn học hỏi các thành viên
trong nhóm;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
-Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều
dài của một vật. Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số
trường hợp cụ thể
-Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách
khắc phục các thao tác sai đó. Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một
số hiện tượng về kích thước các vật
- Vận dụng, kiến thức kỹ năng đã học :Đo được chiều dài của một số vật bằng thước.
3. Về phẩm chất:
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực
hiện phép đo chiều dài;
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát,thu thập và xử lý số liệu, có ý chí vượt qua mọi khó
khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh các loại thước thường được sử dụng,
- Thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
2. Học sinh:
-Một số loại thước đo trong bộ dụng cụ học tập
-Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 (Chân trời sáng tạo)
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10’)
a. Mục tiêu: Làm thế nào để đo chiều dài của một vật bất kì
b. Nội dung: Tìm hiểu cách đo chiều dài của một vật bất kì
c. Sản phẩm: Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d. Tổ chức thực hiện:
-Giao nhiệm vụ học tập: Làm thế nào để đo chiều dài của một vật bất kì.
-Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận
Khoa học tự nhiên 6