Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
PREMIUM
Số trang
201
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1358

Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TRUNG

CHỦ ĐẤT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MA COONG

Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI – 2014

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TRUNG

CHỦ ĐẤT TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MA COONG

Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Chuyên ngành: Nhân học văn hóa

Mã số: 62316501

Tập thể hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Trần Hồng Hạnh

2. TS. Lý Hành Sơn

HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực. Những

luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều có nguồn gốc,

xuất xứ rõ ràng. Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày....tháng 3 năm 2014

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Trung

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong dòng họ chủ đất, các già

làng, trưởng bản trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh

Quảng Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình đi khảo sát, điền dã

phục vụ cho luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Cồn

Roòng; UBND xã Thượng Trạch, UBND xã Tân Trạch, Phòng văn hoá,

UBND huyện Bố Trạch đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, tư liệu liên quan đến

luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo ở Học Viện khoa học xã

hội, Viện Dân tộc học và đặc biệt với sự hướng dẫn của Cô giáo - TS. Trần

Hồng Hạnh và Thầy giáo - TS. Lý Hành Sơn đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn

thành luận án này.

Hà Nội, ngày… tháng 3 năm 2014

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Trung

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục sơ đồ

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................... 7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Ma Coong nói riêng, dân tộc

Bru-Vân Kiều nói chung........................................................................... 7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chủ đất, trong đó có chủ đất người Ma

Coong ....................................................................................................... 14

1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 18

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................... 18

1.2.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................... 26

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 28

Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 31

Chƣơng 2: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ ĐẤT VÀ HÌNH THỨC TRAO

TRUYỀN........................................................................................................ 32

2.1. Khái quát về ngƣời Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..... 32

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, dân tộc huyện Bố Trạch................. 32

2.1.2. Lịch sử vùng đất người Ma Coong ở huyện Bố Trạch ............... 33

2.1.3. Người Ma Coong ở hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch ........... 38

2.2. S ự hình thành, chức năng, quyền lợi của chủ đất.................................. 43

2.2.1. Sự hình thành chủ đất và dòng họ chủ đất.................................. 43

2.2.2. Chức năng, quyền lợi và một số vấn đề liên quan đến chủ đất .. 48

2.3. Dòng họ chủ đất - cơ sở trao truyền và duy trì chủ đất.................. 53

2.3.1. Mối liên hệ giữa chủ đất và dòng họ chủ đất .............................. 53

2.3.2. Hình thức trao truyền chủ đất trong dòng họ chủ đất................ 59

Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 62

Chƣơng 3: VAI TRÕ CỦA CHỦ ĐẤT TRONG PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CỘNG ĐỒNG MA COONG................................ 63

3.1. Chủ đất trong phát triển kinh tế ....................................................... 63

3.1.1. Cơ cấu kinh tế ở cộng đồng Ma Coong........................................ 63

3.1.2. Vai trò của chủ đất trong việc tổ chức định canh, định cư......... 64

3.1.3. Vai trò chủ đất trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên (đất,

nước, tài nguyên rừng…) trước đây và hiện nay .................................. 65

3.1.4. Săn bắt, hái lượm và những quy định/luật tục có liên quan ...... 71

3.1.5. Vai trò của chủ đất trong việc đi đầu trong một số mô hình kinh

tế ở địa phương hiện nay ........................................................................ 75

3.1.6. Vai trò của chủ đất trong duy trì các nghi lễ, hình thức tương trợ

liên quan đến các hoạt động sinh kế ...................................................... 78

3.2. Chủ đất trong duy trì ổn định và phát triển xã hội......................... 82

3.2.1. Chủ đất trong thiết chế xã hội truyền thống................................ 82

3.2.2. Chủ đất trong việc thiết lập làng và đề ra các luật tục ................ 87

3.2.3. Chủ đất trong việc góp phần duy trì ổn định và phát triển cộng

đồng hiện nay .......................................................................................... 91

Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 99

Chƣơng 4: CHỦ ĐẤT VỚI VIỆC DUY TRÌ CÁC GIÁ TRỊ VĂN

HÓA TRUYỀN THỐNG Ở CỘNG ĐỒNG MA COONG...................... 100

4.1. Chủ đất trong việc tổ chức và duy trì những sinh hoạt văn hóa

cộng đồng.................................................................................................. 100

4.1.1. Lễ hội đập trống (toong rịt chi cơ rơ)......................................... 101

4.1.2. Lễ tế trâu...................................................................................... 113

4.2. Chủ đất trong việc bảo tồn giá trị của các sinh hoạt văn hóa cộng

đồng ........................................................................................................... 120

4.2.1. Biểu tượng trống trong lễ hội và trong đời sống của người Ma

Coong ..................................................................................................... 121

4.2.2. Các giá trị khác............................................................................ 124

Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................... 127

Chƣơng 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..................................................... 129

5.1. Kết quả............................................................................................... 129

5.1.1. Khái quát chung .......................................................................... 129

5.1.2. Chủ đất và những vấn đề liên quan đến chủ đất....................... 132

5.2. Bàn luận............................................................................................. 136

5.2.1. Vấn đề tiếp tục phát huy vai trò chủ đất người Ma Coong trong

việc duy trì sự ổn định xã hội và an ninh biên giới ............................. 136

5.2.2. Vấn đề tiếp tục phát huy vai trò của chủ đất người Ma Coong

trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ............................ 140

5.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò chủ đất trong ổn định,

phát triển cộng đồng ngƣời Ma Coong trong giai đoạn hiện nay ....... 142

Tiểu kết chƣơng 5 .................................................................................... 145

KẾT LUẬN .................................................................................................. 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151

PHỤ LỤC..................................................................................................... 162

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả phát triển kinh tế năm 2009 và 2011 ở xã Thượng Trạch . 77

Bảng 3.2: Tình hình phát triển lớp và số lượng học sinh (2007 - 2012)

trường Dân tộc nội trú xã Thượng Trạch.................................... 98

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ gia phả dòng họ chủ đất ...................................................... 56

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức trong thiết chế xã hội truyền thống ở cộng

đồng người Ma Coong .................................................................................... 84

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS : Giáo sư

PGS : Phó giáo sư

TS : Tiến sĩ

TSKH : Tiến sĩ khoa học

NSDN : Nghệ sĩ nhân dân

UBND : Uỷ ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

Nxb : Nhà xuất bản

Tr. (tr.) : Trang

KHXH : Khoa học xã hội

TNXP : Thanh niên xung phong

VHTT : Văn hoá thông tin

VHDT : Văn hóa dân tộc

GDP : Tốc độ tăng trưởng kinh tế

BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, người Ma Coong là một nhóm địa phương của dân tộc

Bru-Vân Kiều, cư trú chủ yếu tại 19 bản làng nằm rải rác dọc biên giới Việt -

Lào, thuộc hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng

Bình. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cộng đồng Ma

Coong nơi đây có 400 hộ với 1.950 người [19, tr.4]. Địa bàn cư trú của người

Ma Coong bị chia cắt, heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn. Đời sống của đồng

bào cho đến nay còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu dựa vào nương rẫy,

săn bắt, hái lượm; kinh tế tự cung tự cấp vẫn là cơ bản.

Có thể nói, đã có nhiều bài viết, ấn phẩm của nhiều tác giả nước ngoài

cũng như trong nước đề cập đến dân tộc Bru-Vân Kiều dưới nhiều khía cạnh

khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về người Ma Coong - một trong

những nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều - lại rất hiếm thấy. Rõ

ràng, đây vẫn là một khoảng trống nghiên cứu về người Ma Coong nói chung.

Cũng như nhiều dân tộc thiểu số, cộng đồng khác ở Việt Nam, trước

đây khi chưa có sự vận hành bằng cơ chế nhà nước, để thiết lập trật tự xã hội

của người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được xem là “tự

quản” này và duy trì nó, rõ ràng phải có vai trò của cá nhân “thủ lĩnh”. Ở cộng

đồng người Ma Coong, những “thủ lĩnh” này chính là chủ đất/chủ xứ… (a

châu cu téc/a châu k ruông…).

Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vốn là quê hương của tôi. Tôi đã có

sự đồng cảm và hiểu biết nhất định về làng quê của mình, trong đó có cộng

đồng người Ma Coong. Cho đến nay, trong khi ở nhiều cộng đồng lân cận

khác như người Vân Kiều, Khùa, Trì, A Rem…, hình ảnh chủ đất/chủ xứ của

họ rất mờ nhạt, thậm chí không tồn tại mà chỉ còn là các câu chuyện kể, thì ở

cộng đồng người Ma Coong nơi đây, đang tồn tại ngôi vị “chủ đất/chủ xứ” và

2

đi kèm với nó những ảnh hưởng lớn của người này tới cộng đồng. Điều này

được thể hiện ở chỗ, cho đến nay, mặc dù chính quyền nơi đây từ lâu đã được

vận hành và hoạt động, nhưng nhiều cuộc họp bàn về việc triển khai một số

chủ trương, chính sách của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến an ninh,

trật tự trong cộng đồng, triển khai xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng,

những sự việc liên quan đến mối quan hệ đồng tộc ở hai bên biên giới… của

chính quyền nơi đây vẫn đang cần đến sự hỗ trợ, tham vấn của ông chủ đất.

Bên cạnh đó, người Ma Coong cũng tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt nhiều

luật tục của cộng đồng, trong đó có những điều cấm kỵ linh thiêng, quy ước

bất thành văn của dòng họ ông chủ đất… Thực tế cho thấy, hiện nay chủ đất

cùng với dòng họ của mình đang chủ động tổ chức, điều hành, duy trì các sinh

hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng như lễ hội, lễ tế trâu, cúng tế làng bản…

Từ đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Chủ đất của người Ma Coong là ai?

Họ được hình thành và nối truyền như thế nào? Chủ đất có vị trí, vai trò gì

trong đời sống và thiết chế xã hội truyền thống cũng như hiện tại? Trong bối

cạnh hiện nay, sự tương tác trong các mối quan hệ ấy bởi các chủ trương,

chính sách của Nhà nước cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ

chức xã hội? Niềm tin và sự nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng đối với ông

chủ đất…?

Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta nhận diện được bản

chất, vị trí, vai trò và giá trị của người chủ đất trong cộng đồng. Từ đó, có

những chính sách, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của người chủ đất,

người có uy tín trong cộng đồng… trong việc góp phần duy trì ổn định và

phát triển xã hội cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở cộng

đồng người Ma Coong ở khu vực biên giới Việt - Lào. Đây là lý do để tôi

chọn đề tài: “Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch,

tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hóa của mình.

3

2. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài luận án này nhằm những mục đích sau:

- Tìm hiểu về sự hình thành và đặc điểm người chủ đất cũng như cơ sở

duy trì, trao truyền chức chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện

Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;

- Làm rõ vị trí, vai trò và sự đóng góp của người chủ đất trong việc ổn

định và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở cộng đồng người Ma Coong

trước đây cũng như hiện nay;

- Đề xuất kiến nghị nhằm phát huy vai trò của người chủ đất để ổn định

và phát triển cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng và phạm vi nội dung nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là người chủ đất trong cộng đồng

của người Ma Coong - một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều.

Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là người chủ

đất và vai trò của ông trong cộng đồng người Ma Coong. Người chủ đất ở đây

được nhìn nhận tương đối toàn diện về nhiều mặt như: nhân thân, quá trình

hình thành, hình thức nối truyền, thế giới quan... Bên cạnh đó, luận án đặc

biệt quan tâm đến vai trò người chủ đất trong phát triển kinh tế - xã hội và

duy trì văn hóa truyền thống của người Ma Coong.

Phạm vi thời gian để nghiên cứu biến đổi làng bản và vai trò chủ đất

của người Ma Coong được xác định là trước và sau Đổi mới đất nước (1986).

Sở dĩ có sự lựa chọn phạm vi thời gian như vậy là do sau năm 1986, nhất là

gần đây khi cơ chế thị trường ngày càng thâm nhập và phát triển ở nhiều vùng

miền cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vùng người Ma Coong có

những biến đổi khá rõ rệt.

4

3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu

Phạm vi địa bàn nghiên cứu được chọn chủ yếu là hai xã Thượng Trạch

và Tân Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, địa bàn

nghiên cứu còn được mở rộng tới một số bản người Ma Coong ở huyện Bua

La Pha, tỉnh Khăm Muộn - Lào để so sánh hình ảnh người chủ đất của người

Ma Coong ở hai quốc gia khác nhau nhằm tìm ra những tương đồng và khác

biệt do ảnh hưởng của các yếu tố chính sách của mỗi quốc gia, môi trường xã

hội, địa lý tự nhiên... Ngoài ra, các cộng đồng khác cận cư với người Ma

Coong như người Vân Kiều, Trì, Khùa và một số tộc người cùng chung sống

trên dãy Trường Sơn cũng ít nhiều được quan tâm.

4. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu

Nguồn tư liệu chính của luận án được dựa trên các tài liệu, tư liệu...

điền dã dân tộc học mà tác giả đã trực tiếp thu thập trong nhiều năm, qua

nhiều đợt đi thực địa tại các địa bàn sinh sống của người Ma Coong ở hai xã

Thượng Trạch và Tân Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, và ở

một số địa bàn khác như bản Nòong Ma, bản Pà Ác thuộc xã Nòong Ma,

huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn - Lào để nghiên cứu so sánh.

Bên cạnh nguồn tài liệu và tư liệu thu thập được tại thực địa, tác giả

luận án còn sử dụng các tài liệu thứ cấp sẵn có ở địa phương như các số liệu

thống kê, các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

hàng năm... của Phòng Dân tộc huyện Bố Trạch, các xã Thượng Trạch và Tân

Trạch thuộc huyện Bố Trạch...

Ngoài ra, tác giả luận án cũng kế thừa những nghiên cứu, ấn phẩm đã

công bố của các nhà khoa học trong lĩnh vực Dân tộc học, Văn hóa học trong

và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Đồng thời, kết quả nghiên cứu từ

luận văn thạc sĩ của tác giả luận án về “Lễ hội đập trống của ngƣời Ma Coong

(xã Thƣợng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)”, các luận văn, luận án

5

khác đã được bảo vệ hoặc công bố có liên quan đến đề tài luận án này cũng

được quan tâm.

5. Đóng góp của đề tài

- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống và chuyên sâu

về chủ đất của cộng đồng người Ma Coong. Thông qua nghiên cứu này, luận

án muốn làm rõ diện mạo văn hóa - lịch sử, thiết chế xã hội (cả truyền thống

và hiện tại) của người Ma Coong, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của

người chủ đất trong đời sống cộng đồng người Ma Coong.

- Luận án góp phần chỉ ra và làm rõ những nét tương đồng và khác biệt

về vị trí, vai trò của chủ đất người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng

Bình so với chủ đất của một số dân tộc khác.

- Luận án không chỉ là bức tranh phong phú về cộng đồng người Ma

Coong và giúp ích cho việc hiểu biết thêm về dân tộc Bru-Vân Kiều ở nước

ta, mà còn đóng góp thêm nhiều tư liệu mới cho nhiều ngành khoa học, nhất

là Dân tộc học/Nhân học, Văn hóa học...

- Nghiên cứu này còn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, làm

cơ sở cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách để tìm ra những

giải pháp quản lý xã hội sao cho hợp lý và hiệu quả hơn đối với cộng đồng

người Ma Coong ở vùng biên giới Việt - Lào cũng như các dân tộc thiểu số

khác. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến việc quản lý xã hội dựa vào cộng đồng

và những đóng góp của những người có uy tín với tầm ảnh hưởng lớn trong

cộng đồng các dân tộc.

6. Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án

được kết cấu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương

pháp nghiên cứu

Chương 2: Sự hình thành chủ đất và hình thức trao truyền

6

Chương 3: Vai trò của chủ đất trong phát triển kinh tế - xã hội ở cộng

đồng người Ma Coong

Chương 4: Chủ đất với việc duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của

người Ma Coong

Chương 5: Kết quả và bàn luận

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Người Ma Coong cùng người Trì, Khùa là những nhóm địa phương của

dân tộc Bru-Vân Kiều [114, tr.61]. Do đó, giữa họ có những nét tương đồng

về phong tục tập quán, ngôn ngữ, đặc điểm cư trú... Trong các nhóm người

này đều có những mối quan hệ văn hóa - lịch sử rất gần gũi với nhau. Vì vậy,

khi đề cập tới lịch sử nghiên cứu về người Ma Coong, không thể không đề

cập đến những nghiên cứu về dân tộc Bru-Vân Kiều.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Ma Coong nói riêng, dân tộc

Bru-Vân Kiều nói chung

1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài về ngƣời Ma

Coong và dân tộc Bru-Vân Kiều

Có thể nói, trước thời kỳ thuộc Pháp (1858), chưa thấy một tư liệu, bài

viết thành văn nào của tác giả nước ngoài đề cập đến dân tộc Bru-Vân Kiều,

trong đó có người Ma Coong ở nước ta. Tuy nhiên, trong và sau thời kỳ thuộc

Pháp, đã xuất hiện khá nhiều tài liệu, ấn phẩm của các tác giả nước ngoài nói

đến các nhóm của dân tộc Bru-Vân Kiều. Có thể kể đến một số ví dụ điển

hình như: Những con đƣờng sang Lào: Từ Savanakhet đến Lao Bảo của

Anonyme (1906) [5]; Dân tộc học Đông Dƣơng của Anonnyme (1921) [4];

Các đồn bốt quân sự ở Quảng Bình và Quảng Trị của Cadière, L. và H.

Cosserat (1929) [14]; Nƣớc Lào và các cƣ dân dã man ở Đông Dƣơng của

Harmand, J. F. (1879) [37]... Tuy nhiên, do xuất phát từ nhiều mục đích, lĩnh

vực khác nhau như quân sự, địa lý, thám hiểm, du lịch... nên các tài liệu này

chỉ nhắc đến hoặc đề cập rất sơ lược về dân tộc Bru-Vân Kiều, chưa có những

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!