Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chọn mẫu và phân phối mẫu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 5
CHỌN MẪU VÀ PHÂN PHỐI MẪU
1. Chọn mẫu từ một tổng thể
1.1 Tổng thể
Tổng thể là tập hợp tất cả các đối tương mà ta quan tâm nghiên cứu trong một vấn đề nào
đó. Số phần tử của tổng thể được ký hiệu là N.
- Nếu N là số hữu hạn ta có tổng thể hữu hạn
- Nếu N là số vô hạn ta có tổng thể vô hạn
1.2 Mẫu
Mẫu là tập hợp con của tổng thể. Số phần tử của mẫu ký hiệu là n (cỡ mẫu).
1.2.1 Mẫu ngẫu nhiên
Mẫu được gọi là mẫu ngẫu nhiên nếu nó được chọn một cách nào đó để đảm bảo tính
khách quan, ngẫu nhiên.
1.2.2 Phân loại mẫu theo phương pháp chọn mẫu
1.2.2.1 Mẫu không hoàn lại: Là mẫu được chọn bằng cách phần tử đã lấy ra quan
sát thì loại khỏi tổng thể rồi mới lấy phần tử tiếp theo
1.2.2.2 Mẫu hoàn lại: Là mẫu được chọn bằng cách phần tử đã lấy ra quan sát được
bỏ trở lại tổng thể rồi mới lấy phần tử tiếp theo
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu về số cá trong một ao cá thì số cá trong ao là kích thước của tổng
thể.
Nếu từ ao ta bắt lên 5 con cá thì ta được một mẫu không hoàn lại, kích thước 5
Nếu từ ao ta bắt lên một con cá sau đó thả xuống ao mới bắt tiếp con khác, tiến hành như
vậy 5 lần thì ta được một mẫu có hoàn lại, kích thước 5.
1.2.3 Phân loại mẫu theo mục đích nghiên cứu
1.2.3.1 Mẫu định tính: Là mẫu mà ta chỉ quan tâm đến các phần tử của nó có một
tính chất A nào đó không
1.2.3.2 Mẫu định lượng: Là mẫu mà ta quan tâm đến một yếu tố về lượng của các
phần tử như khối lượng, chiều dài, nhiệt độ,…
2. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Đó là cách chọn n phần tử từ tập hợp chính gồm N phần tử sao cho mỗi tổ hợp trong n CN
tổ
hợp đều có cùng khả năng được chọn như nhau. Kết quả của việc chọn này cho ta các mẫu
ngẫu nhiên (random sample).
1