Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách và việc thực hiện chính sách về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong truyền thông ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––
KHAMMONH NOYVONGTHONG
CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VỀ NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHAMMONH NOYVONGTHONG
CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VỀ NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Quỳnh
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận
văn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu
phát hiện có sự gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận
văn của mình.
Tác giả luận văn
Khammonh NOYVONGTHONG
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thu Quỳnh,
người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo
(Bộ phận Sau đại học) đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp ở
Việt Nam và Lào, bạn bè, học viên lớp Cao học Ngôn ngữ khóa 24 đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
Khammonh NOYVONGTHONG
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................v
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát ..............................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
5. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................4
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN...........6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông và
chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở nước ngoài................................6
1.1.2. Những nghiên cứu cơ bản về hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS
và chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam .............................8
1.2. Cơ sở lí luận..........................................................................................................12
1.2.1. Chính sách và chính sách ngôn ngữ ..................................................................12
1.2.2. Truyền thông, truyền thông đại chúng...............................................................16
1.2.3. Truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS và ngôn ngữ DTTS trong truyền thông...23
Chương 2: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VỀ NGÔN NGỮ CÁC DTTS
TRONG TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM ...........................................................26
2.1. Khái quát chính sách về ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam...26
2.1.1. Thống kê các văn bản đã ban hành có liên quan đến chính sách về ngôn
ngữ quốc gia, ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam ..........................................................26
2.1.2. Nhận xét về chính sách ngôn ngữ quốc gia, chính sách ngôn ngữ các DTTS
ở Việt Nam...................................................................................................................37
2.2. Chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam ...................44
iv
2.2.1. Thống kê các văn bản đã ban hành có liên quan đến chính sách về ngôn
ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam ...........................................................44
2.2.2. Nhận xét về chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam...........49
2.3. Một số kiến nghị trong việc hoạch định các chính sách về ngôn ngữ DTTS
trong truyền thông ở Việt Nam....................................................................................51
2.3.1. Chính sách liên quan đến ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ..................51
2.3.2. Chính sách trực tiếp về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông......................52
Chương 3: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH VỀ NGÔN NGỮ CÁC DTTS TRONG TRUYỀN THÔNG Ở
VIỆT NAM .................................................................................................................54
3.1. Vài nét tình hình triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ các DTTS ở
Việt Nam......................................................................................................................54
3.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954 .......................................................................................54
3.1.2. Giai đoạn 1954 - 1975 .......................................................................................54
3.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay.................................................................................55
3.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong
truyền thông ở Việt Nam .............................................................................................56
3.2.1. Giai đoạn 1954 - 1975 .......................................................................................56
3.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay.................................................................................57
3.3. Tình hình truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.........................................60
3.3.1. Tình hình thực hiện truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam ..............60
3.3.2. Tình hình tiếp cận truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS của đồng bào các
dân tộc ở Việt Nam......................................................................................................68
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực truyền thông
bằng các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam ........................................................................75
3.4.1. Giải pháp về nội dung........................................................................................75
3.4.2. Giải pháp hiện đại hóa hình thức .......................................................................76
3.4.3. Các giải pháp khác.............................................................................................76
KẾT LUẬN.................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................83
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQG : Đại học Quốc gia
ĐHTN : Đại học Thái Nguyên
DTTS : Dân tộc thiểu số
KH&CN : Khoa học và Công nghệ
KHXH & NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
NCKH : Nghiên cứu Khoa học
NXB : Nhà xuất bản
PTTH : Phát thanh - Truyền hình
THVN : Truyền hình Việt Nam
VOV : The Voice of Vietnam
VTV : Vietnam Television
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các văn bản ban hành chính sách về ngôn ngữ quốc gia ở Việt Nam........26
Bảng 2.2. Các văn bản ban hành chính sách về ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam............28
Bảng 2.3. Các văn bản ban hành chính sách về ngôn ngữ DTTS trong truyền
thông ở Việt Nam.......................................................................................44
Bảng 3.1. Thống kê tình hình phát thanh, truyền hình cấp trung ương bằng ngôn
ngữ DTTS ở Việt Nam...............................................................................61
Bảng 3.2. Thống kê tình hình phát thanh, truyền hình cấp tỉnh bằng ngôn ngữ
DTTS ở Việt Nam ......................................................................................62
Bảng 3.3. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng được khảo sát...................71
Bảng 3.4. Mức độ sử dụng các loại hình truyền thông của các đối tượng khảo sát ....72
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, tỉ lệ dân tộc thiểu số
(DTTS) chiếm số lượng lớn trong thành phần dân tộc. Các DTTS phân bố chủ yếu ở
khu vực miền núi và trung du - nơi thượng nguồn của các dòng sông, nơi có tiềm năng
lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh đất nước. Để cải thiện
môi sinh, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào các DTTS, đồng thời cũng để
phát triển bền vững dân tộc và quốc gia trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay,
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thiết
thực, cụ thể đối với đồng bào các dân tộc. Một trong những giải pháp được đặc biệt chú
trọng là nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS.
Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS có thể giúp cho đồng bào DTTS
nói chung, đồng bào DTTS không biết tiếng Việt nói riêng có điều kiện tiếp cận
thông tin để mở mang nhận thức, thay đổi hành vi theo hướng tích cực; phát triển
ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông vùng; giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần bảo
vệ sự đa sắc trong văn hóa Việt Nam. Hoạt động này cũng góp phần phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội ở vùng miền núi, biên giới; tạo tiền đề quan trọng cho công tác an
ninh, quốc phòng của đất nước; góp phần thực hiện Luật tiếp cận thông tin
(104/2016/QH13, ngày 06 tháng 4 năm 2016) và thực hiện những chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển bền vững DTTS và ngôn ngữ DTTS ở
Việt Nam.
Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở mỗi quốc gia chỉ có thể đạt
hiệu quả cao khi các nhà nước có một chính sách truyền thông bằng ngôn ngữ các
DTTS phù hợp, đặc biệt là những chính sách liên quan đến các hình thức truyền
thông với các ngôn ngữ/ phương ngữ, chữ viết phù hợp ở từng cấp, từng địa phương,
cách thức sử dụng ngôn ngữ DTTS hiệu quả, cách thức tăng cường sức hấp dẫn, hiệu
lực của truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS...
Ở Việt Nam, hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ của một số DTTS ở các cơ
quan truyền thông quốc gia và địa phương đã được triển khai thực hiện từ lâu, nhưng
nhiều vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu chính sách và tình hình thực hiện chính
2
sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.
Đây chính là những lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu trong luận
văn Thạc sĩ của mình là Chính sách và việc thực hiện chính sách về ngôn ngữ các
DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách và việc thực hiện chính sách về ngôn
ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba phương diện:
1/ Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ các DTTS trong
truyền thông từ năm 1945 đến nay.
2/ Thực trạng việc ban hành, triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ các
DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
3/ Đề xuất và kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của
hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam.
Phạm vi khảo sát của đề tài tập trung vào ba phương diện:
1/ Khảo sát trên văn bản là các quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư... có liên
quan đến việc triển khai và hướng dẫn thực hiện chính sách về truyền thông và hoạt động
truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
2/ Khảo sát việc thực hiện và hiệu quả của chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong
truyền thông ở Việt Nam.
3/ Khảo sát thí điểm nhu cầu, nguyện vọng, thái độ của đồng bào DTTS về việc
tiếp nhận truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc tại một địa phương cụ thể. Trong phạm vi
khảo sát của đề tài và khả năng thực hiện của học viên, luận văn lựa chọn địa bàn khảo
sát là xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Xã Kim Phượng có số dân là
3231 người
1
, là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống (hơn 90% là người
Tày) và cũng là địa phương tiếp nhận được nhiều kênh phát thanh, truyền hình bằng
ngôn ngữ DTTS của các Đài phát thanh, truyền hình cấp trung ương và địa phương.
1 Theo số liệu trong Báo cáo tổng kết của UBND xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2017