Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam Trung Quốc
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
999.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
926

Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam Trung Quốc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

----------***----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM￾TRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI

TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh Tế

ĐẶNG THỊ TRANG

Hà Nội - 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

----------***----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM￾TRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI

TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh Tế

Mã số: 8380107

Họ và tên: Đặng Thị Trang

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Kim Ngân

Hà Nội - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương

mại biên mậu Việt Nam Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh” là đề

tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và

đánh giá các số liệu tại Quảng Ninh. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố

tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2020

Tác giả

Đặng Thị Trang

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu

sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại

thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã

trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ

Kim Ngân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn

thiện đề tài.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện

không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến

của các thầy cô giáo cùng các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thị Trang

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT.......................................................................v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ............................................................................. vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN......................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC.......6

1.1. .Tổng quan về hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc và đặc điểm

của hoạt động thương mại biên mậu giữa hai nước ...........................................6

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thương mại biên mậu................6

1.1.2.Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc và cơ cấu hàng

xuất nhập khẩu..................................................................................................6

1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt – Trung...........10

1.1.4.Đặc điểm của hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam–Trung Quốc... 15

1.2.Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam

– Trung Quốc................................................................................................................... 18

1.2.1.Khái niệm về chính sách và pháp luật thương mại biên mậu..................... 18

1.2.2.Chính sách về hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam-Trung Quốc... 18

1.2.3.Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt

Nam- Trung Quốc ...........................................................................................21

1.3.Tổng quan về điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh...................27

Kết luận chương 1 ...................................................................................................31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT

ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN MẬU VIỆT NAM –

TRUNG QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH...................................32

iv

2.1Thực trạng việc triển khai áp dụng chính sách và pháp luật điều chỉnh

hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh

...............................................................................................................................32

2.1.1.Kết quả đạt được.....................................................................................32

2.1.2.Khó khăn, vướng mắc ............................................................................40

2.2. Tác động của chính sách, pháp luật đến hoạt động thương mại biên mậu

Việt Nam -Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh ....................................................44

2.2.1. Tác động tích cực..................................................................................44

2.2.2. Những mặt còn tồn tại..........................................................................49

2.2.3. Nguyên nhân thành tựu .......................................................................52

2.2.4. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém...........................................................54

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................55

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

BIỆN MẬU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC..........................................................57

3.1. Xu hướng phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung ...........................57

3.1.1. Cơ hội và thách thức .............................................................................57

3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển .................................................................62

3.2. Quan điểm và định hướng phát triển quan hệ thương mại biên mậu Việt

Nam-Trung Quốc.................................................................................................69

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách và pháp luật

điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh

Quảng Ninh ..........................................................................................................70

3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ................................................................70

3.3.2. Giải pháp từ phía tỉnh Quảng Ninh .....................................................73

3.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.........75

Kết luận chương 3 ...................................................................................................79

KẾT LUẬN..............................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................83

v

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt

APEC Hợp tác diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ĐCSTQ Đảng Cộng sản Trung Quốc

CQNN Cơ quan nhà nước

CQĐT Cơ quan điều tra

HTQT Hợp tác quốc tế

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

LĐT Luật đầu tư

PLVN Pháp luật Việt Nam

QLNN Quản lý nhà nước

QLTT Quản lý thị trường

NK Nhập khẩu

NHNN Ngân hàng nhà nước

TMQT Thương mại quốc tế

TAND Tòa án nhân dân

XK Xuất khẩu

XNK Xuất nhập khẩu

WTO Word Trade Organization - Tổ chức thương mại quốc tế

vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000

– 2015..........................................................................................................................8

vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Việt Nam có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và

Campuchia, trong đó việc hợp tác phát triển kinh tế biên giới với Trung Quốc hiện nay

đang được quan tâm hơn cả. Phát triển kinh tế biên giới không chỉ có ý nghĩa nâng cao

đời sống kinh tế - xã hội cư dân vùng biên giới, tăng cường yếu tố kinh tế vùng, với tư

cách là một cực quan trọng mang tính chất kết nối giữa kinh tế trong nước với nước

ngoài có chung đường biên giới trên bộ. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa quan trọng về

mặt đảm bảo an ninh – quốc phòng, ý nghĩa quan trọng về mặt thúc đẩy kinh tế đối

ngoại đất nước, cũng như có ý nghĩa quan trọng về mặt tăng cường quan hệ song

phương giữa hai quốc gia và hai địa phương giáp biên. Hiện nay, Trung Quốc đang

thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược “một vành đai một con đường” nhằm thực hiện “giấc

mộng Trung Hoa”, trong đó phía Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh chiến lược “ngoại

giao láng giềng” bằng “cải cách mở cửa” đối với khu vực biên giới, trong đó có khu

vực biên giới tiếp giáp với Việt Nam. Do vậy, nhằm tăng cường năng lực hợp tác một

cách có hiệu quả và tránh rơi vào thế bị động trong trong quan hệ kinh tế với Trung

Quốc qua kênh hợp tác kinh tế khu vực biên giới, nhất là tận dụng những cơ hội mới

từ phía Trung Quốc khi nước này đang đẩy mạnh phát triển kinh tế biên giới. Việc

nghiên cứu một cách hệ thống và cơ bản về chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt

động trong kinh tế biên giới ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên

cứu về chính sách và pháp luật kinh tế biên giới, nhất là kinh tế biên giới khu vực tỉnh

Quảng Ninh, còn khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu cơ

bản cung cấp những luận chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tham

khảo, từ đó có thể xây dựng nên những kế hoạch phát triển kinh tế biên giới địa phương

mình cho phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng địa phương và tận dụng được lợi

thế từ bối cảnh mới. Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên

cứu “Chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam￾Trung Quốc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh” cho luận văn tốt nghiệp của

mình.

Trong luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!