Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Quang Trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------
NGUYỄN QUANG TRƯỜNG
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. NGÔ HƯỚNG
TP. Hồ Chí Minh – Tháng 06 năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Nguyễn Quang Trường
Sinh ngày 30 tháng 09 năm 1977 Tại TP Hồ Chí Minh
Quê quán: Kim Sơn, Ninh Bình
Hiện công tác tại: NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Lê Ngô Cát, địa chỉ: 7 Lê Ngô
Cát, Quận 3, TP.HCM.
Là học viên cao học khóa 11, lớp B1, của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí
Minh. Mã số học viên: 020 111 090 132
Cam đoan đề tài: “Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”.
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng.
Mã số chuyên ngành 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Ngô Hướng.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 12 tháng 06 năm 2013
Nguyễn Quang Trường
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
NHNN
NHTM
NHTW
ADB
WB
IMF
CPI
GDP
FDI
FPI
NER
NEER
REER
IS
LM
BP
CA
CCTM
Asian Development Bank
World Bank
International Monetary Fund
Consumer price index
Gross Domestic Product
Foreign direct investment
Foreign Portfolio Investment
Nominal Exchange Rate
Nominal Effective Exchange Rate
Real Effective Exchange Rate
Investment và Saving
Liquidity Preference và Money Supply
Balance payment
Current account
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng phát triển Châu Á
Ngân hàng Thế giới
Quỹ tiền tệ quốc tế
Chỉ số giá tiêu dùng
Tổng sản phẩm quốc nội
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Tỷ giá danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa đa phương
Tỷ giá thực đa phương
Đường đầu tư và tiết kiệm
Đường thanh khoản và cung tiền
Cán cân thanh toán
Cán cân vãng lai
Cán cân thương mại
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang
Biểu đồ 1.1 Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming
với tỷ giá cố định
19
Biểu đồ 1.2 Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming
với tỷ giá linh hoạt
22
Biểu đồ 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu, CCTM và
REER giai đoạn 2000 – 2006
31
Biểu đồ 3.2 Biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái từ
03/1989 – 03/2009
33
Biểu đồ 3.3 Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 01/2003 -
04/2006
35
Biểu đồ 3.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu, CCTM và
REER giai đoạn 2006 – 2011
39
Biểu đồ 3.5 Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn
02/2008 - 02/2011
41
Biểu đồ 3.6 Tỷ giá VND giai đoạn 2000 -2012 48
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ............................................ 1
1.1. KHÁI NIỆM TỶ GIÁ ............................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái .................................................................................. 1
1.1.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER) ............................................. 1
1.1.3. Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) ............................................................. 2
1.1.4. Tỷ giá hối đoái thực ........................................................................................... 2
1.1.4.1. Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh................................................ 3
1.1.4.2. Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động .............................................. 3
1.1.5. Tỷ giá thực đa phương (REER) ........................................................................ 4
1.2. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ ................................ 5
1.2.1. Chính sách tỷ giá................................................................................................ 5
1.2.2. Chế độ tỷ giá ...................................................................................................... 6
1.2.3. Phân loại chế độ tỷ giá....................................................................................... 6
1.2.3.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định ................................................................... 6
1.2.3.2. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ................................................................ 8
1.2.3.3. Chế độ thả nổi tỷ giá hoàn toàn ................................................................. 9
1.3. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ .................................................... 11
1.3.1. Nhóm công cụ trực tiếp tác động chính sách tỷ giá ....................................... 11
1.3.1.1. Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái .................................................... 11
1.3.1.2. Công cụ hành chính .................................................................................. 12
1.3.2. Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá ................................................... 13
1.4. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ..................................................................... 16
1.5. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG MÔ HÌNH MUNDELLFLEMMING ................................................................................................................... 17
1.5.1. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định .......... 18
1.5.2. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh hoạt ........ 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMMING TRONG NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2011 ......................................................... 24
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 24
2.1.1. Phương trình quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô theo mô hình MundellFlemming .................................................................................................................... 24
2.1.2. Mô hình định lượng ......................................................................................... 26
2.2. KẾT QUẢ HỒI QUY .............................................................................................. 27
2.2.1. Mô hình hồi quy Log(X/M) = α + βlog(REER) ............................................ 27
2.2.2. Mô hình hồi quy Log(CPI) = λ + γlog(M2) ................................................... 28
2.2.3. Mô hình hồi quy Log(CPI) = η + δlog(G)...................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 29
CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TỪ KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO ĐẾN NAY .................................................................................................. 30
3.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (1999-2006) ........... 30
3.2. GIAI ĐOẠN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (2007-2012) ................. 38
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG REER VÀ CÁN CÂN
THANH TOÁN .............................................................................................................. 47
3.4. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .. 49
3.4.1. Việc xác định tỷ giá VND/USD còn mang tính cứng nhắc .......................... 49
3.4.2. Thị trường ngoại tệ chưa phát triển, sự can thiệp của NHNN chưa hiệu quả
..................................................................................................................................... 50
3.4.3. Thị trường ngoại tệ không chính thức và hiện tượng đô la hóa vẫn còn trầm
trọng ............................................................................................................................ 51
3.5. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ................................................................................................................................ 52
3.5.1. Chính sách tỷ giá còn kém độc lập, chưa phối hợp hiệu quả với chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ ..................................................................................... 52
3.5.2. Chưa thống nhất đầu mối quản lý nguồn ngoại tệ ......................................... 55
3.5.3. Chưa quản lý tốt hoạt động vay nợ nước ngoài và vay nợ bằng ngoại tệ
trong nước ................................................................................................................... 57
3.6. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA KINH TẾ VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP
WTO ............................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 61
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................................ 62
4.1. ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ TRÊN CƠ SỞ THAM KHẢO TỶ GIÁ THỰC REER ... 62
4.2. PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
ĐỂ ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ THỰC ...................................................................................... 64
4.3. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG ....................... 66
4.4. HƯỚNG TỚI VIỆC CHỐNG ĐÔ LA HÓA NHẰM GIẢM BỚT CĂNG THẲNG
NGOẠI TỆ ..................................................................................................................... 67
4.5. THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI HIỆU QUẢ, HỢP LÝ ..................... 69
4.6. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
......................................................................................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 72
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, ý nghĩa lý luận, thực tiễn chọn đề tài
Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ,
nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn
định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển
các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều
kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Với mong muốn nhìn nhận
một cách khách quan chính sách điều hành tỷ giá của NHNN hiện nay và cải thiện hơn
nữa cơ chế tỷ giá linh hoạt nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đó là mục tiêu khi tác giả chọn đề tài “Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong những năm qua đã xuất hiện nhiều nỗ lực nghiên cứu về chính sách tỷ giá
của Việt Nam. Đáng kể nhất trong số đó là các nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ (2006),
“Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam”, Hạ Thị Thiều Dao
(2011) “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán”, Nguyễn Thị Thu
Hằng (2012) “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011 các nhân tố quyết định, mức độ
sai lệnh và tác động đối với xuất khẩu”,
Nhìn chung, các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng cơ chế tỷ giá của Việt Nam một
mặt cần được duy trì ổn định, nhưng mặt khác nên linh hoạt hơn nữa theo tín hiệu thị
trường. Trần Ngọc Thơ và các đồng tác giả (2000) đề xuất xác định ngang giá trung
tâm bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo ngang giá sức mua đồng thời gắn VND vào một
rổ tiền bao gồm EUR, JPY và USD với biên độ điều chỉnh dần. Nghiên cứu của