Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
254.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1548

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cấp thiết của đề tài luận án

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công

nghệ, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành một xu thế khách

quan. Các quốc gia, dân tộc không còn cách lựa chọn nào khác là hội nhập để

cùng tồn tại và phát triển. Là một quốc gia đi lên từ xuất phát điểm thấp, Việt Nam

sớm nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế

quốc tế, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thực hiện tự do hoá thương mại và coi

đây là ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách của mình. Việt Nam đã đạt

được nhiều thỏa thuận trong đàm phán thương mại song phương, đa phương với

các đối tác chiến lược như Hoa Kỳ, EU... và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã kết

thúc thành công tốt đẹp trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới -

WTO và trở thành thành viên của tổ chức này năm 2007. Tham gia WTO, Việt

Nam đã ký kết các thỏa thuận trong điều chỉnh chính sách thương mại với lộ trình

được xác định. Trong bối cảnh mới của quốc tế và điều kiện kinh tế trong nước

cần phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để tăng cường xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam vào thị trường quốc tế nói chung và đặc biệt là thị trường xuất

khẩu trọng điểm và chủ lực của Việt Nam - thị trường EU nói riêng.

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU

đang được chi phối bởi quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do giữa

Việt Nam và EU (VE FTA) đang diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện

các cam kết với WTO đã và đang có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh

tế – xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

sang EU nói riêng.

Liên minh Châu Âu là một đối tác truyền thống lớn nhất và tiềm năng đối với

hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Với 28 quốc gia thành viên, dân số trên 500 triệu

người, GDP đạt khoảng 15 nghìn tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới), chiếm 45%

thương mại và 47% đầu tư trực tiếp ra toàn cầu1

. Trong những năm qua, trước khi

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá vào EU luôn có những bước phát triển qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong

thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều

khó khăn, thách thức, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật ngày càng gay gắt từ thị

trường này. Hơn nữa, từ khi là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện

1

Theo số liệu thống kê của Eurostat năm 2012

2

những cam kết gia nhập như mở cửa thị trường hàng hoá, cắt giảm thuế xuất nhập

khẩu, làm cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giảm đi khả năng cạnh tranh về

giá với các đối thủ khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… đối với thị trường

EU. Một số mặt hàng như da giày của Việt Nam không còn được hưởng hệ thống

ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU. Cùng với đó là tác động của cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu khiến cho nhiều nền kinh tế của các thành viên EU rơi

vào tình trạng suy thoái, làm suy giảm cầu đối với hàng nhập khẩu của EU, dẫn tới

hệ quả là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tại EU bị ảnh hưởng trong

khi các yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU ngày càng được nâng lên.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, hệ quả tất yếu dẫn đến

thu nhập của người dân các nước bị suy giảm, thất nghiệp gia tăng, đầu tư đình

trệ… khiến cho thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bị thu hẹp, trong khi

cạnh tranh thì ngày càng gay gắt.

Trước bối cảnh quốc tế và quốc gia hiện tại Việt Nam đã nhanh chóng đẩy

nhanh tiến trình cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ

trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước; chủ động xây dựng các quan hệ đối

tác mới, tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh

tế song phương, khu vực và đa phương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cấp

bách đặt ra hiện nay là sau bảy năm Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cần phải

nghiên cứu, tổng kết một cách khoa học và có hệ thống về chính sách xuất khẩu

sang EU - một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

đã và đang thực thi trên cả hai phương diện: những điểm hợp lý, những bất cập và

nguyên nhân. Hơn nữa, Việt Nam và EU đang trong quá trình đàm phán để ký

Hiệp định thương mại tự do, đang cùng nhau tìm ra một hướng đi nhằm giải quyết

bế tắc trong vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới.

Một trong các vấn đề đang nổi lên là làm thế nào để có một hệ thống chính

sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU trong

điều kiện tham gia vào WTO một cách hữu hiệu. Góp phần giải quyết các vấn đề

này cả về phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề

“Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong

điều kiện tham gia vào WTO” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục tiêu của luận án: là nghiên cứu và làm rõ thêm những vấn đề lý luận

về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong

điều kiện tham gia vào WTO, phân tích đúng và khách quan hiện trạng chính sách

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!