Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách phòng chống nguy cơ ung thư tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thiềng 59
CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ UNG THƯ TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2010
NGUYỄN THỊ THIỀNG∗
1. Giới thiệu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thế kỷ 21, các bệnh không lây nhiễm,
trong ñó có ung thư, sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu ñe dọa ñến sức khỏe con người,
chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong ở người, nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị ñẩy xuống
hàng thứ yếu, chỉ chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong. Hàng năm, trên thế giới có
khoảng 11 triệu người mắc bệnh và 6 triệu người chết do ung thư. Dự báo ñến năm 2015,
mỗi năm thế giới sẽ có 15 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 9 triệu người chết do ung
thư, trong ñó 2/3 là ở các nước ñang phát triển (Bộ Y tế, 2008).
Tại hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 15 diễn ra ngày 7 tháng 10
năm 2010, GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống ung thư Việt Nam
cho biết, số ca mắc ung thư ñang gia tăng với ước tính Việt Nam có tối thiểu 126.307
ca mắc mới ung thư trong năm 2010. Tỷ lệ mới mắc ung thư ở nam giới là
181,3/100.000, nữ giới là 134,9/100.000. Ở nam giới, ñáng lưu ý, ung thư phổi là loại
ung thư ghi nhận số mắc nhiều nhất, tiếp ñến là ung thư dạ dày, gan, ñại trực tràng,
tiền liệt tuyến… Đối với nữ giới, ung thư vú ñứng ở vị trí hàng ñầu, sau ñó là ung thư
dạ dày, cổ tử cung, gan, phổi, ñại trực tràng, giáp trạng… Nguyên nhân của thực trạng
trên, theo phân tích của các nhà khoa học là do hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, môi
trường sống bị ô nhiễm, sử dụng tràn lan thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ
thực vật cũng như việc thay ñổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày theo hướng
tiêu cực (Hà Nội Mới, 2010).
Theo WHO, ít nhất 1/3 trong số 10 triệu ca ung thư mới hàng năm trên thế giới có
thể dự phòng ñược thông qua việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ung thư như hút
thuốc lá, sử dụng rượu bia, chế ñộ dinh dưỡng/thực phẩm, phóng xạ/cực tím, ô nhiễm môi
trường, virus/vi khuẩn sinh ung thư. Với nguồn lực về trang thiết bị y tế, thuốc men, cán
bộ y tế có thể phát hiện sớm và ñiều trị hiệu quả thêm cho 1/3 số ca bệnh ung thư. Ngay
cả trong ñiều kiện nguồn lực hạn chế thì dựa vào các tiếp cận chi phí thấp và hiệu quả,
ñiều trị giảm ñau và chăm sóc nâng ñỡ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh
nhân ung thư và gia ñình họ (WHO, 2002). Có thể nói, dự phòng và kiểm soát ung thư
ñang là một trong những thách thức ñối với y tế công cộng và khoa học quan trọng nhất
trong kỷ nguyên này.
∗
PGS.TS, Viện Dân số và các vấn ñề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân.
Xã hội học số 1 (117), 2012