Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chính sách pháp luật tố tụng dân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TS. NGUYỀN “ 'CH THẢO
(Chủ f"ê")
-
CHÍNH $ÁCH
PHÁP LUẬT TỐ ĨỤNG DÂN sự
ĐÁP ÚNG VÊU CẦU
CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LÂN THƠ Tư 0 VIỆT NAM
(Sách chuyền khảo)
CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN sự
ĐÁP ÚNG YÊU CẨU
CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LAN THỨ Tư ớ VIỆT NAM
(Sách chuyên khảo)
TS. NGUYỄN BÍCH THẢO
(Chủ biên)
CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN sự
ĐÁP ÚNG YÊU CẦU
CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CỒNG NGHIỆP
LAN THỨ Tư è VIỆT NAM
(Sách chuyên khảo)
’ TRƯỞNG DẠI HỌC QUY NHOM
ị______ THƯ VIÊM
I vvt>. j
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA sự THẬT
TẬP THÊ TÁC GIẢ
TS. NGUYỄN BÍCH THẢO Chủ biên
TS. NGÔ THANH HƯƠNG Mục
ThS. NCS. TRẦN CÔNG THỊNH Mục
ThS. LÊ THỊ HÒA
8 Chương V
3.1 Chương I,
Mục 4.1 Chương II,
Mục 4 Chương IV
Mục 6 Cỉiũóng II,
Mục 1.6 Chương III,
Mục 6 Chương rv,
Mục 6 Chương V
LỜI GIỚI THIỆU
uộc cách m ạng công nghiệp lần th ứ tư đã và đang có
tác động sâu rộng, m ạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đòi
sống xã hội Việt Nam. Thời gian qua, Đ ảng và N hà nước ta
đã lãnh đạo, chỉ đạo việc đẩy m ạnh ứng dụng, p h át triển
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực
tiếp cận và chủ động tham gia cuộc cách m ạng công nghiệp
lần th ứ tư theo tin h th ần Nghị quyết sô" 52-NQ/TW ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị. Đảng và N hà nước ta cũng
đang thực hiện m ạnh mẽ chủ trương ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hiện
đại hóa cơ quan nhà nước, hướng đến xây dựng một chính
quyền hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của N hân dân, do
N hân dân, vì N hân dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đặt ra nhiệm vụ “đẩy
m ạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ, đổi mới sáng tạo, n h ất là những th àn h tựu
của cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện
chuyển đổi sô" quốc gia... hoàn thiện hệ thông pháp luật,
5
CHỈNH SÁCH PHÁP LUẬT T ố TỤNG DÂN s ự -
n h ấ t là pháp lu ậ t về bảo hộ sỏ hữu trí tu ệ và giải quyết các
tra n h chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở
sự p h á t triể n của đất nước”. N hư vậy, hoàn th iện pháp lu ật
về giải quyết các tra n h chấp dân sự nói chung, pháp lu ật tô"
tụ n g dân sự nói riêng, là m ột lĩnh vực ưu tiên trong chiến
lược của Đ ảng về hoàn th iện hệ thống pháp lu ật Việt Nam
đáp ứng yêu cầu p h á t triể n mới của đất nước trong bốì
cảnh nưốc ta chủ động tham gia cuộc cách m ạng công
nghiệp lần th ứ tư.
H oàn th iện pháp lu ậ t tô" tụ n g dân sự trước tiên phải
x u ất p h át từ việc nghiên cứu, xây dựng, hoàn th iện chính
sách pháp lu ậ t tô" tụnsr dân sự trong giai đoạn mới (từ nay
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045). Chính sách pháp
lu ật tô" tụng dân sự là những tư tưỏng, quan điểm, định
hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp lu ật tô" tụng
dân sự trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, bao gồm các tư
tưỏng, quan điểm, định hướng về mục tiêu của tô" tụng dân
sự, về các nguyên tắc cơ bản của lu ật tô" tụng dân sự, về
thẩm quyền dân sự của Tòa án, về hệ thông tổ chức tư
pháp dân sự, về chứng cứ trong tô" tụng dân sự, về th ủ tục
tô" tụng dân sự, về lồng ghép các phương thức giải quyết
tran h chấp thay thê" trong tô" tụng dân sự và về hoạch định
các điều kiện bảo đảm thực th i pháp lu ật tô" tụng dân sự.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp lu ật tô" tụng
dân sự trong giai đoạn hiện nay không tách rời định hướng
6
LÒI GIÓI THIỆU
cải cách tư pháp trong Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong giai đoạn mới được Ban Chấp h àn h T rung ương Đảng
thông qua vào th án g 11/2022 tại Hội nghị T rung ương lần
thứ sáu khóa XIII, đặc biệt là không tách rời định hưóng
xây dựng Tòa án điện tử.
Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc cũng như các nhà hoạch
định chính sách trong việc áp dụng, tìm hiểu pháp lu ật về
lĩnh vực này, N hà xuất bản Chính trị quốc gia Sự th ậ t xuất
bản cuôh sách C h ín h sá ch p h á p lu ậ t tô 'tụ n g d â n s ự đ á p
ứ n g y ê u cầ u của cu ộ c cách m ạ n g c ô n g n g h iệ p lầ n th ứ
tư ở V iệ t N a m do TS. Nguyễn Bích Thảo làm chủ biên.
Cuốn sách này nghiên cứu một cách tương đốì toàn diện và
có hệ thống về chính sách pháp lu ật tố tụng dân sự đáp
ứng yêu cầu của cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ tư ở
Việt Nam. X uất p h át từ việc phân tích khái niệm, nội dung
của chính sách pháp lu ật tô" tụng dân sự, nhận diện những
tác động của cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ tư đối với
chính sách pháp lu ật tô" tụng dân sự, nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tê", đánh giá thực trạn g chính sách pháp luật
tô" tụng dân sự Việt Nam từ góc độ đáp ứng yêu cầu của
cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ tư, cuôn sách đề xuất
mô hình lý luận tổng thể của chính sách pháp lu ật tô" tụng
dân sự từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Đây là những luận điểm khoa học góp phần cụ thể hóa
7
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT T ố TỤNG DÂN sự...
định hướng cải cách tư pháp của Đ ảng trong lĩnh vực tư
pháp dân sự, cung cấp thêm cơ sồ lý lu ận và thực tiễn cho
việc hoàn th iện chính sách pháp lu ậ t tố tụ n g dân sự. Các
kiến nghị, đề x u ất trong cuốn sách đặc biệt có ý nghĩa th iết
thự c cho việc sửa đổi, bổ sung Bộ lu ậ t Tô" tụ n g dân sự
năm 2015 và b an h à n h đạo lu ậ t mói về tô" tụng điện tử
nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong bốì cảnh
cách m ạng công nghiệp lần th ứ tư.
T rân trọng giối th iệu cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q uốc GIA sự THẬT
8
LỞI MỞ BẨU
gày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết sô"
52-NQ/TW về một sô" chủ trương, chính sách chủ động
tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó
khẳng định cuộc cách mạng này yêu cầu phải đổi mới tư duy
về quản lý kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng, hoàn thiện thể
chế cho phù hợp. Nghị quyết đề ra chủ trương hoàn thiện hệ
thống pháp luật tạo thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam.
Luật tô" tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thông pháp
luật Việt Nam, đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ quyền
dân sự, thiết lập cơ chê" và trình tự giải quyết các vụ việc dân sự
tại Tòa án một cách văn minh. Theo trình tự do pháp luật tô"
tụng dân sự quy định, khi có tranh chấp xảy ra, các chủ thể
quan hệ pháp luật dân sự có quyền khởi kiện ngưòi khác về
hành vi xâm phạm quyền dân sự nhằm yêu cầu Tòa án áp
dụng các chê" tài, các biện pháp khắc phục để ngăn chặn hành
vi xâm phạm, khôi phục quyền lợi cho bên bị xâm phạm, hoặc
các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có quyền nộp đơn yêu cầu
Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự không mang tính tranh
9
CHỈNH SÁCH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN s ự -
chấp như yêu cầu Tòa án công nhận hay không công nhận một
sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền dân sự.
Tuy nhiên, hiện nay, pháp lu ật tô" tụng dân sự ở hầu hết
các quốc gia trên th ế giối, trong đó có Việt Nam, đang phải
đối m ặt với một thực tế là việc giải quyết tra n h chấp, yêu
cầu về dân sự tại Tòa án thường bị chậm trễ, tốn chi phí và
kém hiệu quả, không đem lại sự hài lòng cho người dân,
không đáp ứng được nhu cầu tiếp cận công lý dân sự ngày
càng cao của các chủ th ể trong xã hội. Xã hội hiện đại đòi
hỏi công lý được thực th i một cách nhanh chóng, hiệu quả,
th ậm chí là “theo thòi gian thực” để phù hợp với nhịp độ gấp
gáp, kh ẩn trương của thời đại internet, thiíơng mại điện tử
và công nghệ sô". Cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ tư với
sự bùng nổ của công nghệ thông tin - truyền thông, trí tuệ
nhân tạo, dữ liệu lớn, in tern et vạn vật kết nối, điện toán
đám mây và công nghệ blockchain đang tạo ra nhiều cơ hội
và thách thức cho hệ thông tư pháp dân sự của các quốc gia
trên thê" giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có phản ứng chính
sách phù hợp để tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức,
tăng cường tiếp cận công lý và tính hiệu quả, công bằng của
hệ thống giải quyết tran h chấp dân sự. Vì vậy, cần có
nghiên cứu toàn diện, hệ thông để xây dựng được mô hình lý
luận của chính sách pháp lu ật tô" tụng dân sự phục vụ cho
việc xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp lu ật và tư pháp
trước yêu cầu của cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ tư
hiện nay.
10
LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn sách này góp phần cung cấp các luận điểm cơ bản
về hoàn thiện chính sách pháp luật tô" tụng dân sự, thể chế
hóa đường lốì, chủ trương, chính sách của Đảng về chủ động
tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là vấn
đề cấp bách và thòi sự trong bốỉ cảnh Nghị quyết Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nưốc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới vừa được ban hành
ngày 9/11/2022.
Đến nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam có rất ít công
trình nghiên cứu chuyên sâu về chính sách pháp luật tồ" tụng
dân sự nói chung và chính sách pháp luật tô" tụng dân sự trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng. Trong khi
đó, chính sách pháp luật tô" tụng dân sự của Việt Nam hiện nay
mới chỉ manh nha tiếp cận ỏ mức khiêm tốn một sô" thành tựu
của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chưa mang tính hệ
thông, toàn diện và cập nhật.
Cuô"n sách là một trong những công trình đầu tiên nghiên
cứu chuyên sâu và có hệ thông về chính sách pháp luật tô"
tụng dân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam. Việc nghiên cứu chủ đề này
này không những có ý nghĩa về m ặt lý luận, mà còn cần thiết
đối với thực tiễn xây dựng pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật tô" tụng dân sự. Cuốn sách có thể trở thành tư liệu
quan trọng cho hoạt động hoạch định chính sách pháp luật
cũng như hoạt động nghiên cứu, giảng dạy.
11
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT T ố TỤNG DẦN s ự -
Cuốn sách tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách pháp lu ật tô"
tụng dân sự;
- P hân tích, luận giải, làm rõ những yêu cầu đặt ra đốỉ
với chính sách pháp lu ật tô" tụng dân sự Việt Nam trong bối
cảnh cách m ạng công nghiệp lần thứ tư trên các khía cạnh:
tổng quan, các nguyên tắc cơ bản, thẩm quyền, hệ thông tổ
chức tư pháp dân sự, chứng cứ, th ủ tục tô" tụng dân sự, lồng
ghép các phương thức giải quyết tran h chấp thay thê" Tòa án
trong tô" tụng dân sự và hoạch định các điều kiện bảo đảm
thực hiện pháp lu ật tô" tụng dân sự;
- P hân tích, đánh giá thực trạn g chính sách pháp luật tô"
tụng dân sự Việt Nam hiện nay, đánh giá mức độ đáp ứng
yêu cầu của cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ tư, chỉ rõ
những bất cập, hạn chê" và nguyên nhân của những bất cập,
hạn chê";
- Đề xuất mô hình lý luận về chính sách pháp luật tô"
tụng dân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
Mặc dù đã rấ t cô" gắng trong việc biên soạn và hoàn thiện
cuô"n sách, tuy nhiên, do nội dung cuốn sách là một chủ đề
khá mới, sẽ không trán h khỏi những thiếu sót nhất định. Tác
giả rấ t mong nhận được sự quan tâm và góp ý của quý độc
giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản.
Chủ biên
TS. NGUYỄN BÍCH THẢO
12
Chương I
LÝ LUẬN VÉ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN sự
1. Khái niệm chính sách pháp luật và chính sách
pháp luật tô tụ n g dân sự
1.1. T ổng quan v ề chính sách
“Chính sách” là một th u ật ngữ được sử dụng rấ t rộng rãi
trong đòi sống xã hội, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan
đến chính trị, nhà nước và pháp luật. Theo Từ điển tiếng
Việt, “chính sách”được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính
trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách...”1. Từ
điển Bách khoa Việt Nam giải thích thêm: “Chính sách -
những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lốĩ, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thòi gian nhất định,
trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
1. Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 1997,
tr.157.
13
CHÍNH SÁCH PHẤP LUẬT T ố TỤNG DÂN s ự -
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tín h chất của
đường lốì, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Muôn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình
thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ
vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối,
nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và
điều kiện cụ thể”1. Ngoài ra, theo Từ điển Oxford Dictionary,
chính sách (policy) được định nghĩa là “một hướng hay
nguyên tắc hàn h động được đặt ra bỏi chính quyền, đảng
phái, doanh nghiệp hay cá nhân”2.
Hiện nay, ỏ Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về
chính sách. Theo họe giả Vũ Cao Đàm, “eMnh aárh là môt
tập hợp biện pháp được thể chê hóa, mà một chủ thể quyền
lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một
hoặc một sô' nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”3. Như vậy tác
giả tiếp cận khái niệm “chính sách” theo nghĩa chung, rộng
nhất, đó có thể là chính sách công của một quốc gia, một khu
1. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1 A-Đ, Trung tâm biên soạn Từ điển
Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, tr.475.
2. Angus Stevenson: Oxford Dictionary of English, Oxford University
Press, London, 2010, p. 1374.
3. Vũ Cao Đàm: Giáo trình Khoa học chính sách, Nxb. Đại học quốc
gia Hà Nội, 2011, tr.29.
14
Chương I: LÝ LUẬN VÉ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT T ố T Ụ N G -
vực hành chính, hay chính sách tư của một doanh nghiệp,
một tổ chức... Trong khi đó, PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ tiếp cận
khái niệm “chính sách” theo nghĩa hẹp hơn, từ góc độ “chính
sách công”, theo đó, chính sách là sự cụ thể hóa đường lốì
chính trị của đảng cầm quyền và dựa vào đưòng lốì chính trị
chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền để định ra
chính sách1. Ngoài ra, có quan điểm lại hiểu chính sách trong
môì quan hệ với cơ chế là “những chủ trương thích ứng với
các đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn
phát triển và nhằm vào việc bảo đảm cho sự vận hành đúng
hướng và tích cực của cơ chế kinh tể”2. Trong văn bản pháp
lu ật thực định Việt Nam lần đầu tiên có định nghĩa pháp lý
về “chính sách”: “Chính sách là định hưống, giải pháp của
Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được
mục tiêu nhất định”3.
Trên thực tế, các chủ thể tư (tổ chức xã hội, doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp...) cũng ban hành và thực hiện
1. Đinh Dũng Sỹ: Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách và
pháp luật trong hoạt động lập pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
127, tháng 7/2008, tr. 38-43, 62.
2. Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Lê Anh: Mối quan hệ hữu cơ giữa
thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử, Tạp chí
Hội nhập và phát triển, số 22 (32)/tháng 5-6/2015, tr. 5.
3. Khoản 1 Điều 2 Nghị định sô' 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một sô" điều và biện pháp thi hành Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020).
15