Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở
Việt Nam
Đào Duy Nghĩa
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Lê Minh Nghĩa
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phân phối thu nhập và chính
sách phân phối thu nhập cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn thực hiện chính sách phân
phối thu nhập cá nhân của một số quốc gia Đông Âu, Trung Quốc. Tập trung nghiên
cứu thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam từ năm 1991 đến
nay như chính sách tiền lương, thuế thu nhập cá nhân. Phân tích một số chính sách xã
hội tác động tới phân phối thu nhập cá nhân: chính sách giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo, cứu trợ xã hội. Nêu thành tựu đã đạt được từ tác động của chính sách
phân phối thu nhập cá nhân tới thu nhập và mức sống chung trong xã hội, một số vấn
đề đặt ra đối với chính sách phân phối thu nhập cá nhân thời gian qua. Từ đó đưa ra
quan điểm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân trong điều kiện nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN: lấy nguyên tắc phân phối XHCN làm chủ đạo, gắn
với thực hiện nguyên tắc thị trường; cần kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế để tạo động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giải quyết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ
xã hội; cần đặc biệt quan tâm đến tàng lớp dân cư có thu nhập thấp và các vùng còn
kém phát triển. Đề xuất một số giải pháp cụ thể về cải cách chính sách tiền lương và
thuế thu nhập cá nhân nhằm điều tiết thu nhập trong xã hội, tiến tới hoàn thiện chính
sách phân phối thu nhập ở nước ta
Keywords: Chính sách Nhà nước; Phân phối thu nhập; Thu nhập cá nhân; Việt Nam
Content
Më ®Çu
1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi
Phân phối là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội, có liên quan trực tiếp
đến lợi ích kinh tế của tất cả các chủ thể (Nhà nước, các tổ chức và các cá nhân) trong xã hội.
Phân phối vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa là thước đo mức
độ phù hợp giữa sản xuất và tiêu dùng. Phân phối giá trị mới sáng tạo ra, trong đó bao gồm cả
phân phối thu nhập cá nhân có ý nghĩa quyết định đến việc khuyến khích phát triển sản xuất
và đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy, phân phối luôn là vấn đề nhạy cảm, chi phối sự vận
động của các quá trình kinh tế - xã hội. Nếu chế độ phân phối công bằng, hiệu quả thì nó sẽ
thúc đẩy kinh tế phát triển, còn ngược lại, nó sẽ là lực cản sự phát triển của nền kinh tế, và có
thể dẫn đến những bất ổn trong xã hội. Chế độ phân phối thu nhập công bằng thực sự chỉ