Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và những tác động đến hệ thống Ngân hàng thương mại giai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS Bùi Thị Thu Ngân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
------
Lãi suất cơ bản, vấn đề nóng bỏng trong thời gian qua đã trở thành đề tài cho
nhiều bài báo khi mà nền kinh tế tài chính toàn cầu rơi vào khủng hoảng.
Với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ, lãi suất đã và
đang được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên
thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ
chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHTW thực thi chính sách tiền tệ
nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư, lạm phát và tăng trưởng kinh
tế... trong từng thời kỳ nhất định. Việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô
cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc về NHNN. Với trọng trách to lớn đó NHNN đã
thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, làm cơ sở ổn định hoạt động cho các
NHTM. Chính vì vậy mà việc điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN trong thời gian qua
đã tác động nhiều mặt đến hệ thống NHTM trên cả nước.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự trên, em mạnh dạn trình bày đề tài:
“Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và những tác động đến hệ thống
Ngân hàng thương mại giai đoạn từ năm 2008 đến nay”.
Đến đây, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Thị Thanh
Ngân, gia đình cùng nhiều bạn bè khác đã giúp em hoàn thành đề án này.
Kết cấu đề án gồm 3 phần:
• Phần I: Lý luận chung.
• Phần II: Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và những tác động
đến hệ thống Ngân hàng thương mại giai đoạn từ 2008 đến nay.
• Phần III:Những vấn đề gặp phải và một số đề xuất trong thời gian tới
SVTH: Trương Thị Thúy Bình 1
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS Bùi Thị Thu Ngân
Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian tìm hiểu thực tế nên đề án
khó lòng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ
của giáo viên hướng để bài viết được hoàn thiện hơn.
Quy Nhơn, ngày tháng 11 năm 2010.
Sinh viên thực hiện:
Trương Thị Thúy Bình
Phần I: LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế
1.1.1 Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền
tệ. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước áp
dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị
trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có
hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.
1.1.2 Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế
- Chính sách lãi suất là một trong những sách lược vĩ mô quan trọng
của mỗi quốc gia. Sự tác động của chính sách lãi suất ở mỗi quốc gia là khác
nhau bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực trạng của nền kinh tế, mức phát
triển của thị trường tiền tệ.
- Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ làm ổn định thị trường tiền tệ,
góp phần kiềm chế được tình trạng lạm phát, kinh tế vĩ mô được điều tiết hợp lý,
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thương mại
được đảm bảo thông qua việc đưa lãi suất huy động của các NHTM trở về mức
hợp lý hơn trong mối tương quan giữa tỷ lệ lãi suất và cơ cấu kì hạn, phản ánh
đúng quan hệ cung cầu vốn của thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người
gửi, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vay vốn. Ngược lại, một chính sách
lãi suất không phù hợp sẽ làm cho nền kinh tế đi ngược lại với các mục tiêu mà
SVTH: Trương Thị Thúy Bình 2
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS Bùi Thị Thu Ngân
Nhà nước đã định, gây nguy hại đến thị trường tiền tệ và làm cho lợi ích của các
cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế bị xâm phạm. Bên cạnh đó còn gây khó khăn
cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các ngân hàng
quy mô nhỏ.
1.2 Cơ sơ điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất là công cụ có ý nghĩa khi thực hiện chính sách tiền tệ, NHTW sẽ
căn cứ vào thực trạng của nền kinh tế để quy định một số chỉ tiêu lãi suất áp
dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. Thông thường, người ta quy định ba chỉ
tiêu cơ bản là lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.
1.2.1. Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là lãi suất có tác dụng chi phối tất cả các loại lãi suất khác
hình thành trong nền kinh tế thị trường. Đó là loại lãi suất chiếm vị trí quan trọng
trong cơ chế thị trường.
Lãi suất cơ bản do NHTW xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tế
của thị trường và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Lãi suất cơ bản có một số chức năng nhất định. Nó là công cụ để điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia. Qua lãi suất cơ bản, NHTW tác động vào thị
trường tiền tệ, thúc đẩy, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần
thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ. Mặc khác, lãi suất cơ bản là giá cả sử
dụng vốn trong hoạt động tín dụng, là cơ sở hình thành lãi suất thị trường, tức là
lãi suất kinh doanh tiền tệ. Nó là điểm dung hòa một cách tự nhiên lợi ích của
người gửi tiền, của người vay tiền và của tổ chức tín dụng.
Lãi suất cơ bản được xác định một cách trực tiếp dưới nhiều góc độ. Nếu
đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của khách hàng (người gửi tiền và người vay
vốn) người ta quy định lãi suất tiền gửi tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa. Điều
này có nghĩa là, vì lợi ích của người gửi tiền, các tổ chức tín dụng không được hạ
lãi suất một cách tùy tiện và vì yêu cầu phát triển sản xuất, các tổ chức tín dụng
không được tăng lãi suất cho vay quá mức. Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích
của các tổ chức tín dụng, tạo khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn
hệ thống các TCTD, người ta quy định lãi suất cơ bản theo chiều hướng ngược
lại đó là quy định lãi suất tiền gửi tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu. Tuy nhiên
SVTH: Trương Thị Thúy Bình 3