Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách kinh tế mới của v.i. lê-nin và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
93.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1164

Chính sách kinh tế mới của v.i. lê-nin và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chính sách kinh tế mới của V.I. Lê-nin và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở

Việt Nam

10:46' 26/4/2010

TCCS - Những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Chính sách kinh tế mới do V.I. Lê-nin

khởi xướng ở nước Nga Xô-viết vào những năm 20 thế kỷ XX và sự vận dụng thành công trong

công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã cho thấy ý nghĩa to lớn của chính sách này.

“Chính sách kinh tế mới” (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô-viết những năm 20, thế kỷ trước, do V.I.

Lê-nin khởi xướng và được Đại hội X Đảng Cộng sản Nga thông qua vào tháng 3-1921. NEP ra đời

nhằm đáp ứng yêu cầu khôi phục, xây dựng nước Nga Xô-viết trong điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội

cực kỳ khó khăn, phức tạp sau nội chiến ở Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Nội dung chính của NEP là áp dụng Chính sách thuế lương thực thay cho “Chính sách cộng sản thời

chiến”, khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thông qua trao đổi sản phẩm giữa

nông nghiệp và công nghiệp, khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp phù hợp với yêu cầu của

nông nghiệp và nông dân, đổi mới tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa và ổn định tiền tệ, củng cố nền

tài chính Xô-viết... Mặt quan trọng của NEP là những phương pháp mới trong kinh doanh, trong tổ chức

sản xuất và lao động. V.I. Lê-nin chỉ ra rằng, tiến trình phát triển khách quan của cách mạng đã chứng

minh tầm quan trọng sống còn của việc kết hợp những nhân tố kích thích về cả tinh thần và vật chất, vì

vậy, việc áp dụng một chính sách kinh tế mới phù hợp điều kiện khách quan mới là việc làm cấp thiết.

NEP ra đời trên cơ sở xem xét toàn diện các nhân tố gây ra cuộc khủng hoảng, trong đó nguyên nhân

chủ yếu bắt nguồn từ bên trong, đó là những sai lầm về lãnh đạo, quản lý mà trước hết và chủ yếu là trên

lĩnh vực kinh tế. Do đó, có thể thấy, NEP không chỉ là chính sách kinh tế mà còn là đường lối chính trị

đúng đắn và dũng cảm để Nhà nước Nga Xô-viết tháo gỡ khó khăn, điều hành sự phát triển kinh tế - xã

hội theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện NEP, kinh tế - xã hội nước

Nga Xô-viết được cải thiện nhanh chóng. Ngay trong năm 1921, vụ thuế lương thực đầu tiên đạt 90%

(mặc dù bị hạn hán và nạn đói nghiêm trọng); từ năm 1922 đến năm 1925, sản lượng lương thực tăng từ

56,3 triệu tấn lên 74,7 triệu tấn, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, kéo theo sự khôi phục của

công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải, đời sống nhân dân lao động được cải thiện rõ rệt, tình

hình chính trị - xã hội dần dần được ổn định(1).

Sự thành công của NEP ở nước Nga Xô-viết trong những năm đầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội

theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, có thể áp dụng cho

những nước có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội tương tự.

Một là, xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách

mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm

đại đa số trong dân cư.

Sở dĩ NEP thành công, bởi trước hết nó đặt đúng vị trí của nông dân trong công cuộc khôi phục, xây

dựng đất nước, NEP đã xác định đúng đắn vấn đề “bắt đầu từ nông dân”, đưa việc cải thiện đời sống

nông dân và phát triển lực lượng sản xuất của họ lên hàng đầu. V.I. Lê-nin khẳng định: “Vì muốn cải

thiện đời sống của công nhân thì phải có bánh mỳ và nhiên liệu..., thế mà chúng ta chỉ có thể tăng thêm

sản xuất và thu hoạch lúa mì, tăng thêm dự trữ và vận tải nhiên liệu bằng cách cải thiện đời sống của

nông dân, bằng cách nâng cao lực lượng sản xuất của họ. Phải bắt đầu từ nông dân”(2).

Quan điểm chính trị “bắt đầu từ nông dân” của NEP được cụ thể hóa bằng “Chính sách thuế lương thực”,

mà nội dung cơ bản là: nông dân canh tác nông nghiệp chỉ phải nộp cho nhà nước một khoản thuế gọi là

thuế lương thực, thay cho việc trưng thu, trưng mua trước đây (mức thuế lương thực chỉ bằng 1/2 so với

mức trưng thu, trưng mua), phần lương thực dư thừa nông dân có quyền trao đổi tự do trên thị trường.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!