Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách kinh tế mới của Ma-Lai-Xi-A: bài học cho Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
243.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1661

Chính sách kinh tế mới của Ma-Lai-Xi-A: bài học cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 3 (90) Các vấn đề Quốc tế

9/2012 151 1 152 9/2012

CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA MA-LAI-XI-A:

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch - Ths. Nguyễn Thị Thìn*

Tóm tắt

Chính sách kinh tế mới (NEP) của Ma-lai-xi-a có xuất phát điểm

và mục đích rất tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện NEP đã đưa đến những hệ

lụy sâu sắc về mặt sắc tộc và xã hội, tác động mạnh mẽ đến tình hình

chính trị nội bộ của Ma-lai-xi-a. Chính vì thế, nghiên cứu chính sách này

và tác động của nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình chính trị, xã

hội Ma-lai-xi-a đương đại và triển vọng phát triển của Ma-lai-xi-a trong

tương lai. Đồng thời, cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý

giá cho việc xử lý các vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong quá trình phát

triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Chính sách Kinh tế mới (NEP) của Ma-lai-xi-a

Ma-lai-xi-a là một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ,

gồm 52% người Mã Lai và các bộ tộc bản xứ khác (được gọi chung là

người Bumiputras), 30% người Trung Quốc, 8% người Ấn Độ. Người

Mã Lai là cộng đồng lớn nhất, đóng vai trò thống trị trong hệ thống chính

trị của Ma-lai-xi-a. Mặc dù xác định như vậy, nhưng trong khi phần lớn

cộng đồng người Hoa giàu có lên, thì người Bumiputras và người Ấn vẫn

* Học viện Ngoại giao.

rơi vào cảnh đói nghèo. Sự thiếu cân bằng về kinh tế đã trở thành ngòi nổ

cho cuộc bạo động ngày 13/5/1969. Sau cuộc bạo động này, chính phủ

Ma-lai-xi-a đã đưa ra NEP.

Mục tiêu chính của NEP là xóa đói giảm nghèo, cơ cấu lại nền kinh

tế, trong đó có việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tài sản giữa ba nhóm người

Bumiputras, Hoa - Ấn, và ngoại quốc từ 2,4%, 33% và 63% tương ứng

thành 30%, 40% và xuống 30%,

1

nhằm nâng cao vị thế của người

Bumiputras so với các cộng đồng khác, và giảm mạnh số tài sản mà

người nước ngoài nắm giữ. NEP cũng đặt ra yêu cầu tái cơ cấu nghề

nghiệp, để số tài sản thuộc về người gốc Mã Lai sẽ tương đương với tỷ lệ

của sắc tộc này (gần 55%) trong tổng dân số Ma-lai-xi-a. Năm 1970,

phần lớn người dân gốc Mã Lai làm việc trong các khu vực sơ chế có thu

nhập thấp. Chỉ có 30% trong số họ làm việc trong các ngành chế tạo,

13% làm các ngành nghề có công nghệ cao, đòi hỏi trình độ, tay nghề

cao, nên thu nhập của họ cũng cao.

2 Để thực hiện được mục tiêu trên,

chính phủ đã đưa ra các quy định như bất kỳ công ty nào khi chào bán cổ

phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), cần phải dành ít nhất 30% cổ phần

cho người Bumiputras. Nhờ đó, sở hữu của người Bumiputras đã được

cải thiện một cách nhanh chóng.

Mục tiêu thứ hai của NEP là nhằm giảm bớt khoảng cách kinh tế

giữa các dân tộc, đẩy nhanh quá trình xây dựng lại xã hội Ma-lai-xi-a. Để

đạt được điều đó, phải ưu đãi cụ thể cho người Bumiputras. Đồng thời,

chính phủ cũng nỗ lực đào tạo các doanh nhân, nhân tài người

Bumiputras. Chính phủ đã áp dụng một số biện pháp như thành lập cơ

1 Means, Gordon P., Malaysian Politics: The Second Generation, Oxford University

Press, 1991, pp. 8, 14, 15, 23-27.

2

Ralph Arthur Simpson, “Government Intervention in the Malaysian Economy: 1970-

1990: Lessons for South Africa”, 2005, p. 30.

, 9/2012: 151-161.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!