Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách giao thương cởi mở của chúa Nguyễn ở Đàng trong (thế kỷ XVI- XVIII)
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
146.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1937

Chính sách giao thương cởi mở của chúa Nguyễn ở Đàng trong (thế kỷ XVI- XVIII)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 143 - 148

143

CHÍNH SÁCH GIAO THƯƠNG CỞI MỞ CỦA CHÚA NGUYỄN

Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỶ XVI- XVIII)

Dương Thị Huyền

*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Lịch sử Việt Nam (thế kỷ XVI - XVIII) đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực: kinh

tế, chính trị, văn hóa. Sau gần nửa thế kỷ giao tranh giữa các thế lực Trịnh- Nguyễn (1627- 1672),

một cuộc phân cát Đàng Ngoài (Tonkin)- Đàng Trong (Cochinchina) được xác lập, đã mở ra một

trang sử mới trong lịch sử dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền chúa Nguyễn đã đặt sự

tồn vong của chính thể trên nền tảng kinh tế ngoại thương chứ không dựa trên bệ đỡ kinh tế nông

nghiệp truyền thống. Các chúa Nguyễn với cái nhìn cởi mở về biển, đã thực thi những chính sách

khuyến thương mạnh mẽ, tích cực mở rộng quan hệ bang giao với nhiều quốc gia trong khu vực và

thế giới. Do đó, Đàng Trong nhanh chóng trở thành một vương quốc cường thịnh, một trung tâm

thương mại ở Đông Nam Á.

Từ khóa: Đàng Trong, Đàng Ngoài, kinh tế ngoại thương, đô thị, thương cảng.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

*

Từ nửa sau thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản trên

thế giới phát triển mạnh mẽ, dẫn đến yêu cầu

ngày càng lớn về thị trường. Các nước tư bản

phương Tây đổ xô đi tìm kiếm những thị

trường ở các châu lục khác. Trong cuộc cạnh

tranh tìm thị trường ấy thì Thái Bình Dương

là mục tiêu hoạt động quan trọng của họ.

Đàng Trong là một vùng đất mới giàu tài

nguyên nên ngay lập tức trở thành điểm đến

lý tưởng của các thương nhân phương Tây.

Những thương nhân đầu tiên đến Đàng Trong

thời kì này là người Bồ Đào Nha, Hà Lan,

Anh, Pháp…

Về phía Trung Quốc, một mặt, sự phát triển

kinh tế trong thời nhà Minh đã kích thích trào

lưu mậu dịch đối ngoại, mặt khác phong trào di

dân sang các nước Nam dương đã tạo thêm

nhiều căn cứ ở hải ngoại cho cuộc thông

thương. Do đó, từ thế kỷ XVII, sự thông thương

của Trung Quốc với Đàng Trong ngày càng

được tăng cường. Về phía Nhật Bản, đầu thế kỷ

XVII Mạc phủ Tokugawa ban hành chính sách

“mở cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu buôn

Nhật Bản đi buôn bán ở nước ngoài. Thuyền

buôn Trung Quốc, Nhật Bản hoạt động ráo riết

trên các cảng biển Đàng Trong như: Hội An

(Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định), Bến

* ĐT: 0975702362; Email: [email protected]

Nghé (Gia Định)… góp phần tạo nên không khí

buôn bán nhộn nhịp trong khu vực Đông Nam

Á cũng như ở Đàng Trong.

Trong bối cảnh Đại Việt thế kỉ XVII, cuộc

chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến

Trịnh - Nguyễn cũng được xem như một

trong những nhân tố kích thích sự nỗ lực của

chính quyền hai bên tìm mọi cách để phát

triển hơn nữa quan hệ giao thương với các

nước bên ngoài nhằm tranh thủ sức mạnh

quân sự, tăng cường tiềm lực kinh tế của

mình. Cả chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa

Nguyễn ở Đàng Trong đều nhận thấy những

mối lợi trong cuộc thông thương về nhiều

mặt; trước hết là thuế thương cảng và mối lợi

độc quyền mua bán có thể giúp cho họ bồi

đắp nền tài chính cần thiết để xây dựng binh

lực; thứ đến các nhu cầu cung cấp nhiều vật

liệu quân dụng và vũ khí phải nhờ các tàu

ngoại quốc bán cho; cuối cùng là mong muốn

lợi dụng sự viện trợ của người phương Tây về

quân sự để giành ưu thế đối với địch thủ.

Xuất phát từ yêu cầu của cuộc chiến tranh mà

các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cần phải mở

rộng quan hệ buôn bán nhằm xây dựng một

nền kinh tế hàng hóa vững mạnh để đối trọng

với sức mạnh kinh tế Đàng Ngoài của các

chúa Trịnh. Bên cạnh đó, nhận thấy những

hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với cư dân

nông nghiệp vùng khô, Nguyễn Hoàng và sau

đó là Nguyễn Phúc Nguyên đã xác lập một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!