Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách dân tộc của chính quyền việt nam cộng hòa đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tây nguyên (1954 – 1963)
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1147

Chính sách dân tộc của chính quyền việt nam cộng hòa đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tây nguyên (1954 – 1963)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CHÍNH QUYỀN

VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI CÁC ĐỒNG BÀO

THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN (1954 – 1963)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Việt

Chuyên ngành : Sư Phạm Lịch Sử

Lớp : 15SLS

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng, 1/2019

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân

tộc có địa bàn cư trú riêng với những nét khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội riêng biệt. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải có đối sách hợp lý cho từng dân tộc mới

có thể đoàn kết được nhân dân giữ gìn và xây dựng đất nước lâu bền. Vì vậy, không

phải ngẫu nhiên mà từ thời dựng nước đến nay, các bậc quân vương luôn luôn chú trọng

đề ra các chính sách thích hợp đối với các tộc người trên đất nước Việt Nam nhằm làm

cho dân giàu nước mạnh, trên dưới đồng lòng. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn

nhấn mạnh sức mạnh đoàn kết toàn dân: “Đoàn kết là sức mạnh”, “Đoàn kết, đoàn kết,

đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”; đồng thời Người cũng đánh giá

cao truyền thống cách mạng của đồng bào miền núi, Người nói: “Đồng bào miền núi có

truyền thống cần cù và dũng cảm. Trong thời kì cách mạng và kháng chiến đồng bào

miền núi đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt”. Thực tiễn lịch sử đấu tranh chống

ngoại xâm của dân tộc cũng đã minh chứng cho điều đó, từ thời phong kiến đến hai

cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng

bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu

tranh cách mạng chung của dân tộc làm nên Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi vẻ

vang, chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu, đại thắng mùa

xuân 1975,… Như vậy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chính sách

dân tộc luôn là chính sách lớn và quan trọng của mọi thời đại.

Trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, Tây Nguyên là địa bàn sinh sống của phần

lớn đồng bào các dân tộc ít người. Thành phần dân cư ở Tây Nguyên rất phức tạp gồm

nhiều tộc người cùng chung sống, trong đó tộc người Jarai, Hré, Bana chiếm đại đa

số,…Địa hình cao nguyên đã phức tạp, hiểm trở, người dân lại có lối sống du canh du

cư nên gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dân của nhà nước. Bên cạnh đó, Tây

Nguyên lại được thiên nhiên ưu ái ban cho nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,

đặc biệt là tài nguyên rừng – được mệnh danh là “kho vàng xanh” của cả nước. Đồng

thời, Tây Nguyên còn nắm giữ vai trò địa chính trị - quân sự quan trọng, nằm ở vị trí

“bản lề” của bán đảo Đông Dương, Tây Nguyên có tác động to lớn cả về kinh tế - chính

trị, an ninh – quốc phòng. Do đó vấn đề quản lý vùng Tây Nguyên thông qua việc đưa

ra chính sách Dân tộc hợp lý từ các triều đại phong kiến Việt Nam đến thời Pháp thuộc

và dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn là vấn đề nan giải được giới chính khách

quan tâm.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, kinh tế của vùng

đất Tây Nguyên, ngay từ cuộc kháng chiến chống Pháp cả phe Cách mạng và phe Thực

dân Pháp đều luôn muốn khống chế và chiếm cứ vùng đất này. Cũng hiểu rõ điều đó,

sau khi lên nắm chính quyền, không chỉ Tổng thống Ngô Đình Diệm mà các đời tổng

thống kế nhiệm đã thực hiện hàng loạt các chính sách Dân tộc nhằm kiểm soát chặt chẽ

Tây Nguyên. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện những chính

sách đó ra sao? Hệ quả của những chính sách đó là gì thì đến này vẫn chưa có một công

trình chuyên khảo nào đề cập đến.

Trong thực tế, ở Tây Nguyên, sau sự kiện Fulro đã gióng lên hồi chuông cảnh báo

về chính sách dân tộc ở vùng đất này. Dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn

đến các chính sách đối với cộng đồng đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Nhưng với

sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi một lần nữa, Đảng và Nhà nước

cần quan tâm nghiên cứu để thay đổi chính sách dân tộc cho phù hợp. Hiện nay trên thế

giới, vấn đề xung đột sắc tộc đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, là nguyên nhân của

nhiều cuộc nội chiến đẫm máu. Nước ta trong giai đoạn hiện nay đã và đang xúc tiến

hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để đề ra chính sách dân

tộc mới sáng tạo và đúng đắn, chúng ta cần nhìn lại chính sách dân tộc mà đế quốc Mỹ

- một cường quốc hàng đầu, đã từng áp dụng ở Tây Nguyên. Từ việc phân tích những

mặt làm được và hạn chế của nó, cũng như tác động của nó đến đời sống con người Tây

Nguyên, chúng ta có thể phát huy mặt tốt và tránh được những sai lầm không đáng có.

Thông qua nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn phần nào các chính sách

Dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhất, phân tích những mặt đã

đạt được cũng như hạn chế của các chính sách trên. Từ đó, công trình góp phần bổ sung,

hoàn thiện chính sách Dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, đề tài cũng là một trong những lĩnh vực chưa được nghiên cứu rộng rãi

ở Việt Nam, với việc lựa chọn đề tài này tác giả mong muốn trên cơ sở tập hợp tư liệu

có liên quan, đóng góp thêm một góc nhìn mới về chính sách Dân tộc của chính quyền

Việt Nam Cộng Hòa, giúp bổ sung thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai

quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời, trong những năm gần đây, chúng ta đã có sự nhìn

nhận lại về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và công nhận nó như một thực thể chính

trị đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam; nghiên cứu về chính quyền Việt Nam Cộng

Hòa và những vấn đề xoay quanh nó đang là một hướng nghiên cứu rất mới.

Chính vì những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài Chính sách Dân tộc của

chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (1954

– 1963) để làm nghiên cứu mặc dù nguồn tài liệu còn rất hạn hẹp.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Các công trình nghiên cứu sớm nhất về vấn đề này chủ yếu là của các tác giả ở

miền Nam - giới trí thức, công nhân viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền Sài

Gòn. Tác phẩm của tác giả Paul Nưr (1966), Sơ lược về chính sách Thượng vụ trong

lịch sử, Sài Gòn, đã trình bày khái quát về các chính sách của chính quyền Việt Nam

Cộng Hòa từ năm 1954 đến năm 1966 đối với dân tộc thiểu số vùng miền núi Nam Việt

Nam. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá những mặt tích cực, cũng như hạn chế trong

chính sách Dân tộc của chính quyền đương thời, đưa ra những kiến nghị. Tuy nhiên, tác

giả mới dừng lại ở những chủ trương, biện pháp mà chính quyền Việt Nam Cộng Hòa

cần đề ra, còn việc thực hiện và hiệu quả của các chính sách đó đến đâu đối với sự

chuyển biến kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên lại chưa được tác

giả đề cập.

Công trình của Toan Ánh, Cửu Long Giang (1974), Cao Nguyên Miền Thượng,

NXB Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, đã cho chúng ta một bức tranh khá toàn diện về Tây

Nguyên từ nguồn gốc tộc người, thành phần dân cư, đặc điểm địa lý, đời sống kinh tế,

xã hội cho đến các phong tục tập quán của các tộc người nơi đây. Đây là công trình

nghiên cứu công phu về vùng đất và đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Công

trình này giúp tác giả hiểu thêm về đời sống, phong tục, tập quán của các tộc người Tây

Nguyên. Từ đó, tác giả nhận thức rõ ràng hơn tác động của chính sách Dân tộc do chính

quyền Ngô Đình Diệm đề ra đối với các tộc người bản địa Tây Nguyên.

Nguyễn Tuấn Triết (2007), Tây Nguyên, Những chặng đường lịch sử - văn hóa,

viện Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nội dung cuốn sách đề cập đến lịch sử và văn hóa

vùng đất Tây Nguyên qua các chặng đường lịch sử từ trước công nguyên tới sau năm

1975. Trong đó tác giả dành riêng một chương để nói tổng quan về địa lý và dân cư

vùng Tây Nguyên.

Tác giả Nguyễn Duy Thụy (1/2010), “Mấy nét về chính sách kinh tế, xã hội của

Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Đắk Lắk trước ngày giải phóng ”, Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử. Tác giả tập trung nghiên cứu về chính sách của chính quyền Sài gòn đối với

tỉnh Đăk Lăk (Buôn Mê Thuột) – là tỉnh trọng điểm kinh tế của Tây Nguyên. Trong đó,

Nguyễn Duy Thụy trong việc phân tích chính sách về kinh tế, đặc biệt lưu tâm đến:

Chính sách “Dinh điền”, “Đồn điền”, “Chương trình kiến điền Thượng”... Đối với chính

sách về xã hội, Nguyễn Duy Thụy khẳng định, Chính quyền Mỹ - Diệm không những

đàn áp dã man những người cộng sản, đánh phá phong trào đấu tranh của quần chúng,

ra sức thủ tiêu quyền tự do dân chủ, chia rẽ tôn giáo mà còn tiến hành nhiều biện pháp

mua chuộc tầng lớp trên, trí thức, binh lính, thành lập tổ chức chính trị phản động mang

màu sắc dân tộc gọi là “tự trị Mỹ”, “lực lượng đặc biệt người Thượng ”, “FULRO”

(Front unifié de Lutte du Racé Oppimées - Mặt trận Thống nhất đấu tranh của các sắc

tộc bị áp bức).

Tác giả Nguyễn Văn Tiệp (2013), “Mấy nhận xét về chính sách Dân tộc đối với

các dân tộc thiểu số Tây Nguyên của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng

thống Ngô Đình Diệm (1954- 1963)”, Tạp chí Science & Technology Development, Vol

16, No.X1- 2013. Trong bài viết này, tác giả đã nêu được bối cảnh lịch sử, trình bày

một cách khái quát các chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Ngô

Đình Diệm đối với đồng bào các dân tộc thiếu số ở Tây Nguyên, cũng như đã có đánh

giá về các chính sách đó. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết, tác giả chưa thể cung

cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về vùng đất và con người Tây Nguyên. Trong

phần trình bày các chính sách, tác giả cũng chỉ nêu tên các chính sách và có một số nhận

xét, chứ chưa đi sâu phân tích, cũng như chưa đưa ra được các sự kiện lịch sử địa phương

để minh chứng cho các đánh giá của mình. Tuy nhiên, tác giả chưa đề ra bất kì kiến

nghị cũng như góp ý nào để góp phần hoàn thiện chính sách Dân tộc đương thời.

Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam, Lê Thị Hải Hiền, Đại học Sư phạm TP.

Hồ Chí Minh, năm 2014. Nội dung công trình luận văn thạc sĩ này đề cập đến lịch sử

hình thành của vùng đất Tây Nguyên từ thế kỉ XV – XIX. Công trình đã tập trung làm

rõ nguồn gốc hình thành của Tây Nguyên và khái quát những nét đặc trưng nhất của

vùng đất Thủy Xá, Hỏa xá về phương diện lịch sử, văn hóa trong thời kỳ phong kiến

Đại Việt. Công trình này giúp tác giả có thêm căn cứ để xác minh nguồn gốc của các

tộc người Tây Nguyên, cũng như quá trình ra đời của vùng đất Tây Nguyên trong lịch

sử. Tuy nhiên, hạn chế của công trình này là chỉ tập trung làm rõ phần lịch sử hình thành

chứ chưa đề cập làm sáng tỏ vấn đề kinh tế - văn hóa và đời sống xã hội của nhân dân

vùng đất Thủy Xá, Hỏa xá xưa.

Năm 2017, tác giả cùng nhóm của mình đã thực hiện công trình nghiên cứu khoa

học sinh viên “Vùng đất Tây Nguyên dưới thời Nguyễn 1802 -1858”. Công trình này

đã khái quát được bức tranh khá hoàn chỉnh về diện mạo vùng đất và các tộc người Tây

Nguyên dưới thời Nguyễn. Kế thừa công trình trên, tác giả đưa vào chương I của khóa

luận “Chính sách Dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với các đồng bào

thiểu số ở Tây Nguyên (1954 – 1963)” những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, lịch sử

hình thành, cũng như vài nét về kinh tế - văn hóa – xã hội Tây Nguyên; chính sách Dân

tộc của triều Nguyễn đối với vùng đất Tây Nguyên.

Ngoài ra, còn có một số công trình, bài báo khoa học hay bài nghiên cứu khác

cũng có phần nào đề cập đến vấn đề các chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng

Hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích khái quát các chính sách Dân tộc của chính

quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã thực hiện hòng kiểm soát và khai thác nguồn lợi từ vùng

đất Tây Nguyên. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu để làm rõ về nguyên nhân, bối cảnh

và hệ quả do chính sách Dân tộc của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Gòn đề ra; từ đó rút ra

đánh giá, nhận xét về các chính sách đó.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu khái quát về các tộc người Tây Nguyên, về nguồn gốc và địa vực cư trú, cũng

như vài nét về tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của họ; Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời,

nội dung cụ thể, cũng như tác động của chính sách Dân tộc của chính quyền Việt Nam

Cộng Hòa thời Đệ Nhất đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các chính sách của nền Đệ Nhất Cộng Hòa đối với đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (1954 – 1963).

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: vùng đất Tây Nguyên.

- Về thời gian: từ 1954 – 1963.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic,

đứng trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phương pháp lịch sử:

+ Trình bày những chính sách Dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối

với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo một trình tự thời gian và không gian

cụ thể.

+ Tiếp cận, sử dụng tư liệu từ việc quan sát, nghiên cứu các tài liệu, văn kiện lịch

sử;

- Phương pháp Logic: Đặt các sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau và

tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích chúng… để tìm ra được ý nghĩa, bản chất của sự

kiện lịch sử.

- Sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như văn hóa

học, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, địa lý học…

để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về lịch sử và văn hóa của tộc người Tây Nguyên thời Nguyễn.

6. Đóng góp của công trình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!