Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiết tách và phân lập hợp chất Polyphenol ( Annonaceous acetogenin) có trong vỏ mãng cầu ta ( Annona squamosa L.) :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
PREMIUM
Số trang
66
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1404

Chiết tách và phân lập hợp chất Polyphenol ( Annonaceous acetogenin) có trong vỏ mãng cầu ta ( Annona squamosa L.) :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:

CHIẾT TÁCH VÀ PHÂN LẬP HỢP CHẤT POLYPHENOL

(ANNONACEOUS ACETOGENIN) CÓ TRONG VỎ QUẢ MÃNG CẦU TA

(ANNONA SQUAMOSA L.)

Mã số đề tài: 194.TP05

Chủ nhiệm đề tài: LÊ HOÀNG HUY

Đơn vị thực hiện: VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019

1

LỜI CÁM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của các thành viên trong

nhóm, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhà trường và quý

thầy cô. Đề tài cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ

các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả trong

nước cũng như nước ngoài.

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Công nghiệp Thành

phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cơ sở vật chất cho chúng tôi trong suốt quá trình

thực hiện đề tài. Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Viện Công nghệ

Sinh học - Thực phẩm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức

cũng như kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại

trường.

Đặc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Ngần và

Th.S Nguyễn Thị Trang đã đồng hướng dẫn, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và chia sẻ kinh

nghiệm cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Qua đó, chúng tôi đã học hỏi được

rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như kỹ năng làm việc và tinh thần, thái độ nghiên cứu

nghiêm túc, đạt hiệu quả, đây là những điều cần thiết cho chúng tôi trong chặng đường

học tập và làm việc sau này. Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy

cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về phòng thí nghiệm, các dụng cụ, hóa chất và thiết

bị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.

Mặc dù đã có sự cố gắng, nỗ lực làm việc của cả nhóm, nhưng sẽ không thể tránh

khỏi những thiếu sót khi nghiên cứu lần đầu, chúng tôi kính mong quý thầy cô đóng

góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2019

Nhóm đề tài

2

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Chiết tách và phân lập hợp chất polyphenol (annonaceous acetogenin)

có trong vỏ quả mãng cầu ta (Annona squamosa L.)

1.2. Mã số: 194.TP05

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 Lê Hoàng Huy Trường ĐHCN Nghiên cứu đề tài

2 Huỳnh Minh Nhựt Trường ĐHCN Nghiên cứu đề tài

3 Lý Ngọc Hồng Nhung Trường ĐHCN Nghiên cứu đề tài

4 Nguyễn Thị Trang Trường ĐHCN Cố vấn

5 Nguyễn Thị Ngần Trường ĐHCN Cố vấn

1.4. Đơn vị chủ trì:

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019

1.5.2. Gia hạn (nếu có): Không gia hạn

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Bổ sung quy trình phân

tách hợp chất Annonaceous Acetogenin ở sản phẩm của đề tài

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: Năm triệu đồng.

II. Kết quả nghiên cứu

2.1. Đặt vấn đề

Mãng cầu ta có tên khoa học là Annona squamosa L., là một loại trái cây phổ

biến ở các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Mãng cầu ta có hương vị thơm ngon,

bổ dưỡng thường được dùng để ăn, làm các món sinh tố, yaourt hoặc các sản phẩm chế

biến khác như: rượu vang, nướp ép,… Đa phần vỏ và hạt của quả mãng cầu ta thường

được bỏ đi và một số ít được dùng để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Chính vì thế

mà lượng phế phụ phẩm thải ra từ mãng cầu ta rất lớn gây ô nhiễm môi trường.

Theo Feras Q. Alali, Xiao-Xi Liu, & McLaughlin (1999), các thành phần thuộc

cây mãng cầu ta như thịt quả, hạt, vỏ thân cây, lá và vỏ quả có rất nhiều hợp chất có

hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống vi khuẩn, kháng oxy hóa, … có lợi cho sức

3

khỏe của con người. Theo Pandey & Barve(2011), trong vỏ mãng cầu ta có chứa các

hợp chất phytochemical như alkaloid, tannin, protein, saponin, flavonoid và đặc biệt là

polyphenol. Việc nghiên cứu tìm ra những hợp chất tự nhiên có ích cho cơ thể, có hoạt

tính kháng oxy hóa từ thực vật, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người

cũng như ngành y và dược học ngày càng được xã hội quan tâm.

Nhận thức được đây là loại nguyên liệu rẻ tiền và có giá trị về mặt dược liệu

nhưng nước ta hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mãng cầu ta cũng

như thu nhận các hợp chất polyphenol từ quả này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài

“Chiết tách và phân lập hợp chất polyphenol (Annonaceous Acetogenin) có trong

vỏ quả mãng cầu ta ( Annona Squamosa L.)” để thu nhận các hợp chất polyphenol

trong mãng cầu ta phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Với việc sử dụng vỏ quả mãng

cầu ta, chúng tôi mong muốn rằng có thể góp một phần nào đó trong việc tìm kiếm, bổ

sung thêm nguồn nguyên liệu cho quá trình trích ly các chất có hoạt tính sinh học, khai

thác có hiệu quả các nguồn phụ phế phẩm, góp phần làm giảm ô nhiễm và bảo vệ môi

trường sống.

2.2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát.

Chiết tách và phân lập được hợp chất Annonaceous Acetogenin có trong vỏ quả

mãng cầu ta (Annona Squamosa.L)

b) Mục tiêu cụ thể:

- Chiết xuất cao ethanol từ vỏ mãng cầu ta

- Phân lập và tinh sạch được hợp chất Annonaceous Acetogenin có trong vỏ

mãng cầu ta.

- Xác định được cấu trúc của thành phần được tách chiết

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Lấy và xử lý mẫu

Quả mãng cầu ta được thu hái tại tỉnh Tây Ninh vào tháng 4 - 5. Quả được rửa

sạch và bóc lấy vỏ. Sau đó đem vỏ sấy khô ở nhiệt độ 50-60oCvà nghiền mịn thành

4

bột. Mẫu được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh

ánh nắng trực tiếp.

2.3.2. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các chất phân lập được

2.3.2.1. Chiết xuất

Việc chiết xuất mẫu dựa vào phương pháp chiết ngâm dầm:Ngâm bột vỏ quả sau

khi nghiền vào trong bình chứa thủy tinh, có nắp đậy. Rót dung môi tinh khiết vào

bình cho đến xấp xấp bề mặt của lớp bột. Giữ yên ở nhiệt độ phòng, ngâm trong 7 - 10

ngày, để cho dung môi xuyên thấm vào cấu trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp

chất tự nhiên. Sau đó, dung dịch chiết được lọc qua giấy lọc và thu hồi dung môi bằng

thiết bị cô quay chân không ở nhiệt độ 35-40oC, ta thu được cao tổng của mẫu. Việc

chiết mẫu được lặp lại cho đến khi chiết kiệt mẫu.Để nhận biết kiệt mẫu hay chưa có

thể sử dụng phương pháp sắc ký bản mỏng

2.3.2.2. Phân lập và xác định cấu trúc

Để phân tích và phân tách cũng như phân lập các hợp chất, sẽ sử dụng các

phương pháp sắc ký như:

- Sắc ký bản mỏng (TLC)

- Sắc ký cột thường (CC)

Cơ sở để tiến hành tách chiết: dựa vào phương pháp GC-AS để dò ra phân đoạn

giàu hợp chất Annonaceous Acetogenin, sau đó tiến hành tách chiết và phân lập hợp

chất một cách chuẩn xác và tiết kiệm thời gian.

2.4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

Phương pháp chiết phân đoạn đã được áp dụng để làm giàu các acetogenin

trong ASE-1. Hiệu quả của quy trình chiết phân đoạn đã được đánh giá bằng sử dụng

phổ

1H-NMR.ASE-1, 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), cho thấy tín hiệu tại δH 0.85 và

1,2 đến 1.6, tương ứng với một methyl cuối mạch và các tín hiệu methylene trong

chuỗi dài. Tín hiệu của một vòng α, β- unsaturatedγ-lacton tại δH 6,96/7,17 (1H, H￾33/35), 5.09/5.10 (1H, H-34/36) cũng như một vòng mono-THF với một/ hai tín hiệu

hydroxyl nằm bên sườn tại δH 3.76/3.81 3.37/3.44 cũng đã được phát hiện. Những tín

hiệu phân biệt được là những tín hiệu đặc trưng của các acetogenin, cũng đã được phát

5

hiện trong phổ

1H-NMR của ASE. Những phát hiện này rõ ràng đã chứng minh hiệu

quả của cách thức chiết phân đoạn được phát triển để làm giàu các acetogenin ASE

trong phân đoạn ASE-3.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!