Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiến lược trong môi trường toàn cầu của công ty ABB.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BT NHÓM GVHD: T.S Nguyễn Thanh Liêm
MỤC LỤC
III) Các năng lực cốt lõi tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho công ty..........................................38
1) Khả năng cải tiến: 40
2) Khả năng quản trị thương hiệu: 41
3) Khả năng kiểm soát công nghệ: 41
1. Chiến lược R&D: 47
2. Chiến lược sản xuất: 48
3. Chiến lược bán hàng: 48
a) Điểm mạnh của ABB................................................................................................................67
b) Điểm yếu của ABB....................................................................................................................67
NHÓM: ABB Group Trang:1
BT NHÓM GVHD: T.S Nguyễn Thanh Liêm
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I. Lịch sử hình thành và phát triển:
1. Giới thiệu về công ty:
Tiền thân của tập đoàn đa quốc gia ABB là 2 công ty ASEA và Brown, Boveri & Cie
(BBC)
a. Công ty ASEA:
ASEA là công ty Elektriska Aktiebolaget được thành lập năm 1883 ở Stockholm (Thụy
Điển) chuyên về công nghệ truyền tải dòng điện một chiều, sau đó phát triển sang cả chế
tạo động cơ điện, tàu điện và xe lửa.
Năm 1950, công ty đã đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân
Năm 1968, chế tạo máy tuốc - bin cho các nhà máy điện hạt nhân.
Ngày 15/2/1953, công ty công bố thành tựu chế tạo ra kim cương. Những dấu mốc quan
trọng trong lịch sử tập đoàn chỉ có vậy. Nhưng trên thực tế, tập đoàn này có ảnh hưởng lớn
nhất và quyết định nhất tới lịch sử phát triển của toàn ngành công nghiệp kỹ thuật điện ở
Thụy Điển. ASEA được coi như biểu tượng của Thụy Điển ở nước ngoài.
b. Công ty BBC:
Brown, Boveri & Cie viết tắt là BBC được Charles Eugene Lancelot Brown và Walter
Boveri thành lập ở Baden (Thụy Sỹ) vào năm 1891 chuyên về động cơ điện, tuốc bin điện,
thiết bị điện cho đầu tàu xe lửa.
Brown và Boveri đều là trưởng phòng trong xí nghiệp chế tạo máy Oerlikon (MFO), rủ
nhau ra lập công ty riêng. Không đầy 10 năm sau BBC của hai ông đã phát triển thành một
NHÓM: ABB Group Trang:2
BT NHÓM GVHD: T.S Nguyễn Thanh Liêm
trong những công ty hàng đầu cả Thụy Sỹ và thế giới trên lĩnh vực kỹ thuật điện, đủ để
mua lại chính xí nghiệp MFO.
Giống như ASEA, thế mạnh của BBC là cải tiến và phát minh sáng chế. Năm 1893,
BBC xây dựng nhà máy nhiệt điện cho điện xoay chiều đầu tiên ở châu Âu – mà lại ở Đức
chứ không phải ở Thụy Sỹ - hay chế tạo đầu tàu xe lửa chạy bằng nhiệt điện đầu tiên, tiền
thân của loại đầu tàu chạy bằng động cơ điện thông dụng bây giờ, rồi phải kể đến tuốc bin
chạy bằng khí đốt đầu tiên. Ngay từ đầu thế kỷ 20, BBC đã là tập đoàn lớn nhất trong
ngành công nghiệp chế tạo máy của Thụy Sỹ và ngang ngửa với tập đoàn Siemens lừng
danh của Đức.
c. Tập đoàn ABB:
Công ty trách nhiệm hữu hạn ASEA AB của Vasteras - Thụy Điển và BBC Brown
Boveri của Baden - Thụy Sĩ, công bố kế hoạch hợp nhất với nhau thành công ty trách
nhiệm hữu hạn ABB Asea Brown Boveri vào tháng 8 năm 1987, trụ sở chính đặt tại
Zurich, Thụy sĩ. Mỗi công ty nắm giữ 50% trong cổ phần trong công ty mới.
ABB chính thức đi vào hoạt động vào ngày 05/1/1988 với trụ sở đặt tại
Zurich_Thụy Sĩ.
Tập đoàn ABB (Thụy Sỹ) hiện là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế
giới về các sản phẩm kỹ thuật điện và tự động hóa trong lĩnh vực công nghiệp và
phục vụ công cộng
ABB chú trọng phục vụ các nhóm khách hàng công nghiệp và dân dụng từ công
nghiệp năng lượng, dầu khí, hóa chất, dược phẩm, giấy và bột giấy, điện tử bán
dẫn cho đến sản xuất xe hơi, ngành nước, các tòa nhà… Hiện nay, ABB hoạt
động trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 120 000 nhân viên. Tổng
doanh thu năm 2008 là 34,91 tỷ USD với lợi nhuận đạt 3,118 tỷ USD.
2. Các giai đoạn phát triển :
a. Giai đoạn (1988-1994): thực hiện những cuộc thu mua lớn và mở rộng phạm vi
hoạt động.
NHÓM: ABB Group Trang:3
BT NHÓM GVHD: T.S Nguyễn Thanh Liêm
Năm 1988: khoảng 15 vụ mua lại đã được thực hiện, trong đó có tập đoàn quản
lý môi trường Flakt AB của Thụy Điển, công ty chế tạo đầu máy xe lửa ScandiaRander A/S của Đan Mạch.
Năm 1989: Trong tháng 12, ABB hoàn tất mua lại việc truyền tải điện trên toàn thế giới
và hoạt động điều hành phân phối của công ty Westinghouse Electric của Mỹ. Cũng trong
tháng 12 này, ABB nhất trí mua lại Stamford, công ty hàng đầu trên lĩnh vực hệ thống điện
của Mỹ . Tổng cộng ABB đã mua khoảng 40 công ty trong năm 1989.
Năm 1990: ABB bắt đầu chiến lược mở rộng thị trường ở Trung và Đông Âu đồng thời
cũng chuẩn bị cho việc mở rộng vào thị trường Châu Á. Tỷ lệ thu hồi chậm lại ở Mỹ và
Tây Âu, nơi việc củng cố và chuyển dịch cơ cấu được bắt đầu.
Năm 1991: Tiếp tục đầu tư ở Trung và Đông Âu, tính cho đến cuối năm thì ABB đã sử
dụng khoảng 100.000 nhân công. Việc tái cơ cấu mở rộng khiến công ty có thể đáp ứng
được những nhu cầu của nền kinh tế suy thoái ở Bắc Mỹ và một số vùng ở Châu Âu. Chi
phí giành cho việc nghiên cứu và phát triển tăng 20%.
Năm 1992: Kiểm soát nền kinh thế suy thoái được đẩy mạnh và tổng số nhân công
giảm 14.000 người. Số nhân công tại Trung và Đông Âu tăng lên đến 20,000 người tại 30
công ty. Tại Châu Á, hơn 20 đơn vị sản xuất và dịch vụ đã được thành lập thông qua liên
doanh, mua lại và đầu tư vào các khu đất chưa xây dựng.
Năm 1993: Tập đoàn tiếp tục chiến lược mở rộng ở Châu Âu (bao gồm cả Sô Viết cũ),
Mỹ, và Châu Á Thái Bình Dương. ABB giới thiệu công nghệ tua- bin khí GT24/GT/26 mở
ra cơ hội mới cho những tuabin khí mang lại hiệu quả cao với lượng khí thải thấp trên thị
trường thế giới.
NHÓM: ABB Group Trang:4
BT NHÓM GVHD: T.S Nguyễn Thanh Liêm
Năm 1994: Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, công ty tập trung vào dịch vụ đang phát triển nhanh
và các thị trường bổ sung, trong khi nhu cầu cơ sở hạ tầng mới ngày càng tăng trong các thị
trường mới nổi. Ở Châu Á, ABB có 30.000 nhân công và 100 nhà máy, trung tâm kỹ thuật,
trung tâm dịch vụ và trung tâm tiếp thị.
b. Giai đoạn (1995-2002): tham gia thị trường công nghiệp tự động
Năm 1995: ABB tiếp tục mở rộng ở Châu Á, Trung và Đông Âu thông qua tăng trưởng
nội bộ, thu mua và liên doanh. ABB công bố sự hợp nhất của phân ngành giao thông vận
tải liên doanh cổ phần 50-50 với Daimler-BenzAG của Đức.
Năm 1996: Ngày 01/01/1996 ABB được chọn là công ty tốt nhất Châu Âu trong trong
lĩnh vực điều khiển công nghệ mới. Nhu cầu ở các thị trường mới nổi tiếp tục thúc đẩy
tăng trưởng. Số lao động ở những quốc gia này tăng 10.000 người, trong khi đó sự tinh
giảm biên chế tiếp tục giảm ở Tây Âu và Bắc Mỹ. ABB hoàn thành việc sát nhập hội đồng
công ty mẹ vào Hội đồng quản trị tập đoàn ABB
Năm 1997: ABB tiếp tục giảm số lao động việc làm ở Tây Âu nhưng lại tuyển thêm
công nhân cho những thị trường mới nổi ở Trung và Đông Âu. Số lượng công nhân làm
thuê cũng tăng trong các ngành kinh tế đang phát triển chẳng hạn như khí đốt , dầu mỏ, hóa
dầu và các lĩnh vực liên quan đến tự động hóa.
Năm 1998: ABB đã đạt được một số bước tiến đáng kể trong năm 1998 để tự khẳng
định sự phát triển của mình, Với việc giành được chu trình tự động hóa quá trình sản xuất
Elsag Bailey, ABB trở thành tập đoàn đi đầu trong thị trường công nghiệp tự động hóa
toàn cầu.
Năm 2000: ABB mở một trung tâm công nghệ thông tin và tự động hóa ở Singapore,
một phần trong chiến lược mở rộng vị thế của mình trong một thị trường lớn và phát triển
nhanh về công nghệ tự động hóa công nghiệp.
NHÓM: ABB Group Trang:5
BT NHÓM GVHD: T.S Nguyễn Thanh Liêm
Năm 2002: Tuy ABB là một hãng lớn về tự động hóa và kỹ thuật điện nhưng họ đã tiến
tới bờ vực phá sản vào cuối năm 2002. Nguyên nhân là do ABB có nhiều đơn vị khác nhau
và mỗi đơn vị đều có động cơ và mục tiêu lợi nhuận khác nhau. Chính vì vậy, các quyết
định dự thầu cho những dự án lớn liên quan tới nhiều đơn vị thường bị trì hoãn và dẫn tới
thất bại trong việc cạnh tranh.
Khi nhậm chức, vị CEO mới của ABB là Jurgen Dormann đã phân tích những thất bại
trong việc ra quyết định, và bằng cách củng cố và tập trung vào nguyên nhân lời lỗ,
Dormann nghiên cứu tình trạng chồng chéo giữa các đơn vị. Việc tái tổ chức thành công và
ABB đã phục hồi được khả năng dự thầu nhanh chóng, đồng thời cạnh tranh mạnh mẽ.
c. Giai đoạn (2003-nay): phát triển mạnh mẽ
Năm 2004: ABB đưa ra Hệ thống tự động hóa được mở rộng cung cấp một hệ thống tự
động hóa quá trình đã được lắp đặt tại hàng ngàn nhà máy lớn và vừa trong các lĩnh vực
dầu và khí đốt, hóa chất, bột giấy và giấy, khai thác mỏ và các ngành khoa học đời sống
cung cấp sự cải tiến năng suất liên tục.
Năm 2005: ABB cung cấp điện thông qua một sự liên kết Dòng điện một chiều (DC)
xuất phát từ đất liền đến trạm khai thác khí đốt ở Biển Bắc dài 70 Km, giúp tránh thải khí
hàng năm 230.000 tấn CO2 và 230 tấn NO.
Năm 2007: ABB đạt được doanh thu là 1.390.000.000$ tăng 89% so với một năm trước
đó 735.000.000 $
Năm 2008: NorNed là dây cáp ngầm dưới biển HVDC dài nhất trên thế giới, dài 580
km nối giữa Na Uy và Hà Lan với năng suất 700 MW.
Năm 2010: ABB kết nối nhà máy thủy năng Xiangjiaba ở phía tây nam Trung Quốc
đến Thượng Hải dài khoảng 2000 Km với dòng điện một chiều siêu cao áp (UHVDC) có
công suất ±800 KW và cường độ 7.200 MW.
NHÓM: ABB Group Trang:6
BT NHÓM GVHD: T.S Nguyễn Thanh Liêm
3. Lĩnh vực hoạt động:
ABB hoạt động trên 5 lĩnh vực
Thiết bị điện (thiết bị điện cao thế và trung thế, máy biến thế …)
Hệ thống điện (hệ thống phân phối và truyền tải điện, quản lý lưới điện, trạm điện và tự
động hóa nhà máy điện).
Thiết bị tự động hóa (sản phẩm hạ thế, PLC, thiết bị điều khiển, động cơ và truyền
động, thiết bị đo lường phân tích).
Quy trình tự động hóa (giải pháp tích hợp trong các ngành công nghiệp).
Rôbốt công nghiệp (rôbốt, các môđun làm việc, phần mềm và giải pháp).
BẢNG DOANH THU VỀ TỪNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ABBGROUP
2009
NHÓM: ABB Group Trang:7
31 tháng 12,2009
(Triệu USD)
% THAY ĐỔI
2009 % 2008 2007 2009/2008 2008/2007
Thiết bị điện 8.226 30,24 7.977 6.932 3% 15%
Hệ thống điện 9.675 35.57 7.704 8.209 26% -6%
Thiết bị tự động hóa 3557 13,076 3.863 3.490 -8% 11%
Quy trình tự động
hóa
5.412 19,896 6.111 5.951 -11% 3%
Rôbốt công nghiệp 331 1,216 545 529 -39% 3%
Các lĩnh vực 27.201 100 26.200 25.111 4% 4%
Phát sinh (2.430) (2.396) (2.396) (2.396) (2.396)
TỔNG 24.771 23.837 22.715 4% 5%